Xiaomi 13 Pro được công bố với giá 30 triệu đồng, nhưng khi đến cửa hàng, Minh Quân (Đà Nẵng) bất ngờ khi biết giá thực tế thấp hơn gần 7 triệu.
Ngoài trừ trực tiếp 4-5 triệu đồng, mỗi cửa hàng có thêm chính sách riêng như thu cũ đổi mới, phương thức thanh toán để giảm thêm 1-2 triệu đồng. "Nhiều kiểu khuyến mại giảm giá khác nhau khiến tôi băn khoăn vì lỡ còn nơi khác bán rẻ hơn chỗ đang tham khảo", anh Quân nói.
Thông báo giảm giá trực tiếp của dòng Xiaomi 13 trong lễ ra mắt. Ảnh: Nguyễn Tân
Không chỉ Xiaomi, một số hãng điện thoại Android khác cũng đang đưa ra mức giá niêm yết khá cao, nhưng sau đó lại áp dụng giá "thực mua" hay giá "trừ quà" thấp hơn nhiều.
Ví dụ, Samsung công bố giá của Galaxy S23 Ultra là 32 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi áp dụng các khuyến mại, nhiều người chỉ cần chi khoảng 24 triệu đồng để sở hữu sản phẩm. Năm ngoái, Oppo Find X5 Pro cũng có giá 33 triệu đồng nhưng số tiền người mua phải trả có thể chưa tới 25 triệu đồng.
"Mua điện thoại rẻ hơn giá niêm yết là điều bình thường, tuy nhiên mức giảm tới hơn 20% chỉ áp dụng cho một số mẫu smartphone cao cấp chạy Android", ông Trường Xuân, quản lý một cửa hàng điện thoại trên phố Phạm Tuấn Tài, Hà Nội, cho biết.
Tuy nhiên, ông cho rằng quá nhiều chính sách bán hàng ở các đại lý khác nhau cho một sản phẩm khiến người mua dễ rơi vào "ma trận" giảm giá, bối rối khi tìm phương án tốt nhất. Một số thương hiệu trộn lẫn việc tặng quà và quy đổi tiền mặt, dẫn tới thông tin không đồng nhất và có người phải mua đắt hơn cả triệu đồng.
Theo ông Nguyễn Lạc Huy, đại diện hệ thống CellPhoneS, lý do một số nhà sản xuất đưa ra mức giá niêm yết cao là để khẳng định giá trị thương hiệu, xếp sản phẩm vào phân khúc cao cấp. Ngoài ra, thông tin về quà tặng, khuyến mãi lớn trong giai đoạn đầu cũng giúp thu hút người dùng.
Tuy nhiên, chuyên gia công nghệ Minh Tiến cho rằng việc bán điện thoại dưới mức giá niêm yết cho thấy các nhà sản xuất điện thoại bị áp lực từ cả hai hướng: tạo dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng. "Việc nâng sản phẩm lên phân khúc 30 triệu đồng không khó hiểu, vì đây dần trở thành mức giá phổ biến của smartphone cao cấp. Tuy nhiên, khuyến mại nhiều cho thấy các hãng 'đói' doanh số trong bối cảnh thị trường lao dốc", ông Tiến nhận định.
Ông lấy ví dụ, các năm trước, chỉ những người đặt mua điện thoại cao cấp sớm mới được tặng quà đi kèm và số lượng giới hạn. Một số đại lý hỗ trợ "trừ quà" vào giá bán, nhưng không công khai hoặc chỉ áp dụng với khách hàng thân thiết. Tuy nhiên, cả Xiaomi và Samsung năm nay đều quảng bá rộng rãi cho tùy chọn không nhận quà và trừ tiền mặt khi mua máy.
"Việc công bố giá cao, nhưng lại áp dụng nhiều hình thức khuyến mãi, trừ tiền... khác nhau khiến người mua sẽ mất thêm thời gian tìm hiểu cách thức mua hàng, so sánh thông tin ở nhiều bên để tối ưu chi phí", ông Tiến nói.
Theo báo cáo mới của một hãng nghiên cứu thị trường, người dùng Việt đang giảm mạnh chi tiêu cho điện thoại thông minh. Doanh số hai tháng đầu năm chỉ đạt 2,5 triệu chiếc, giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài trừ trực tiếp 4-5 triệu đồng, mỗi cửa hàng có thêm chính sách riêng như thu cũ đổi mới, phương thức thanh toán để giảm thêm 1-2 triệu đồng. "Nhiều kiểu khuyến mại giảm giá khác nhau khiến tôi băn khoăn vì lỡ còn nơi khác bán rẻ hơn chỗ đang tham khảo", anh Quân nói.
Thông báo giảm giá trực tiếp của dòng Xiaomi 13 trong lễ ra mắt. Ảnh: Nguyễn Tân
Không chỉ Xiaomi, một số hãng điện thoại Android khác cũng đang đưa ra mức giá niêm yết khá cao, nhưng sau đó lại áp dụng giá "thực mua" hay giá "trừ quà" thấp hơn nhiều.
Ví dụ, Samsung công bố giá của Galaxy S23 Ultra là 32 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi áp dụng các khuyến mại, nhiều người chỉ cần chi khoảng 24 triệu đồng để sở hữu sản phẩm. Năm ngoái, Oppo Find X5 Pro cũng có giá 33 triệu đồng nhưng số tiền người mua phải trả có thể chưa tới 25 triệu đồng.
"Mua điện thoại rẻ hơn giá niêm yết là điều bình thường, tuy nhiên mức giảm tới hơn 20% chỉ áp dụng cho một số mẫu smartphone cao cấp chạy Android", ông Trường Xuân, quản lý một cửa hàng điện thoại trên phố Phạm Tuấn Tài, Hà Nội, cho biết.
Tuy nhiên, ông cho rằng quá nhiều chính sách bán hàng ở các đại lý khác nhau cho một sản phẩm khiến người mua dễ rơi vào "ma trận" giảm giá, bối rối khi tìm phương án tốt nhất. Một số thương hiệu trộn lẫn việc tặng quà và quy đổi tiền mặt, dẫn tới thông tin không đồng nhất và có người phải mua đắt hơn cả triệu đồng.
Theo ông Nguyễn Lạc Huy, đại diện hệ thống CellPhoneS, lý do một số nhà sản xuất đưa ra mức giá niêm yết cao là để khẳng định giá trị thương hiệu, xếp sản phẩm vào phân khúc cao cấp. Ngoài ra, thông tin về quà tặng, khuyến mãi lớn trong giai đoạn đầu cũng giúp thu hút người dùng.
Tuy nhiên, chuyên gia công nghệ Minh Tiến cho rằng việc bán điện thoại dưới mức giá niêm yết cho thấy các nhà sản xuất điện thoại bị áp lực từ cả hai hướng: tạo dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng. "Việc nâng sản phẩm lên phân khúc 30 triệu đồng không khó hiểu, vì đây dần trở thành mức giá phổ biến của smartphone cao cấp. Tuy nhiên, khuyến mại nhiều cho thấy các hãng 'đói' doanh số trong bối cảnh thị trường lao dốc", ông Tiến nhận định.
Ông lấy ví dụ, các năm trước, chỉ những người đặt mua điện thoại cao cấp sớm mới được tặng quà đi kèm và số lượng giới hạn. Một số đại lý hỗ trợ "trừ quà" vào giá bán, nhưng không công khai hoặc chỉ áp dụng với khách hàng thân thiết. Tuy nhiên, cả Xiaomi và Samsung năm nay đều quảng bá rộng rãi cho tùy chọn không nhận quà và trừ tiền mặt khi mua máy.
"Việc công bố giá cao, nhưng lại áp dụng nhiều hình thức khuyến mãi, trừ tiền... khác nhau khiến người mua sẽ mất thêm thời gian tìm hiểu cách thức mua hàng, so sánh thông tin ở nhiều bên để tối ưu chi phí", ông Tiến nói.
Theo báo cáo mới của một hãng nghiên cứu thị trường, người dùng Việt đang giảm mạnh chi tiêu cho điện thoại thông minh. Doanh số hai tháng đầu năm chỉ đạt 2,5 triệu chiếc, giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái.