Giải quyết áp lực thiếu trường lớp: Lớp học 'động', trường 'dã chiến', còn gì nữa?

Thanh Thúy

Well-known member
Để giải quyết áp lực thiếu trường lớp, TP.HCM đã áp dụng hoặc nghiên cứu một số mô hình tạm thời như lớp học 'động', trường 'dã chiến'. Cần lưu ý gì khi triển khai những mô hình này, và các quốc gia có sáng kiến ra sao, theo chuyên gia?

Cách giải quyết áp lực thiếu trường lớp: Lớp học 'động', trường 'dã chiến', còn gì nữa? - Ảnh 1.





Học sinh tại Trường tiểu học Rạch Già (huyện Bình Chánh, TP.HCM), ngôi trường khang trang có mức đầu tư 131 tỉ đồng, rộng gần 12.000 mét vuông vừa được xây mới để đưa vào sử dụng trong năm học này
NHẬT THỊNH
Vì sao cần xem xét kỹ?
Trong bối cảnh mỗi năm TP.HCM tăng trung bình từ 20.000-40.000 học sinh, việc đảm bảo có đủ chỗ học để đáp ứng nhu cầu là mối quan tâm hàng đầu của lãnh đạo thành phố. Tuy nhiên, những khó khăn đặc biệt về diện tích đất xây dựng cũng như Thông tư 13 của Bộ GD-ĐT không phù hợp với thực tế tại TP.HCM đã tạo nên áp lực thiếu trường lớp, buộc các cấp lãnh đạo phải lên phương án giải quyết ngắn hạn.
Theo đó, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi mới đây cho biết thành phố sẽ tính đến phương án xây dựng trường "dã chiến" tại một số khu vực đông dân cư. Các trường "dã chiến" sẽ hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định từ 5 đến 10 năm đến khi hết nhu cầu. Tuy gọi là "dã chiến" nhưng chất lượng phải tốt, đảm bảo an toàn và đáp ứng nhu cầu dạy và học trước khi có trường mới,


Trước đó, ông Trịnh Vĩnh Thanh, Trưởng phòng GD-ĐT Q.Gò Vấp, nêu thực tế nhiều trường tại quận này đã áp dụng mô hình lớp học "động" để giải quyết tạm thời tình trạng thiếu phòng. Cụ thể, trong những tiết thể dục, tin học... học sinh sẽ di chuyển đến phòng học chuyên môn, để trống phòng học bình thường. Từ đây, học sinh lớp khác sẽ được điều động qua học trong phòng đang trống.

Cách giải quyết áp lực thiếu trường lớp: Lớp học 'động', trường 'dã chiến', còn gì nữa? - Ảnh 2.
Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi (giữa) trong lễ khánh thành Trường tiểu học Rạch Già hôm 5.9
NHẬT THỊNH
Mô hình như lớp học "động" hay trường học "dã chiến" được cho là các giải pháp tạm thời, khả thi, với đặc điểm tận dụng không gian trống để giảm áp lực thiếu trường lớp tại TP.HCM. Tuy nhiên, nhà quản lý phải xem xét kỹ lưỡng để loại trừ các yếu tố rủi ro, theo tiến sĩ Nguyễn Vinh Quang, chuyên ngành quản lý giáo dục tại ĐH Hertfordshire (Anh), hiện là Giám đốc Tổ chức giáo dục hướng nghiệp quốc tế Mr.Q.
Cụ thể, lớp học "động" có thể linh hoạt phân bổ học sinh, nhưng giáo viên cần quan tâm đến công tác điều phối học sinh giữa các lớp để đảm bảo các em không bị gián đoạn quá nhiều. Mặt khác, việc cải tạo không gian để làm trường "dã chiến" phải cam kết không được phép ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, cũng như đảm bảo an toàn lẫn sức khỏe cho cả thầy và trò.
Xa hơn nữa, để các mô hình giải quyết áp lực trường lớp thật sự hiệu quả, ông Quang cho rằng có nhiều nhóm yếu tố cần quan tâm. Chẳng hạn, phải đầu tư vào đào tạo và phát triển giáo viên để chắc chắn thầy cô có khả năng tham gia, vận hành mô hình. "Ngoài ra, cần thường xuyên theo dõi và đánh giá hiệu suất của các mô hình trong quá trình vận hành để điều chỉnh, cải thiện kịp thời", chuyên gia giáo dục nhận định.
Cách giải quyết áp lực thiếu trường lớp: Lớp học 'động', trường 'dã chiến', còn gì nữa? - Ảnh 3.
Giáo viên, nhà quản lý và các tổ chức xã hội, doanh nghiệp là những nhân tố cần tham gia giải quyết áp lực thiếu trường lớp, theo chuyên gia
NHẬT THỊNH
Bên cạnh các mô hình ngắn hạn như trên, tiến sĩ Quang cho rằng cần có nhiều giải pháp dài hạn nhằm giải quyết dứt điểm vấn đề thiếu trường lớp tại TP.HCM, với sự tham gia từ đa bên. Trước nhất, ngành giáo dục cần có thêm biện pháp tối ưu hóa việc sử dụng các tài nguyên sẵn có như phòng học trống, đồng thời tăng cường đầu tư ngân sách vào hạ tầng để tăng thêm phòng học, như xây trường mới hoặc cải tạo trường cũ.
Một khía cạnh khác được ông Quang đề cập là áp dụng công nghệ trong giáo dục, như hỗ trợ giảng dạy từ xa hoặc tạo ra các lớp học ảo (virtual class) khi cần thiết. Đồng thời, nhà quản lý cũng cần hỗ trợ các dự án nghiên cứu và đổi mới trong giáo dục để tạo ra những cải tiến bền vững.
"Ngành giáo dục cũng cần hợp tác với các tổ chức xã hội và doanh nghiệp từ lĩnh vực khác để hỗ trợ xây dựng, duy trì trường học", tiến sĩ Quang nêu quan điểm.
Bài học từ các quốc gia
Theo ông Quang, áp lực thiếu trường lớp không chỉ là câu chuyện của riêng TP.HCM, mà cũng diễn ra phổ biến tại một số quốc gia phát triển như Mỹ, Phần Lan, Nhật Bản hay Hàn Quốc. Cách giải quyết vấn đề này của các nước có thể là bài học kinh nghiệm để ngành giáo dục TP.HCM tham khảo, phát huy trong kế hoạch phát triển tổng thể.


Không chỉ là câu chuyện của riêng TP.HCM, áp lực thiếu trường lớp cũng là vấn đề của một số quốc gia phát triển
NHẬT THỊNH
Chẳng hạn, Phần Lan đã thành công trong việc giảm áp lực thiếu trường lớp bằng cách áp dụng hệ thống "trường học có cấu trúc đánh bại", thường được gọi là "Phần Lan Peruskoulu", dành cho học sinh độ tuổi từ 7 đến 16. Đây là hệ thống cho phép nhà quản lý giáo dục sử dụng cùng một tòa nhà cho nhiều mục đích, bao gồm cả giáo dục cơ bản và giáo dục trung học, từ đó tối ưu hóa việc sử dụng không gian.
 
Bên trên