Duy Minh
Well-known member
Dân nhà quê, vườn rộng rào thưa, ưa trồng cây cỏ. Mà đặc biệt là nhà nào cũng có vài cây chuối. Lâu lâu, thèm rau sống chỉ cần lấy thân cây chuối con mà xắt ra.
Tôi nhớ hồi xưa, lon ton ra vườn mà gặp được trái bắp chuối đỏ hỏn trên cây, tôi reo lên, vào "báo cáo" ngay với ngoại. Bà nhanh chóng chọn một con dao thật sắc, đi một đường thật ngọt để thu "chiến lợi phẩm".
Bắp chuối chỉ cần trộn rau sống thôi đã thấy… "đã". Ngoại thì không "phí của giời" như thế. Được trái bắp chuối, bà cho là quý lắm, nên phải làm cho ra môn ra khoai. Bà trộn gỏi. Mà món gỏi bắp chuối thì "ngon nhức nách".
Bà đợi cho bắp chuối hơi héo rồi mới bắt đầu chế biến. Ngoại từ từ lột bỏ những lớp vỏ bên ngoài. Rồi bà lấy dao bào, cắt bắp chuối theo chiều ngang thành những khoanh tròn mỏng, nâu vàng đẹp mắt. Để đảm bảo độ giòn của bắp chuối, trước đó bà đã cẩn thận chuẩn bị một thau nước muối, vắt thêm ít nước cốt chanh và bỏ đá lạnh vào. Bà bảo cho bắp chuối ngâm mình trong hỗn hợp nước này tầm nửa tiếng, bắp chuối sẽ không chuyển màu đen, mà khi ăn thì lại rất giòn. Muốn món gỏi không đơn điệu, bà bào sợi thêm một củ cà rốt để trộn chung.
Trong thời gian đợi bắp chuối, bà trở ra vườn, hái một ít rau húng lủi, ngắt một vài trái ớt chín đỏ trên cây. Để lát nữa đây, cùng với cà rốt bà bào sợi, những nguyên liệu này sẽ làm món gỏi trở nên bắt mắt. Ngoài ra, để tăng thêm hương vị món ăn, bà chuẩn bị sẵn đậu phụng rang và một ít hành phi với màu vàng ươm, mùi thơm sực nức. Một chén nước mắm sóng sánh, lóng lánh cũng được chuẩn bị, để món gỏi thêm đậm đà.
Khi các nguyên liệu đã đầy đủ, ngoại bắt đầu công đoạn quan trọng nhất: trộn gỏi. Bà cho bắp chuối, cà rốt vào "mào đầu", sau đó đổ nước mắm, thêm một xíu hạt nêm, đường. Hai tay là hai đôi đũa trộn đều. Khi ngó thấy món gỏi đã đều, bà cho rau húng vào, rồi nhẹ nhàng đảo thêm vài vòng, bà nêm lại và cho thêm một chút nước cốt chanh để điều vị. Hoàn thành khâu trộn gỏi, ngoại cho "lên đĩa", thêm vài miếng ớt cho màu sắc, rắc thêm ít đậu phụng. Tới đoạn này, bụng dạ tôi cứ réo rắt.
Gỏi bắp chuối có thể "sánh đôi" cùng với thịt gà xé, tôm luộc, tai heo, thịt bò… Có thêm những nguyên liệu "sang chảnh" góp mặt, món gỏi lại càng trở nên có giá trị, hương vị tăng lên gấp bội. Nhưng với tôi, cứ cây nhà lá vườn là đã đủ ngon.
Hồi xưa ăn gỏi, có thể vắng mặt thịt thà, nhưng cái bánh tráng tròn như tình người nhà quê là không thể thiếu. Bẻ một miếng bánh tráng, gắp một đũa gỏi rồi nhẹ nhàng đặt lên. Bánh tráng cùng với bắp chuối là sự kết hợp của hai độ giòn khác nhau. Món gỏi giản đơn vậy mà đủ đầy hương vị mặn ngọt chua cay. Môi chạm môi với gỏi bắp chuối, tôi mê man. Dư vị của món gỏi cứ quấn quýt lấy chân răng, khiến người ta phải ăn không ngừng. Món ăn giản dị thế, mà "đắt khách" vô cùng.
Sau này, tôi lên thành phố, vẫn còn được ăn gỏi bắp chuối. Nhưng hương vị khác lắm, như thiếu mất một nguyên liệu gì đó. Có điều, mỗi lần ăn gỏi bắp chuối, tôi như đứng ở cuối nẻo đường thành. Cuối nẻo đường thành là đầu ngõ quê, nơi tuổi thơ tôi trổ theo hoa chuối…
Tôi nhớ hồi xưa, lon ton ra vườn mà gặp được trái bắp chuối đỏ hỏn trên cây, tôi reo lên, vào "báo cáo" ngay với ngoại. Bà nhanh chóng chọn một con dao thật sắc, đi một đường thật ngọt để thu "chiến lợi phẩm".
Bắp chuối chỉ cần trộn rau sống thôi đã thấy… "đã". Ngoại thì không "phí của giời" như thế. Được trái bắp chuối, bà cho là quý lắm, nên phải làm cho ra môn ra khoai. Bà trộn gỏi. Mà món gỏi bắp chuối thì "ngon nhức nách".
Bà đợi cho bắp chuối hơi héo rồi mới bắt đầu chế biến. Ngoại từ từ lột bỏ những lớp vỏ bên ngoài. Rồi bà lấy dao bào, cắt bắp chuối theo chiều ngang thành những khoanh tròn mỏng, nâu vàng đẹp mắt. Để đảm bảo độ giòn của bắp chuối, trước đó bà đã cẩn thận chuẩn bị một thau nước muối, vắt thêm ít nước cốt chanh và bỏ đá lạnh vào. Bà bảo cho bắp chuối ngâm mình trong hỗn hợp nước này tầm nửa tiếng, bắp chuối sẽ không chuyển màu đen, mà khi ăn thì lại rất giòn. Muốn món gỏi không đơn điệu, bà bào sợi thêm một củ cà rốt để trộn chung.
Trong thời gian đợi bắp chuối, bà trở ra vườn, hái một ít rau húng lủi, ngắt một vài trái ớt chín đỏ trên cây. Để lát nữa đây, cùng với cà rốt bà bào sợi, những nguyên liệu này sẽ làm món gỏi trở nên bắt mắt. Ngoài ra, để tăng thêm hương vị món ăn, bà chuẩn bị sẵn đậu phụng rang và một ít hành phi với màu vàng ươm, mùi thơm sực nức. Một chén nước mắm sóng sánh, lóng lánh cũng được chuẩn bị, để món gỏi thêm đậm đà.
Khi các nguyên liệu đã đầy đủ, ngoại bắt đầu công đoạn quan trọng nhất: trộn gỏi. Bà cho bắp chuối, cà rốt vào "mào đầu", sau đó đổ nước mắm, thêm một xíu hạt nêm, đường. Hai tay là hai đôi đũa trộn đều. Khi ngó thấy món gỏi đã đều, bà cho rau húng vào, rồi nhẹ nhàng đảo thêm vài vòng, bà nêm lại và cho thêm một chút nước cốt chanh để điều vị. Hoàn thành khâu trộn gỏi, ngoại cho "lên đĩa", thêm vài miếng ớt cho màu sắc, rắc thêm ít đậu phụng. Tới đoạn này, bụng dạ tôi cứ réo rắt.
Gỏi bắp chuối có thể "sánh đôi" cùng với thịt gà xé, tôm luộc, tai heo, thịt bò… Có thêm những nguyên liệu "sang chảnh" góp mặt, món gỏi lại càng trở nên có giá trị, hương vị tăng lên gấp bội. Nhưng với tôi, cứ cây nhà lá vườn là đã đủ ngon.
Hồi xưa ăn gỏi, có thể vắng mặt thịt thà, nhưng cái bánh tráng tròn như tình người nhà quê là không thể thiếu. Bẻ một miếng bánh tráng, gắp một đũa gỏi rồi nhẹ nhàng đặt lên. Bánh tráng cùng với bắp chuối là sự kết hợp của hai độ giòn khác nhau. Món gỏi giản đơn vậy mà đủ đầy hương vị mặn ngọt chua cay. Môi chạm môi với gỏi bắp chuối, tôi mê man. Dư vị của món gỏi cứ quấn quýt lấy chân răng, khiến người ta phải ăn không ngừng. Món ăn giản dị thế, mà "đắt khách" vô cùng.
Sau này, tôi lên thành phố, vẫn còn được ăn gỏi bắp chuối. Nhưng hương vị khác lắm, như thiếu mất một nguyên liệu gì đó. Có điều, mỗi lần ăn gỏi bắp chuối, tôi như đứng ở cuối nẻo đường thành. Cuối nẻo đường thành là đầu ngõ quê, nơi tuổi thơ tôi trổ theo hoa chuối…
Đính kèm
-
424.7 KB Xem: 44