Minh Thư
Well-known member
Nguy cơ vỡ nợ của Mỹ đang tăng lên. Điều này đáng lẽ sẽ giúp vàng - một tài sản trú ẩn an toàn - được hưởng lợi trực tiếp. Nhưng giá vàng vẫn lao dốc mạnh.
Trong vòng 24 giờ qua, theo dữ liệu của Trading Economics, giá vàng thế giới đã phục hồi lên vùng hơn 1.980 USD/ounce, rồi nhanh chóng rơi xuống mốc 1.962 USD/ounce. Kim loại quý vẫn bị bán tháo dù nguy cơ vỡ nợ của Mỹ đang tăng lên.
Nguyên nhân là thị trường vàng vẫn chịu sức ép lớn từ sức mạnh của đồng bạc xanh. USD Index - chỉ số đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh với các đồng tiền lớn khác - đã tăng vọt lên hơn 104 điểm, đánh dấu mức cao nhất trong hơn 2 tháng.
Thấy gì từ biên bản cuộc họp của Fed
Sức mạnh đồng USD được hỗ trợ sau khi biên bản cuộc họp chính sách tháng 5 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được công bố. Theo đó, ngân hàng trung ương hoàn toàn có khả năng tiếp tục "diều hâu" dù đã tăng lãi suất điều hành 10 lần liên tiếp trong hơn một năm qua.
Tại cuộc họp, một số quan chức Fed đánh giá tiến độ hạ nhiệt lạm phát là "chậm chạp đến mức khó chấp nhận". Họ muốn tăng lãi suất điều hành hơn nữa.
Mặt khác, một số thành viên FOMC (cơ quan hoạch định chính sách của Fed) chỉ ra tăng trưởng kinh tế đã chậm lại. Do đó, việc tiếp tục thắt chặt chính sách sau cuộc họp tháng 5 là không cần thiết.
Tuy nhiên, biên bản lưu ý rằng các thành viên đều đồng tình rằng lạm phát vẫn cao hơn đáng kể so với mục tiêu của ngân hàng trung ương.
Theo biên bản, các thành viên đều theo dõi sát sao những dữ liệu tiếp theo và tác động của chúng đối với triển vọng kinh tế.
Cùng với đó là những bình luận "diều hâu" của các quan chức Fed. Trong một bài phát biểu hôm 24/5, Thống đốc Christopher Waller cho biết các dữ liệu mới nhất vẫn chưa nói lên điều gì về quyết định của ngân hàng trung ương trong tháng 6.
Nhưng vị quan chức này nghiêng về khả năng cần tăng lãi suất hơn nữa để hạ nhiệt lạm phát vẫn đang ở mức cao.
"Theo tôi, những dữ liệu trong vài tháng tới sẽ không cho thấy rằng chúng ta đã đạt đến đỉnh lãi suất", ông Waller nhận định.
"Tôi không ủng hộ việc dừng tăng lãi suất, trừ khi có bằng chứng rõ ràng cho thấy lạm phát đang trên đà giảm xuống 2%. Nhưng việc chúng ta nên tăng, hay tạm dừng trong cuộc họp tháng 6 sẽ phụ thuộc vào những dữ liệu được công bố trong 3 tuần tới", ông cho biết.
Vai trò trú ẩn của vàng
Sau cuộc họp tháng 5, gần như 100% nhà đầu tư tin rằng Fed sẽ dừng tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 6. Nhưng niềm tin này đã lung lay đáng kể.
Theo dữ liệu của CME FedWatch Tool, các thị trường đang định giá khả năng Fed giữ nguyên lãi suất chỉ 65,8%, còn khả năng tiếp tục tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm là 34,2%.
Các đợt tăng lãi suất của Fed sẽ thúc đẩy đồng bạc xanh. Trong khi đó, USD thường biến động ngược chiều giá vàng. Sức mạnh của USD tăng lên khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn với những người mua nước ngoài.
Giá vàng giảm mạnh dù mới đây, Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy cho biết các cuộc đàm phán với Nhà Trắng về trần nợ công vẫn bế tắc do những bất đồng về chi tiêu.
Hai bên chưa thể tiến đến gần một thỏa thuận dù chỉ còn 8 ngày nữa, chính phủ Mỹ sẽ đối mặt với một vụ vỡ nợ chưa từng có. Đảng Cộng hòa ủng hộ việc cắt giảm chi tiêu để tăng trần nợ. Nhưng phía Nhà Trắng chỉ muốn tăng trần nợ và khẳng định 2 vấn đề này không liên quan đến nhau.
Điều này đang khiến Mỹ tiến gần hơn đến bờ vực vỡ nợ, đẩy nền kinh tế vào hỗn loạn. Trong khi đó, theo cuộc khảo sát mới nhất của Bloomberg, vàng - với vai trò tài sản trú ẩn an toàn - vẫn là lựa chọn hàng đầu của đa số nhà đầu tư nếu Mỹ thực sự vỡ nợ.
Trong vòng 24 giờ qua, theo dữ liệu của Trading Economics, giá vàng thế giới đã phục hồi lên vùng hơn 1.980 USD/ounce, rồi nhanh chóng rơi xuống mốc 1.962 USD/ounce. Kim loại quý vẫn bị bán tháo dù nguy cơ vỡ nợ của Mỹ đang tăng lên.
Nguyên nhân là thị trường vàng vẫn chịu sức ép lớn từ sức mạnh của đồng bạc xanh. USD Index - chỉ số đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh với các đồng tiền lớn khác - đã tăng vọt lên hơn 104 điểm, đánh dấu mức cao nhất trong hơn 2 tháng.
Thấy gì từ biên bản cuộc họp của Fed
Sức mạnh đồng USD được hỗ trợ sau khi biên bản cuộc họp chính sách tháng 5 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được công bố. Theo đó, ngân hàng trung ương hoàn toàn có khả năng tiếp tục "diều hâu" dù đã tăng lãi suất điều hành 10 lần liên tiếp trong hơn một năm qua.
Tại cuộc họp, một số quan chức Fed đánh giá tiến độ hạ nhiệt lạm phát là "chậm chạp đến mức khó chấp nhận". Họ muốn tăng lãi suất điều hành hơn nữa.
Mặt khác, một số thành viên FOMC (cơ quan hoạch định chính sách của Fed) chỉ ra tăng trưởng kinh tế đã chậm lại. Do đó, việc tiếp tục thắt chặt chính sách sau cuộc họp tháng 5 là không cần thiết.
Tuy nhiên, biên bản lưu ý rằng các thành viên đều đồng tình rằng lạm phát vẫn cao hơn đáng kể so với mục tiêu của ngân hàng trung ương.
Theo biên bản, các thành viên đều theo dõi sát sao những dữ liệu tiếp theo và tác động của chúng đối với triển vọng kinh tế.
Cùng với đó là những bình luận "diều hâu" của các quan chức Fed. Trong một bài phát biểu hôm 24/5, Thống đốc Christopher Waller cho biết các dữ liệu mới nhất vẫn chưa nói lên điều gì về quyết định của ngân hàng trung ương trong tháng 6.
Nhưng vị quan chức này nghiêng về khả năng cần tăng lãi suất hơn nữa để hạ nhiệt lạm phát vẫn đang ở mức cao.
"Theo tôi, những dữ liệu trong vài tháng tới sẽ không cho thấy rằng chúng ta đã đạt đến đỉnh lãi suất", ông Waller nhận định.
"Tôi không ủng hộ việc dừng tăng lãi suất, trừ khi có bằng chứng rõ ràng cho thấy lạm phát đang trên đà giảm xuống 2%. Nhưng việc chúng ta nên tăng, hay tạm dừng trong cuộc họp tháng 6 sẽ phụ thuộc vào những dữ liệu được công bố trong 3 tuần tới", ông cho biết.
Vai trò trú ẩn của vàng
Sau cuộc họp tháng 5, gần như 100% nhà đầu tư tin rằng Fed sẽ dừng tăng lãi suất trong cuộc họp tháng 6. Nhưng niềm tin này đã lung lay đáng kể.
Theo dữ liệu của CME FedWatch Tool, các thị trường đang định giá khả năng Fed giữ nguyên lãi suất chỉ 65,8%, còn khả năng tiếp tục tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm là 34,2%.
Các đợt tăng lãi suất của Fed sẽ thúc đẩy đồng bạc xanh. Trong khi đó, USD thường biến động ngược chiều giá vàng. Sức mạnh của USD tăng lên khiến vàng trở nên đắt đỏ hơn với những người mua nước ngoài.
Giá vàng giảm mạnh dù mới đây, Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy cho biết các cuộc đàm phán với Nhà Trắng về trần nợ công vẫn bế tắc do những bất đồng về chi tiêu.
Hai bên chưa thể tiến đến gần một thỏa thuận dù chỉ còn 8 ngày nữa, chính phủ Mỹ sẽ đối mặt với một vụ vỡ nợ chưa từng có. Đảng Cộng hòa ủng hộ việc cắt giảm chi tiêu để tăng trần nợ. Nhưng phía Nhà Trắng chỉ muốn tăng trần nợ và khẳng định 2 vấn đề này không liên quan đến nhau.
Điều này đang khiến Mỹ tiến gần hơn đến bờ vực vỡ nợ, đẩy nền kinh tế vào hỗn loạn. Trong khi đó, theo cuộc khảo sát mới nhất của Bloomberg, vàng - với vai trò tài sản trú ẩn an toàn - vẫn là lựa chọn hàng đầu của đa số nhà đầu tư nếu Mỹ thực sự vỡ nợ.