Từ Minh Quân
Well-known member
Yann LeCun, Giám đốc AI tại Meta, đánh giá sự ra đời của ChatGPT gây bất ngờ lớn và ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người.
Trả lời Forbes ngày 30/11, LeCun cho rằng việc ChatGPT ra mắt có thể được ví như "sự xuất hiện lần hai của Đấng cứu thế" và tác động của chatbot này tới cộng đồng là "một bất ngờ lớn với mọi người, bao gồm cả đội ngũ OpenAI".
"Dù không phải sản phẩm của một công ty công nghệ lớn, mọi người vẫn bị ấn tượng bởi ChatGPT và bắt đầu sử dụng nó", ông nói.
Thống kê cho thấy ChatGPT là một trong những ứng dụng phổ biến nhanh nhất mọi thời đại. Vào ngày ra mắt 30/11/2022, trang web chat.openai.com ngay lập tức thu hút 153.000 người truy cập. Hết tuần đầu tiên, số lượt truy cập tăng đến 15,5 triệu và cán mốc 58 triệu trong tuần thứ hai. Theo công ty phân tích dữ liệu Similar Web, sản phẩm của OpenAI đã thu hút hơn 100 triệu người dùng trong hai tháng.
ChatGPT xuất hiện đã tạo ra sự bùng nổ về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, kéo nhiều gã khổng lồ công nghệ vào cuộc đua phát triển AI. Cũng theo LeCun, sau một cuộc tranh luận nội bộ lớn vào tháng 7, đích thân CEO Mark Zuckerberg đã yêu cầu nhóm nghiên cứu AI phát hành mô hình ngôn ngữ lớn Llama 2 dưới dạng mã nguồn mở, cho phép sử dụng miễn phí. Ngoài ra, Meta cũng công bố nhiều sản phẩm AI khác, ví dụ trợ lý ảo dựa trên hình mẫu của những người nổi tiếng, để tăng sức cạnh tranh với các đối thủ.
Yann LeCun, Giám đốc AI tại Meta. Ảnh: UCLA
Trong bài đăng trên mạng xã hội X vào tháng 10, Yann Lecun cũng bày tỏ quan điểm ChatGPT và AI sẽ mang tới những tiến bộ và điều tốt đẹp, thay vì sự hủy diệt như nhiều chuyên gia thường cảnh báo. Ông cho rằng việc gieo rắc nỗi sợ hãi chỉ là chiến lược để các công ty lớn vận động hành lang, từ đó thắt chặt quy định và bóp nghẹt những dự án, ý tưởng nghiên cứu mới trong lĩnh vực này.
"Nếu chiến dịch vận động thành công, chúng ta sẽ đối mặt với thảm họa thực sự là công nghệ AI bị kiểm soát bởi số ít tổ chức lớn. Khi đó, những đơn vị khác có ý định nghiên cứu AI sẽ bị xem là thành phần kém năng lực, liều lĩnh, có nguy cơ tự hủy hoại hoặc dẫn đến hậu quả xấu. Nhưng sự thực không phải vậy", ông nói.
Tại hội nghị VivaTech diễn ra ở Paris tháng 6, nhà khoa học trưởng của Meta nói việc AI thống trị con người là thiếu thực tế. Những chatbot như ChatGPT vẫn có hạn chế lớn là chỉ được đào tạo trên văn bản, không thể nắm bắt hoàn toàn trải nghiệm của con người. Do đó, ông nhận định nhiều chuyên gia chỉ cố tạo dựng nỗi sợ xung quanh mối nguy về AI.
Lecun tin AI sẽ phát triển tốt hơn khi có sự tham gia của nhiều lực lượng khác nhau. Trong tương lai, hệ thống trí tuệ nhân tạo sẽ trở thành nơi lưu trữ tất cả kiến thức và văn hóa của nhân loại. Do đó, những nền tảng này phải luôn trong trạng thái "mở" để bất cứ ai cũng có thể truy cập miễn phí, tương tự cách hoạt động của Wikipedia.
"Công nghệ AI tiến bộ nhờ vào những cá nhân trong chúng ta", ông nói. "Trong trường hợp AI nguồn mở bị cấm tồn tại, chắc chắn một giải pháp thay thế nào đó sẽ lại được tạo ra".
Trả lời Forbes ngày 30/11, LeCun cho rằng việc ChatGPT ra mắt có thể được ví như "sự xuất hiện lần hai của Đấng cứu thế" và tác động của chatbot này tới cộng đồng là "một bất ngờ lớn với mọi người, bao gồm cả đội ngũ OpenAI".
"Dù không phải sản phẩm của một công ty công nghệ lớn, mọi người vẫn bị ấn tượng bởi ChatGPT và bắt đầu sử dụng nó", ông nói.
Thống kê cho thấy ChatGPT là một trong những ứng dụng phổ biến nhanh nhất mọi thời đại. Vào ngày ra mắt 30/11/2022, trang web chat.openai.com ngay lập tức thu hút 153.000 người truy cập. Hết tuần đầu tiên, số lượt truy cập tăng đến 15,5 triệu và cán mốc 58 triệu trong tuần thứ hai. Theo công ty phân tích dữ liệu Similar Web, sản phẩm của OpenAI đã thu hút hơn 100 triệu người dùng trong hai tháng.
ChatGPT xuất hiện đã tạo ra sự bùng nổ về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, kéo nhiều gã khổng lồ công nghệ vào cuộc đua phát triển AI. Cũng theo LeCun, sau một cuộc tranh luận nội bộ lớn vào tháng 7, đích thân CEO Mark Zuckerberg đã yêu cầu nhóm nghiên cứu AI phát hành mô hình ngôn ngữ lớn Llama 2 dưới dạng mã nguồn mở, cho phép sử dụng miễn phí. Ngoài ra, Meta cũng công bố nhiều sản phẩm AI khác, ví dụ trợ lý ảo dựa trên hình mẫu của những người nổi tiếng, để tăng sức cạnh tranh với các đối thủ.
Yann LeCun, Giám đốc AI tại Meta. Ảnh: UCLA
Trong bài đăng trên mạng xã hội X vào tháng 10, Yann Lecun cũng bày tỏ quan điểm ChatGPT và AI sẽ mang tới những tiến bộ và điều tốt đẹp, thay vì sự hủy diệt như nhiều chuyên gia thường cảnh báo. Ông cho rằng việc gieo rắc nỗi sợ hãi chỉ là chiến lược để các công ty lớn vận động hành lang, từ đó thắt chặt quy định và bóp nghẹt những dự án, ý tưởng nghiên cứu mới trong lĩnh vực này.
"Nếu chiến dịch vận động thành công, chúng ta sẽ đối mặt với thảm họa thực sự là công nghệ AI bị kiểm soát bởi số ít tổ chức lớn. Khi đó, những đơn vị khác có ý định nghiên cứu AI sẽ bị xem là thành phần kém năng lực, liều lĩnh, có nguy cơ tự hủy hoại hoặc dẫn đến hậu quả xấu. Nhưng sự thực không phải vậy", ông nói.
Tại hội nghị VivaTech diễn ra ở Paris tháng 6, nhà khoa học trưởng của Meta nói việc AI thống trị con người là thiếu thực tế. Những chatbot như ChatGPT vẫn có hạn chế lớn là chỉ được đào tạo trên văn bản, không thể nắm bắt hoàn toàn trải nghiệm của con người. Do đó, ông nhận định nhiều chuyên gia chỉ cố tạo dựng nỗi sợ xung quanh mối nguy về AI.
Lecun tin AI sẽ phát triển tốt hơn khi có sự tham gia của nhiều lực lượng khác nhau. Trong tương lai, hệ thống trí tuệ nhân tạo sẽ trở thành nơi lưu trữ tất cả kiến thức và văn hóa của nhân loại. Do đó, những nền tảng này phải luôn trong trạng thái "mở" để bất cứ ai cũng có thể truy cập miễn phí, tương tự cách hoạt động của Wikipedia.
"Công nghệ AI tiến bộ nhờ vào những cá nhân trong chúng ta", ông nói. "Trong trường hợp AI nguồn mở bị cấm tồn tại, chắc chắn một giải pháp thay thế nào đó sẽ lại được tạo ra".