Tình trạng Apple Việt Nam từ chối tiếp nhận bảo hành iPhone lỗi màn hình tiếp tục diễn ra và người dùng gần như không có cách nào để đảo ngược quyết định từ hãng.
Lỗi không xác định
Smartphone của Apple thường xuyên là model được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam, nhưng thời gian gần đây người dùng liên tục gặp khó khi đi bảo hành iPhone gặp tình trạng lỗi màn hình do hãng từ chối với lý do "đã can thiệp ngoài", dù sản phẩm vẫn nguyên vẹn và còn thời gian bảo hành mặc định (12 tháng) chính hãng.
Đầu tháng 5, nhiều người dùng đã phản ánh tình trạng iPhone 13 Pro, Pro Max mua chính hãng (mã VN/A) gặp lỗi màn hình xanh nhưng khi đưa qua đại lý ủy quyền (AAR) lẫn trung tâm bảo hành ủy quyền (ASP) của Việt Nam đều bị từ chối bảo hành vì xác định "đã bị can thiệp từ bên ngoài" hoặc "đã bị sửa đổi trái phép".
"Chúng tôi không bảo hành các sự cố do sửa đổi trái phép gây ra", bản kết luận dịch vụ sửa chữa của Apple viết.
Tuy nhiên, người dùng khẳng định thiết bị họ mua về sử dụng hoàn toàn không có tác động ngoại lực nào gây hư hỏng, sứt, cấn máy hay ảnh hưởng đến chất lượng thiết bị. "Máy dùng hoàn toàn bình thường và tôi không can thiệp hay sửa chữa bất kỳ chi tiết nào", một người dùng bức xúc chia sẻ.
Trao đổi với Thanh Niên, đại diện một ASP tiết lộ các trường hợp lỗi màn hình iPhone vẫn diễn ra trong thời gian vừa qua và chưa có dấu hiệu dừng. "Chỉ riêng tháng 5, chúng tôi tiếp nhận gần 10 trường hợp lỗi màn hình iPhone 13 Pro Max do người dùng mang đến bảo hành và tất cả đều bị từ chối sau khi gửi tới trung tâm của Apple Việt Nam", vị này cho biết.
Anh cũng xác nhận các trường hợp qua kiểm tra sơ bộ tại đơn vị không có dấu hiệu can thiệp từ bên ngoài nhưng vẫn không được bảo hành do Apple trả về kết quả "đã can thiệp trái phép". Đối với một số trường hợp, đại diện đơn vị cho biết vẫn cố gắng hỗ trợ người dùng gửi máy đi xác minh lần nữa để "cầu may" dù biết khả năng bị từ chối lần 2 rất cao.
Người dùng, đại lý "tự cứu nhau", Apple Việt Nam giữ im lặng
Bất lực khi việc bảo hành iPhone lỗi màn hình như "đi vào ngõ cụt", một số AAR đưa ra phương án khắc phục vừa giúp khách hàng không chịu thiệt, vừa đảm bảo uy tín cho doanh nghiệp khi thực hiện theo cam kết ở thời điểm bàn giao sản phẩm. Theo đó, máy đã quá thời hạn 1 đổi 1 do lỗi nhà sản xuất và bị từ chối bảo hành, AAR sẽ thương lượng để sửa máy miễn phí cho khách thông qua dịch vụ bên ngoài và đảm bảo các quyền lợi đi kèm như cũ.
Với một số trường hợp khác, mới đây những người thợ sửa iPhone tại Việt Nam đã tham khảo được cách "câu dây" để "cứu" màn hình. Theo đó, lỗi màn hình iPhone được xác định do quá nhiệt trong quá trình sử dụng tần số làm mới 120 Hz, dẫn đến đứt cổ cáp. Người thợ sửa sẽ hàn một dây đồng siêu mảnh nối giữa 2 phần mạch linh kiện màn hình để "mượn áp" và giúp máy hiển thị lại. Nhiều người xác nhận cách làm này có ưu điểm rẻ, chỉ dưới 1 triệu đồng thay vì mất 8 - 10 triệu đồng để thay màn hình, nhưng nhược điểm là không bền và máy có thể chỉ hoạt động được ở tần số làm mới màn hình 60 Hz thay vì 120 Hz như thiết kế.
Trong khi đó, Apple cũng như công ty đại diện tại Việt Nam tiếp tục giữ im lặng về vấn đề này. Báo Thanh Niên đã liên hệ với đại diện Apple Việt Nam liên quan đến vấn đề bảo hành iPhone cũng như quyền lợi của người tiêu dùng trong nước khi sử dụng các sản phẩm chính hãng. Phía Apple xác nhận ghi nhận các trường hợp như truyền thông đã nêu, tuy nhiên giữ im lặng, không đưa ra bất kỳ phản hồi nào liên quan đến bảo hành cũng như quyền lợi người dùng.
Lỗi không xác định
Smartphone của Apple thường xuyên là model được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam, nhưng thời gian gần đây người dùng liên tục gặp khó khi đi bảo hành iPhone gặp tình trạng lỗi màn hình do hãng từ chối với lý do "đã can thiệp ngoài", dù sản phẩm vẫn nguyên vẹn và còn thời gian bảo hành mặc định (12 tháng) chính hãng.
Đầu tháng 5, nhiều người dùng đã phản ánh tình trạng iPhone 13 Pro, Pro Max mua chính hãng (mã VN/A) gặp lỗi màn hình xanh nhưng khi đưa qua đại lý ủy quyền (AAR) lẫn trung tâm bảo hành ủy quyền (ASP) của Việt Nam đều bị từ chối bảo hành vì xác định "đã bị can thiệp từ bên ngoài" hoặc "đã bị sửa đổi trái phép".
"Chúng tôi không bảo hành các sự cố do sửa đổi trái phép gây ra", bản kết luận dịch vụ sửa chữa của Apple viết.
Tuy nhiên, người dùng khẳng định thiết bị họ mua về sử dụng hoàn toàn không có tác động ngoại lực nào gây hư hỏng, sứt, cấn máy hay ảnh hưởng đến chất lượng thiết bị. "Máy dùng hoàn toàn bình thường và tôi không can thiệp hay sửa chữa bất kỳ chi tiết nào", một người dùng bức xúc chia sẻ.
Trao đổi với Thanh Niên, đại diện một ASP tiết lộ các trường hợp lỗi màn hình iPhone vẫn diễn ra trong thời gian vừa qua và chưa có dấu hiệu dừng. "Chỉ riêng tháng 5, chúng tôi tiếp nhận gần 10 trường hợp lỗi màn hình iPhone 13 Pro Max do người dùng mang đến bảo hành và tất cả đều bị từ chối sau khi gửi tới trung tâm của Apple Việt Nam", vị này cho biết.
Anh cũng xác nhận các trường hợp qua kiểm tra sơ bộ tại đơn vị không có dấu hiệu can thiệp từ bên ngoài nhưng vẫn không được bảo hành do Apple trả về kết quả "đã can thiệp trái phép". Đối với một số trường hợp, đại diện đơn vị cho biết vẫn cố gắng hỗ trợ người dùng gửi máy đi xác minh lần nữa để "cầu may" dù biết khả năng bị từ chối lần 2 rất cao.
Người dùng, đại lý "tự cứu nhau", Apple Việt Nam giữ im lặng
Bất lực khi việc bảo hành iPhone lỗi màn hình như "đi vào ngõ cụt", một số AAR đưa ra phương án khắc phục vừa giúp khách hàng không chịu thiệt, vừa đảm bảo uy tín cho doanh nghiệp khi thực hiện theo cam kết ở thời điểm bàn giao sản phẩm. Theo đó, máy đã quá thời hạn 1 đổi 1 do lỗi nhà sản xuất và bị từ chối bảo hành, AAR sẽ thương lượng để sửa máy miễn phí cho khách thông qua dịch vụ bên ngoài và đảm bảo các quyền lợi đi kèm như cũ.
Với một số trường hợp khác, mới đây những người thợ sửa iPhone tại Việt Nam đã tham khảo được cách "câu dây" để "cứu" màn hình. Theo đó, lỗi màn hình iPhone được xác định do quá nhiệt trong quá trình sử dụng tần số làm mới 120 Hz, dẫn đến đứt cổ cáp. Người thợ sửa sẽ hàn một dây đồng siêu mảnh nối giữa 2 phần mạch linh kiện màn hình để "mượn áp" và giúp máy hiển thị lại. Nhiều người xác nhận cách làm này có ưu điểm rẻ, chỉ dưới 1 triệu đồng thay vì mất 8 - 10 triệu đồng để thay màn hình, nhưng nhược điểm là không bền và máy có thể chỉ hoạt động được ở tần số làm mới màn hình 60 Hz thay vì 120 Hz như thiết kế.
Trong khi đó, Apple cũng như công ty đại diện tại Việt Nam tiếp tục giữ im lặng về vấn đề này. Báo Thanh Niên đã liên hệ với đại diện Apple Việt Nam liên quan đến vấn đề bảo hành iPhone cũng như quyền lợi của người tiêu dùng trong nước khi sử dụng các sản phẩm chính hãng. Phía Apple xác nhận ghi nhận các trường hợp như truyền thông đã nêu, tuy nhiên giữ im lặng, không đưa ra bất kỳ phản hồi nào liên quan đến bảo hành cũng như quyền lợi người dùng.