Hồ Thị Thanh Trà
Well-known member
Jojo vẫn nhớ hồi tiểu học, trường anh có cây liễu lớn để học sinh chơi đùa nhưng khi lớn lên, anh mất cơ hội gần gũi thiên nhiên.
Chàng trai đang học thạc sĩ ở Thượng Hải quyết định đăng ký buổi ôm cây. Cùng với anh có A Hao, quê ở tỉnh Quảng Đông, người nhớ cây đa ở làng mình.
Họ là những người trẻ tham gia vào khóa ôm cây ở rừng để thoát khỏi áp lực xã hội, trào lưu đang thịnh hành ở Trung Quốc. Trên nền tảng mạng xã hội Xiaohongshu, hashtag #TreeHuggingHealedMe (ôm cây để chữa lành) đã thu hút hơn hai triệu lượt xem chỉ trong 30 ngày.
Cơn sốt ôm cây bắt nguồn từ đại dịch Covid-19. Năm 2020, Giải vô địch ôm cây thế giới đầu tiên đã được tổ chức ở khu rừng Halipuu, Phần Lan. Sự kiện trở nên phổ biến khi đại dịch kéo dài với thông điệp Cơ hội ôm người hạn chế, nhưng vẫn còn cây để ôm.
Ở Trung Quốc, blogger Mr. Lu ở Dali đã tổ chức sự kiện ôm cây đầu tiên tại tỉnh Vân Nam, Thượng Hải vào đầu 2023. Nó nhanh chóng trở thành trào lưu bùng nổ.
Khảo sát cho thấy người tham gia thường là Gen Z sống ở các thành phố lớn, phát triển kinh tế như Thượng Hải, Quảng Châu. Đa số đều quê nông thôn đến thành phố theo bố mẹ hoặc làm việc, học tập.
Một số người tin rằng ôm cây có thể thay thế sự thân mật với con người.
Giới trẻ Trung Quốc ôm cây. Ảnh: SixthTone
Giới trẻ Trung Quốc ôm cây. Ảnh: SixthTone
Daniel, 25 tuổi, đã sống ở nhiều thành phố khác nhau. Anh không có bạn bè sau khi bỏ đại học nên tìm đến sự an ủi bằng việc trồng một cây chanh trong nhà. Anh chăm sóc nó mỗi ngày và cảm thấy thoải mái khi nghĩ về sự phát triển của cây và của chính mình.
Xiaonie, một thạc sĩ ở Thượng Hải, gọi cổ thụ là "các bậc tiền bối khôn ngoan". Việc ôm chúng khiến anh cảm thấy kính trọng tuổi thọ và sức sống mạnh mẽ.
Tương tự, khi du lịch ở Indonesia, Summer đã trèo vào một cây cổ thụ và cảm thấy như mình đang bước vào thế giới kỳ diệu. Cảm giác đó khiến cô cảm nhận như cây đang che chở cho mình, giống như đang chơi trò trốn tìm trong thiên nhiên.
Shasha, người tổ chức sự kiện ôm cây ở TP Dali, cho biết sau tác động của đại dịch và cuộc sống, họ cần liệu pháp chữa lành thiên nhiên.
Nhóm gồm 10 người, sẽ đi bộ qua khu rừng, chạm vào thân cây để tạo kết nối. Họ dừng lại trước một cây cổ thụ, cảm nhận sự sống động từ vỏ cây thô ráp.
Sau đó, người tham gia sẽ đến phần "ôm cây tốc độ". Họ cố gắng ôm càng nhiều cây càng tốt trong một phút, từ cây lớn đến cây nhỏ. Đây thay cho lời nhắc nhở về sức sống của thiên nhiên.
Một số người chọn ôm cây chuyên sâu, mỗi cây trong một phút. Họ thường chọn cây sồi lớn để cảm nhận sự yên bình, kết nối với thiên nhiên.
"Khi ôm một cái cây, chúng ta không chỉ tiếp xúc vật lý mà còn cảm nhận sức mạnh và sự sống của cây", một người tham gia nhận xét.
"Trải nghiệm nhắc chúng ta rằng cây là một phần của hành tinh này, chúng cũng xứng đáng được ôm".
Chàng trai đang học thạc sĩ ở Thượng Hải quyết định đăng ký buổi ôm cây. Cùng với anh có A Hao, quê ở tỉnh Quảng Đông, người nhớ cây đa ở làng mình.
Họ là những người trẻ tham gia vào khóa ôm cây ở rừng để thoát khỏi áp lực xã hội, trào lưu đang thịnh hành ở Trung Quốc. Trên nền tảng mạng xã hội Xiaohongshu, hashtag #TreeHuggingHealedMe (ôm cây để chữa lành) đã thu hút hơn hai triệu lượt xem chỉ trong 30 ngày.
Cơn sốt ôm cây bắt nguồn từ đại dịch Covid-19. Năm 2020, Giải vô địch ôm cây thế giới đầu tiên đã được tổ chức ở khu rừng Halipuu, Phần Lan. Sự kiện trở nên phổ biến khi đại dịch kéo dài với thông điệp Cơ hội ôm người hạn chế, nhưng vẫn còn cây để ôm.
Ở Trung Quốc, blogger Mr. Lu ở Dali đã tổ chức sự kiện ôm cây đầu tiên tại tỉnh Vân Nam, Thượng Hải vào đầu 2023. Nó nhanh chóng trở thành trào lưu bùng nổ.
Khảo sát cho thấy người tham gia thường là Gen Z sống ở các thành phố lớn, phát triển kinh tế như Thượng Hải, Quảng Châu. Đa số đều quê nông thôn đến thành phố theo bố mẹ hoặc làm việc, học tập.
Một số người tin rằng ôm cây có thể thay thế sự thân mật với con người.
Giới trẻ Trung Quốc ôm cây. Ảnh: SixthTone

Giới trẻ Trung Quốc ôm cây. Ảnh: SixthTone
Daniel, 25 tuổi, đã sống ở nhiều thành phố khác nhau. Anh không có bạn bè sau khi bỏ đại học nên tìm đến sự an ủi bằng việc trồng một cây chanh trong nhà. Anh chăm sóc nó mỗi ngày và cảm thấy thoải mái khi nghĩ về sự phát triển của cây và của chính mình.
Xiaonie, một thạc sĩ ở Thượng Hải, gọi cổ thụ là "các bậc tiền bối khôn ngoan". Việc ôm chúng khiến anh cảm thấy kính trọng tuổi thọ và sức sống mạnh mẽ.
Tương tự, khi du lịch ở Indonesia, Summer đã trèo vào một cây cổ thụ và cảm thấy như mình đang bước vào thế giới kỳ diệu. Cảm giác đó khiến cô cảm nhận như cây đang che chở cho mình, giống như đang chơi trò trốn tìm trong thiên nhiên.
Shasha, người tổ chức sự kiện ôm cây ở TP Dali, cho biết sau tác động của đại dịch và cuộc sống, họ cần liệu pháp chữa lành thiên nhiên.
Nhóm gồm 10 người, sẽ đi bộ qua khu rừng, chạm vào thân cây để tạo kết nối. Họ dừng lại trước một cây cổ thụ, cảm nhận sự sống động từ vỏ cây thô ráp.
Sau đó, người tham gia sẽ đến phần "ôm cây tốc độ". Họ cố gắng ôm càng nhiều cây càng tốt trong một phút, từ cây lớn đến cây nhỏ. Đây thay cho lời nhắc nhở về sức sống của thiên nhiên.
Một số người chọn ôm cây chuyên sâu, mỗi cây trong một phút. Họ thường chọn cây sồi lớn để cảm nhận sự yên bình, kết nối với thiên nhiên.
"Khi ôm một cái cây, chúng ta không chỉ tiếp xúc vật lý mà còn cảm nhận sức mạnh và sự sống của cây", một người tham gia nhận xét.
"Trải nghiệm nhắc chúng ta rằng cây là một phần của hành tinh này, chúng cũng xứng đáng được ôm".