Giải mã những nghi vấn về kem chống nắng

Nguyễn May

Well-known member
Thật không khó để xem những video hướng dẫn cách chăm sóc da trên các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là Tiktok. Câu hỏi đặt ra là liệu các thông tin đó có thực sự đúng và được kiểm chứng trước hay chưa. Một trong những nghi vấn đáng kể đang được lan truyền rộng rãi hiện nay là kem chống nắng có thể gây ung thư da.

Mùa hè, đồng nghĩa với việc kem chống nắng trở thành một vật bất ly thân của rất nhiều người. Mặc dù việc bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời là quan trọng, nhưng cũng đã có một số người bị tác động bởi thông tin kem chống nắng gây ra ung thư. Từ đó họ đã dễ dàng bỏ qua hoàn toàn bước này trong chu trình chăm sóc da của mình.

Quả thật đã có nhiều bài đăng hiện nay thu hút hàng triệu lượt xem. Theo phân tích dữ liệu tìm kiếm bằng Google Trends, lượng truy cập đã tăng đáng kể và cuối tháng 5, với những câu hỏi đa số liên quan đến mối liên hệ giữa ung thư, phơi nắng và sử dụng kem chống nắng. Một số nội dung cụ thể như sau:
  • Ánh nắng mặt trời gây ung thư da: tăng 170%
  • Nguyên nhân gây ung thư của kem chống nắng: tăng 160%
  • Kem chống nắng có gây ung thư da: lên đến 70%
  • Kem chống nắng có gây ung thư: lên đến 70%
Trong cuộc trò chuyện với Healthline, các chuyên gia đã xác minh những lầm tưởng về kem chống nắng hiện đang được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội.

Không có bằng chứng nào cho thấy kem chống nắng gây ung thư

Tiến sĩ Dino Prato, giám đốc điều hành, nhà sáng lập Trung tâm y tế Envira, cho biết trong các nghiên cứu dịch tễ học nhiều thập kỷ qua luôn cho thấy, tỷ lệ ung thư cao hơn ở những người tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời. Nguyên nhân là do bức xạ tia cực tím (UV) từ mặt trời làm tổn thương DNA trong tế bào da, gây ra những những thay đổi trong gen có thể dẫn đến ung thư da.

Tiến sĩ, bác sĩ da liễu Susan Massick (Trung tâm Y tế Wexner thuộc Đại học bang Ohio) nói rằng, khi tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời, các tế bào da bị tổn thương vượt quá khả năng tự phục hồi của cơ thể, khiến cho những tế bào đó chết đi.

Ảnh minh hoạ

Các tế bào bị tổn thương không thể sửa chữa sẽ chết và bong tróc, đó là lý do tại sao da bạn bị bong tróc vài ngày sau khi bị cháy nắng. Những tế bào bị đột biến này vẫn tồn tại nhưng không còn khả năng bảo vệ da khỏi các yếu tố bên ngoài. Đây cũng chính là tác nhân có thể gây nên tiền ung thư và cuối cùng là ung thư trong một số trường hợp tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.

Do đó, để giảm nguy cơ gây ung thư da, bạn nên tránh để cơ thể có các vết cháy nắng, phồng rộp cũng như tránh tiếp xúc liên tục với ánh nắng mặt trời.

Theo Tổ chức Ung thư Da, khoảng 90% trường hợp ung thư da không phải khối u ác tính và 86% khối u ác tính có liên quan đến tia cực tím từ mặt trời. Ngoài ra, hơn 419.000 trường hợp ung thư da ở Mỹ mỗi năm có liên quan đến việc sử dụng bức xạ cực tím tắm nắng tại nhà.

Trong một cuộc phỏng vấn với Healthline, tiến sĩ, bác sĩ da liễu Gary Goldenberg (Bệnh viện Mount Sinai) cho biết, điều này giống như nói rằng việc thắt dây an toàn làm tăng nguy cơ tai nạn ô tô.

Trên thực tế, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng kem chống nắng kết hợp với các biện pháp chống nắng an toàn khác như đội mũ, mặc quần áo chống nắng và đứng ở những nơi có bóng râm sẽ giảm nguy cơ bị cháy nắng và tổn thương da do tia cực tím.

Hơn nữa, một số nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng, chỉ cần bôi kem chống nắng sẽ làm giảm đi việc mắc phải tiền ung thư do tổn thương da. Nguyên do là vì nó hoạt động như một rào cản ngăn chặn việc hấp thụ bức xạ UV có hại.

Kem chống nắng khoáng chất (mineral sunscreen) an toàn hơn kem chống nắng hóa học (chemical sunscreen)?

Cả kem chống nắng khoáng chất và hóa học đều an toàn và không độc hại. Bác sĩ Massick cho hay, kem chống nắng khoáng chất chứa các thành phần khoáng chất tự nhiên như titan dioxide hoặc oxit kẽm. Kem chống nắng hóa học chứa nhiều chất hóa học nhưng không có độc tính.

Ảnh minh hoạ

Kem chống nắng khoáng chất giúp ngăn chặn vật lý và phản chiếu tia UV, trong khi kem chống nắng hóa học có xu hướng hấp thụ và phân tán tia cực tím. Do đó, chúng bảo vệ làn da của bạn theo cách thức khác nhau.

Kem chống nắng khoáng chất không đồng nghĩa với việc an toàn hơn, nhưng chúng ít có khả năng gây phát ban hoặc kích ứng da. Một lời khuyên là bạn nên chọn kem chống nắng khoáng chất thay cho kem chống nắng hóa học nếu bạn thuộc tuýp người có làn da nhạy cảm.

Kem chống nắng ngăn da hấp thụ vitamin D

Theo Angela Jia Kim, người sáng lập và Giám đốc điều hành của Savour Beauty, phần lớn những lo lắng về việc dùng kem chống nắng bắt nguồn từ mối lo ngại về tình trạng thiếu vitamin D.

Thực tế, việc bôi kem chống nắng sẽ không cản trở sự hấp thụ vitamin D. Đồng thời, nó cũng không tạo ra đủ rào cản vậy để ngăn cơ thể chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành vitamin D3.

Ảnh minh hoạ

Vậy làm thế nào để cân bằng đủ vitamin D cho cơ thể? Chuyên gia thẩm mỹ Leigh-Ann Dolan của Body+Beauty Lab khuyến nghị, chúng ta nên dành một khoảng thời gian phơi nắng từ 10 đến 30 phút vài lần một tuần (tùy thuộc vào loại da). Ngoài ra, bạn không nên ra ngoài và tắm nắng hàng giờ liền mà chỉ nên dành vài phút để cơ thể được vận động lành mạnh dưới ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể bổ sung thêm vitamin D vào chế độ ăn uống.

Uống nước giúp ngăn ngừa cháy nắng

Một số Tiktoker đã tuyên bố rằng việc giữ đủ nước cho cơ thể có thể ngăn ngừa cháy nắng. Tuy nhiên, đây không phải là sự thật. Mặc dù uống đủ nước là điều cần thiết cho sức khỏe tổng thể nhưng không đồng nghĩa với việc chống lại tác hại của tia cực tím.

Lời khuyên khi mua kem chống nắng

Ảnh minh hoạ

Khi bạn lựa chọn kem chống nắng, hãy xem xét các yếu tố sau:
  • Tỷ lệ oxit kẽm và titan dioxide càng cao có nghĩa là chúng càng có hiệu quả trong việc ngăn chặn tia UV về mặt vật lý
  • Có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi UVA và UVB
  • Có khả năng kháng nước ít nhất 80 phút
  • SPF 50+
  • Giá thành cao không có nghĩa sẽ bảo vệ da tốt hơn
  • Lưu ý về hạn sử dụng
Những cách khác để bảo vệ bạn khỏi ánh nắng mặt trời

Ngoài kem chống nắng, có những giải pháp khác giúp bảo vệ bạn khỏi ánh nắng mặt trời:
  • Ngăn chặn ánh nắng mặt trời bằng bóng râm hoặc dùng ô che nắng
  • Mặc quần áo bảo hộ
  • Đội mũ rộng vành, che tai, cổ và da đầu
  • Đeo kính râm có khả năng chống tia cực tím 100% khỏi mọi tia UV
  • Tránh hoạt động ngoài trời vào giờ nắng cao điểm (từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều)
  • Tăng cường chất chống oxy hóa, chẳng hạn như vitamin C, E và A, kẽm, selen, beta carotene, axit béo omega-3, lycopene và polyphenol trong chế độ ăn uống
 
Bên trên