Góc Chia Sẻ Kinh Nghiệm Có Nên Làm Nhân Viên Kinh Doanh

Liễu Văn Tấn

Well-known member
Tablet plaza chia sẻ có nên làm nhân viên kinh doanh không và nhân viên kinh doanh cần những yếu tố nào

Bộ phận kinh doanh có thể nói là một trong những bộ phận quan trọng nhất đối với một công ty và đội ngũ kinh nhân viên kinh doanh cũng chính là những người có vai trò quan trọng trong việc đem về doanh số và lợi nhuận mỗi tháng.

Nhưng đối với vị trí công việc này vẫn có rất nhiều những nhận định khác nhau. Có người cho rằng đây là công việc có tương lai và triển vọng sự nghiệp rộng lớn, nhưng có những người coi đây là công việc đầy tính rủi ro, cạnh tranh nhiều và không phải ai cũng thích hợp làm.

Vậy thực chất, nhân viên kinh doanh là làm gì, làm nhân viên kinh doanh có khó không? Hay có nên làm nhân viên kinh doanh không?

Những giải đáp và kinh nghiệm làm nhân viên kinh doanh “xương máu” để thành công trên con đường này sẽ được “bật mí” trong bài viết dưới đây!

Mục Lục
  • Nhân viên kinh doanh là làm gì?
  • Kỹ năng cần có của nhân viên kinh doanh
  • Thuận lợi và thách thức của nhân viên kinh doanh
    • Thuận lợi
      • Có mức thu nhập hấp dẫn
      • Có điều kiện rèn luyện kỹ năng mềm
      • Mở rộng được mối quan hệ
      • Không yêu cầu cao về bằng cấp
    • Thách thức
      • Phải chịu áp lực cao về doanh số
      • Gặp phải khách hàng khó tính
      • Yêu cầu tính kiên nhẫn cao
      • Khó khăn trong việc làm báo cáo
  • Những kinh nghiệm làm nhân viên kinh doanh
    • Nhân viên kinh doanh có phải nhân viên sales không?
    • Kinh nghiệm tìm việc nhân viên kinh doanh
    • Kinh nghiệm phỏng vấn nhân viên kinh doanh
  • Mức lương trung bình của nhân viên kinh doanh?
    • Cấp bậc thăng tiến của nhân viên kinh doanh?
      • Nhân viên kinh doanh
      • Trưởng nhóm kinh doanh
      • Giám đốc kinh doanh
  • Có nên làm nhân viên kinh doanh?
  • Kết luận
Nhân viên kinh doanh là làm gì?
Để trả lời câu hỏi “Có nên làm nhân viên kinh doanh hay không?”, trước hết hãy cùng đi tìm hiểu những công việc cụ thể mà nhân viên kinh doanh phải đảm nhiệm là gì.

Nhân viên kinh doanh là vị trí mà gần như lĩnh vực nào cũng cần có. Tuy mỗi một công ty, mỗi một sản phẩm, dịch vụ khác nhau thì sẽ có các chiến lược kinh doanh khác nhau, nhưng tựu chung thì công việc của nhân viên kinh doanh vẫn có thể kể đến một vài đầu việc chính sau:

  • Tìm kiếm, xây dựng và phát triển mạng lưới khách hàng tiềm năng.
  • Thiết kế và thực hiện các kế hoạch tiếp cận khách hàng, tư vấn, giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với nhu cầu của họ.
  • Thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ và ký kết hợp đồng.
  • Phối hợp với các bộ phận có liên quan trong công ty để thực hiện các hoạt động mua bán, giao nhận hàng theo hợp đồng cho khách hàng.
  • Hỗ trợ khách hàng làm việc với công ty trong trường hợp xuất hiện các khó khăn, sự cố liên quan đến đơn hàng.
  • Tiếp nhận và giải quyết các phản hồi và khiếu nại của khách hàng nếu có, đảm bảo khách hàng hài lòng với chất lượng phục vụ của công ty.
  • Từ thực tiễn thị trường để đưa ra các ý kiến, kế hoạch nhằm cải thiện hiệu quả bán hàng.
  • Đảm bảo hoàn thành mức doanh số theo kế hoạch được cấp trên đưa ra.
làm nhân viên kinh doanh có khó không
Công việc của nhân viên kinh doanh là gì
Kỹ năng cần có của nhân viên kinh doanh
Một nhân viên kinh doanh xuất sắc cần có nhiều kỹ năng và tùy thuộc vào từng ngành nghề còn đòi hỏi những kỹ năng đặc thù riêng biệt. Nhưng về tổng thể có những kỹ năng quan trọng không thể thiếu để trở thành nhân viên kinh doanh giỏi, bao gồm:

  • Kiến thức về sản phẩm: hiểu biết sâu rộng về sản phẩm của bạn là bước cơ bản và quan trọng nhất để bán hàng hiệu quả.
  • Sự nhạy bén: Không chỉ cung cấp hàng hóa và bán sản phẩm theo giá cả đã có, bạn phải tinh tế và khéo léo để trở thành nhà cố vấn đáng tin cậy, người cung cấp lời khuyên và giải pháp hợp lý cho những vấn đề của khách hàng dựa trên bối cảnh ngành nghề của họ.
  • Vượt qua những nỗi sợ: phải biết cách vượt qua tâm trạng tiêu cực, những lời từ chối và phản hồi thiếu tích cực từ khách hàng để luôn giữ trạng thái và tâm trạng tốt nhất cho công việc.
Đây được xem là một trong những kỹ năng quan trọng nhất với nhân viên kinh doanh mới vào nghề.

  • Biết cách tìm kiếm khách hàng chiến lược tiềm năng: chăm sóc khách hàng hiện có rất quan trọng nhưng biết cách xây dựng một chiến lược để tìm kiếm và tiếp cận các khách hàng giá trị một cách ổn định sẽ giúp công việc của bạn bùng nổ hơn bao giờ hết
  • Lắng nghe & đồng cảm: sự kiên nhẫn lắng nghe tích cực trước khi phản hồi có tính sẻ chia cảm xúc với khách hàng giúp xây dựng sợi dây kết nối và niềm tin. Hiểu được nỗi sợ và khó khăn của đối tác sẽ giúp bạn giải quyết được vấn đề của họ và để họ trở thành khách hàng thân thiết.
  • Kỹ năng đàm phán: bán hàng là nghệ thuật của đàm phán. Kỹ năng thương lượng bán hàng tốt cho phép bạn quyết đoán một cách thích hợp trong việc chốt giao dịch, dẫn dắt các cuộc đàm phán mang lại kỳ vọng và lợi ích chung cho cả doanh nghiệp và khách hàng.
Đọc thêm: 10 Kỹ Năng Cần Có Của Một Nhân Viên Kinh Doanh

Thuận lợi và thách thức của nhân viên kinh doanh
Một công việc mang lại nhiều giá trị và tiềm năng như nhân viên kinh doanh luôn có vô vàn thuận lợi và thách thức. Hãy cùng chúng mình tìm hiểu nhé!

Thuận lợi
Có mức thu nhập hấp dẫn
Có thể nói bộ phận kinh doanh quyết định đến 30% thành công của cả doanh nghiệp. Vậy nên một nhân viên kinh doanh giỏi luôn là người được các công ty săn đón thậm chí giành giật với mức lương vô cùng hấp dẫn.

Có điều kiện rèn luyện kỹ năng mềm
Bộ kỹ năng mềm đa dạng và sâu rộng là yếu tố bắt buộc hàng ngày với công việc của nhân viên kinh doanh nên dù muốn hay không sau khi được trui rèn trong lĩnh vực này, bạn sẽ nhanh chóng trở thành bậc thầy về kỹ năng mềm trước khi kịp nhận ra đấy.

Mở rộng được mối quan hệ
Có thể nói nhân viên kinh doanh là người xây dựng và nắm giữ nhiều mối quan hệ nhất trong doanh nghiệp, khi tìm kiếm khách hàng mới và duy trì quan hệ với khách hàng cũ là công việc hàng ngày của họ.

Nếu bạn yêu thích xây dựng và mở rộng mạng lưới mối quan hệ của mình thì công việc này sinh ra để dành cho bạn.

Không yêu cầu cao về bằng cấp
Nhân viên kinh doanh cần những kỹ năng mềm và sự kiên trì, mềm dẻo hơn là kiến thức chuyên môn, vậy nên không cần phải có bằng cấp cao để trở thành nhân viên kinh doanh hay thậm chí trưởng phòng kinh doanh.

Chỉ cần bạn có sự kiên trì và chịu học hỏi, kết quả công việc và sự tín nhiệm của khách hàng sẽ thay bằng cấp xây dựng sự nghiệp của bạn.

thuận lợi khi làm nhân viên kinh doanh
Những thuận lợi khi làm nhân viên kinh doanh
Thách thức
Phải chịu áp lực cao về doanh số
Nói tới những thách thức đầu tiên khi làm nhân viên kinh doanh, nhất định phải kể đến áp lực về doanh số.

Những doanh số này do cấp trên đưa ra và các bạn sẽ phải cố gắng để ít nhất là đạt mục tiêu, nếu có thể vượt hơn mục tiêu, bạn sẽ thu về thêm những khoản thưởng khác.

Tuy nhiên, không phải lúc nào việc bán hàng cũng diễn ra thuận lợi, nhất là khi bạn mới vào nghề, chưa có tệp khách hàng, hoặc trong những tình huống đặc thù khiến việc bán hàng không được thuận lợi. Lúc này, doanh số mỗi tháng sẽ đem lại cho bạn một áp lực to lớn.

Gặp phải khách hàng khó tính
Làm nhân viên kinh doanh có thể so sánh như đi làm dâu trăm họ. Những khách hàng bạn cần phải tiếp xúc và làm việc mỗi ngày không phải ai cũng sẽ dễ chịu, lịch sự.

Việc gặp phải khách hàng khó tính, nhiều yêu cầu, thậm chí không phối hợp hoặc cố tình làm khó làm dễ là chuyện hoàn toàn có thể diễn ra mỗi ngày.

Yêu cầu tính kiên nhẫn cao
Phục vụ khách hàng luôn đòi hỏi nhân viên kinh doanh phải có tính kiên nhẫn cao, không phải khách hàng nào cũng sẽ chốt đơn hàng ngay sau khi được bạn tư vấn 1 – 2 lần mà ngược lại, có khi bạn dành thời gian tư vấn, hỗ trợ rất lâu nhưng vẫn không ký kết được hợp đồng.

Đó là chưa kể việc phải làm việc và tiếp xúc với những vị khách “khó chiều” với những yêu cầu vô cùng bất hợp lý. Vậy nên nếu bạn không có tính kiên nhẫn cao, nhân viên kinh doanh thực sự không phải công việc phù hợp với bạn.

Khó khăn trong việc làm báo cáo
Một thách thức nữa mà bạn cần cân nhắc trước khi quyết định có nên làm nhân viên kinh doanh hay không, đó là việc đối mặt với yêu cầu làm hàng loạt các bản báo cáo: báo cáo theo ngày, theo tuần, theo tháng, theo quý, theo năm, báo cáo định kỳ và cả các loại báo cáo đột xuất.

Ngay cả khi bạn đang bù đầu cố gắng chạy theo doanh số chưa xong thì bạn vẫn sẽ có khả năng bị yêu cầu chuẩn bị các bản báo cáo để cập nhật tình hình bán hàng. nếu bạn không quen hoặc không thích làm, có thể bạn sẽ mệt lắm đấy!

kinh nghiệm nhân viên kinh doanh và thách thức
Những thách thức khi trở thành một nhân viên kinh doanh
Những kinh nghiệm làm nhân viên kinh doanh
Kinh nghiệm làm nhân viên kinh doanh thường đòi hỏi sự trải nghiệm thực tế nhiều, kết hợp giữa lý thuyết và thực hành.

Theo những nhân viên kinh doanh dày dặn kinh nghiệm, miễn bạn vượt qua được nỗi sợ ban đầu và biết cách phát huy những ưu điểm, bạn nhất định sẽ trở thành một nhân viên kinh doanh xuất sắc nếu đủ kiên trì.

Dù tính cách của bạn hướng nội hay hướng ngoại, trầm tính hay cởi mở thì vẫn luôn có loại hình công việc kinh doanh phù hợp và giúp bạn phát huy tối đa ưu thế tính cách của mình.

Nhân viên kinh doanh có phải nhân viên sales không?
Sales là tên gọi tiếng anh của nhân viên kinh doanh và ở Việt Nam thường được dùng để chỉ một công việc duy nhất.

Đôi khi thuật ngữ Sales cũng được sử dụng là nhân viên bán hàng, nhưng thực tế công việc của nhân viên kinh doanh không chỉ gói gọn trong bán hàng. Nó còn bao gồm cả lắng nghe, tư vấn và cung cấp giải pháp hoàn thiện và thích hợp cho mỗi khách hàng của mình bạn nhé.

Kinh nghiệm tìm việc nhân viên kinh doanh
Có rất nhiều kiểu công việc nhân viên kinh doanh như bán hàng trực tiếp B2C, B2B, telesales, v.v., hoặc theo ngành nghề như bất động sản, bảo hiểm, hàng hóa tiêu dùng, tín dụng ngân hàng, v.v.

Hãy cân nhắc kỹ tính cách và những tố chất bạn đang có để lựa chọn hướng phát triển phù hợp về loại hình và ngành nghề, từ đó xác định loại công việc mà bạn muốn tìm kiếm.

Kế đến là năng lực và kinh nghiệm của bạn phù hợp với cấp bậc nhân viên, giám sát, trưởng phòng hay giám đốc?

Khi đã xác định được công việc mà bạn muốn tìm, phần còn lại bạn chỉ cần để Glints kết nối bạn với các doanh nghiệp đang tìm kiếm những người như bạn. Ngoài ra bạn cũng nên phát triển các kỹ năng như giao tiếp, nghệ thuật đàm phán – thuyết phục (chẳng hạn như BATNA trong đàm phán), v.v.

Kinh nghiệm phỏng vấn nhân viên kinh doanh
Hãy tự tin chia sẻ về những kinh nghiệm, thành tích trước đó mà bạn đã đạt được một cách cụ thể nhất nếu có. Nếu chưa có kinh nghiệm hãy tập trung chia sẻ những kỹ năng liên quan đến công việc nhân viên kinh doanh mà bạn có.

Bạn cũng cần tìm hiểu về sản phẩm và các kênh bán hàng của công ty và có thể của cả các đối thủ trong ngành để cho thấy sự chuẩn bị kỹ càng của bạn.

Khả năng giao tiếp tốt, sự tự tin và sự chuẩn bị kỹ càng về hiểu biết sản phẩm là những điều nhà tuyển dụng tìm kiếm ở một nhân viên kinh doanh.

Đọc thêm: Nhân Viên Hỗ Trợ Kinh Doanh Là Gì? Công Việc Sales Support Là Gì?

Mức lương trung bình của nhân viên kinh doanh?
mức lương làm nhân viên kinh doanh
Mức lương trung bình và lộ trình thăng tiến trong nghề sale
Cấp bậc thăng tiến của nhân viên kinh doanh?
Mức lương và cấp bậc thăng tiến của nhân viên kinh doanh có quan hệ trực tiếp với nhau, theo sự thăng tiến và mức thu nhập cũng sẽ tăng lên rất nhiều.

Tuy phải thừa nhận rằng nhân viên kinh doanh là một vị trí công việc có sự cạnh tranh và đào thải cao, tuy nhiên,lộ trình sự nghiệp của nghề này nếu như bạn kiên trì cũng rất rõ ràng và rộng mở.

Nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh là cấp cơ bản nhất trong bộ phận kinh doanh.

  • Với các bạn sinh viên mới ra trường hoặc mới có kinh nghiệm dưới 1 năm: Tùy theo công ty mà mức lương sẽ dao động từ 4 – 8 triệu đồng/tháng, nếu thêm cả hoa hồng doanh số thì sẽ nằm ở mức 4 – 12 triệu đồng/tháng.
  • Nhân viên kinh doanh kinh nghiệm từ 1 – 3 năm: Mức lương cơ bản sẽ nhỉnh hơn, dao động từ 4 triệu đến 12 triệu đồng/tháng. Thêm hoa hồng nữa vào khoảng 4-15 triệu đồng/tháng.
  • Nhân viên kinh doanh kinh nghiệm từ 3 – 5 năm: Mức lương sẽ rơi vào khoảng 4-20 triệu đồng/tháng. Thu nhập thực nhận khoảng 6-25 triệu đồng/tháng sau khi đã cộng thêm doanh thu và hoa hồng.
Trưởng nhóm kinh doanh
Đây là vị trí ngay phía trên vị trí nhân viên kinh doanh, trưởng nhóm kinh doanh chịu trách nhiệm quản lý hoạt động bán hàng cho một nhóm nhỏ các nhân viên kinh doanh theo chỉ thị từ giám đốc kinh doanh.

Thu nhập cho vị trí này là từ 6 – 20 triệu đồng/tháng với mức lương cơ bản và khi thêm hoa hồng doanh số sẽ tầm 6 – 30 triệu đồng/tháng

Giám đốc kinh doanh
Đây là vị trí cấp quản lý cao nhất của phòng kinh doanh, họ sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động kinh doanh trong công ty, từ lên kế hoạch, đặt chỉ tiêu KPI, phân công và triển khai thực hiện kế hoạch bán hàng, v.v.

Mức thu nhập của Giám đốc kinh doanh cũng có sự khác biệt rất lớn tùy theo quy mô công ty, khả năng chạy doanh số và các thành quả từng đạt được của giám đốc kinh doanh, có thể khái quát mức cơ bản như sau:

  • Lương thấp nhất: 10 triệu đồng/tháng.
  • Lương bậc thấp: 25 – 27 triệu/tháng.
  • Lương trung bình: 32 – 35 triệu/tháng.
  • Lương bậc cao: 40 – 45 triệu/tháng.
  • Lương cao nhất: trên 110 triệu/tháng.
Có nên làm nhân viên kinh doanh?
Thực ra, xét cho đến cùng thì câu trả lời cho câu hỏi có nên làm nhân viên kinh doanh hay không, chủ yếu phụ thuộc vào việc sau khi đã tìm hiểu về nội dung công việc, những ưu điểm và cả thách thức phải đối mặt.

Và bạn cảm thấy bản thân có yêu thích công việc này không; tính chất, tố chất và khả năng của mình có phù hợp với công việc này hay không?

Trên đời này công việc nào cũng sẽ có những mặt sáng và tối, có cơ hội và những thách thức kèm theo, không có công việc tốt nhất, chỉ có công việc phù hợp nhất với mỗi chúng ta mà thôi, chỉ cần không phạm pháp, công việc nào cũng đáng được trân trọng.

Tìm việc làm Nhân viên kinh doanh tại đây!
Kết luận
Khi bạn đọc đến đây có nghĩa chúng mình – Glints đã hoàn thành nhiệm vụ đưa bạn đi được nửa hành trình trả lời cho câu hỏi có nên làm nhân viên kinh doanh mà chúng ta cùng đặt ra ban đầu rồi.

Hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về những công việc phải làm, những thuận lợi và thách thức cũng như một số thông tin có liên quan về mức lương hay kinh nghiệm tìm việc cho vị trí này.

Phần còn lại bạn phải đi tìm câu trả lời trong chính bản thân bạn thôi.

Chúc bạn có được sự lựa chọn tốt nhất dành cho mình, bạn nhé!
 
Bên trên