Thảo Vân
Well-known member
Việc xây dựng plan content cho fanpage sẽ giúp các thương hiệu lên chiến lược nội dung tốt hơn, từ đó tăng khả năng tiếp cận tự nhiên và giảm chi phí quảng cáo xuống mức thấp nhất. Vậy xây dựng plan content fanpage cần những bước nào? Top 5+ mẫu plan content cho fanpage đang được các marketers ưa chuộng.
Vì sao cần lập mẫu content plan cho fanpage?
Việc lập mẫu plan content cho fanpage sẽ giúp doanh nghiệp thống nhất về mặt nội dung, concept và có kế hoạch phân bổ nội dung phù hợp với tần suất đều đặn. Qua đó, doanh nghiệp cũng sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt những người theo dõi, đồng thời, xây dựng được hình ảnh nhận diện và tiết kiệm thời gian để tạo ra những nội dung chất lượng. Làm việc có kế hoạch luôn mang lại hiệu quả tích cực cho doanh nghiệp.
Các tiêu chí cần có trong một mẫu plan content cho fanpage
Các nhóm nội dung trên fanpage
Để nội dung trên fanpage được đa dạng và phong phú, bạn có thể triển khai và phân bổ những nhóm nội dung sau:
Định dạng nội dung
Với mỗi nhóm nội dung kể trên, bạn cũng cần định hướng rõ về hình thức thể hiện, chẳng hạn như văn bản, hình ảnh, video, gif, link… Mỗi một định dạng khác nhau sẽ đem về những hiệu quả khác nhau.
Số lượng và tỷ lệ của từng dạng nội dung
Các admin phụ trách fanpage sẽ có trách nhiệm lên kế hoạch và phân bổ nội dung sao cho đồng đều, không có sự chênh lệch quá nhiều về số lượng bài đăng giữa các ngày trong tuần. Việc đăng bài không theo timeline cũng có thể khiến facebook đánh giá page của bạn đang hoạt động không hiệu quả.
Ngoài ra, plan content cũng cần phải có timeline cụ thể ngày nào đăng nội dung nào, định dạng nào, ai là người phụ trách và tiến độ sản xuất nội dung. Bạn có thể áp dụng nguyên tắc 20/80 vào kế hoạch xây dựng nội dung, chẳng hạn như 20% bài viết cho bán hàng, 80% bài viết về chia sẻ kiến thức và dành cho giải trí; 20% thời gian để sản xuất nội dung, 80% thời gian để quảng bá nội dung…
Ngoài ra, bạn cũng cần xây dựng một quy trình xử lý công việc, bao gồm quy trình đăng, duyệt bài, các quy định về nội dung đăng tải trên fanpage…
Các bước lập kế hoạch cho mẫu plan content marketing hiệu quả
Bước 1: Xác định mục tiêu
Bước đầu tiên trong quá trình lên mẫu plan content cho fanpage chính là xác định mục tiêu. Thương hiệu bạn đang theo đuổi mục tiêu nào?
Bước 2: Nghiên cứu đối tượng
Sau khi xác định được mục tiêu, bước tiếp theo bạn cần làm là nghiên cứu về đối tượng, khách hàng mục tiêu mà bạn muốn hướng đến thông qua các tiêu chí sau:
Bước 3: Đánh giá tình trạng của fanpage
Dựa trên mô hình SWOT để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những thách thức doanh nghiệp phải đối mặt. Sau đó, bạn cần đưa ra hướng giải quyết về nội dung: Đầu tư vào định dạng nào, cần chạy ads tăng tương tác hay không?...
Bước 4: Xác định Content Direction (Định hướng nội dung)
Định hướng nội dung trên fanpage sẽ bao gồm các tiêu chuẩn khi đăng bài, cụ thể như
Bước 5: Xác định Content Pillar (Chủ đề chính)
Content Pillar chính là những chủ đề chính bạn có thể triển khai trên fanpage, bạn có thể lên ý tưởng xoay quanh các chủ đề lớn và nhỏ. Chẳng hạn, khi bạn lên content pillar cho sản phẩm về sách, bạn có thể xây dựng một số chủ đề sau:
Trong bước này, bạn có thể sử dụng công thức 5W-1H để phát triển và chọn lọc ý tưởng. Cụ thể:
Bước 7: Lên timeline đăng bài
Lên timeline đăng bài sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian trong việc quản lý và sản xuất nội dung. Bạn có thể dự kiến timeline đăng bài theo tuần/quý và xác định khung giờ lên bài thích hợp. Thời gian lên bài sẽ được xác định dựa trên thói quen của đối tượng mục tiêu và khung giờ “vàng” mà facebook đề xuất.
Bước 8: Triển khai content, đăng tải và đo lường kết quả
Sau khi đã có timeline cụ thể, bạn sẽ bắt tay vào việc sáng tạo nội dung và lên lịch đăng. Trong quá trình này, bạn phải luôn theo dõi, đánh giá chất lượng nội dung để có thể đưa ra những giải pháp cải thiện và điều chỉnh nội dung kịp thời (nếu có). Một vài chỉ số cần quan tâm trong quá trình đo lường nội dung fanpage: Lượt tiếp cận, lượt like và follow mới…
Plan content fanpage theo tuần
Plan content fanpage theo tháng
Những điều cần lưu ý khi lập mẫu plan content cho fanpage
Lịch trình đăng tải nội dung
Không chỉ đơn giản là sáng tạo và đăng tải nội dung trên fanpage, người làm quản trị còn cần tương tác với các độc giả và các fanpage khác nhằm xây dựng một fanpage thân thiện và gần gũi hơn với người dùng. Điều này cũng khiến người dùng yêu thích và tương tác thường xuyên hơn với fanpage.
Không nên đăng bài quá ít hoặc quá nhiều
Mọi thứ đều nên ở mức vừa đủ, bởi đăng quá nhiều bài sẽ khiến fanpage bị loãng nội dung, khó chuyển tải thông tin chất lượng đến độc giả, còn khi đăng quá ít thì fanpage sẽ không được Facebook ưu tiên về mặt hiển thị.
Tạm kết:
Bằng cách đầu tư thời gian và công sức để lập kế hoạch trước, bạn sẽ đạt được kết quả tốt hơn, tăng tương tác và xây dựng một cộng đồng fanpage mạnh mẽ. Tham khảo các mẫu plan content cho fanpage kể trên để có thể xây dựng cho mình một kế hoạch nội dung phù hợp và hiệu quả.
Vì sao cần lập mẫu content plan cho fanpage?
Việc lập mẫu plan content cho fanpage sẽ giúp doanh nghiệp thống nhất về mặt nội dung, concept và có kế hoạch phân bổ nội dung phù hợp với tần suất đều đặn. Qua đó, doanh nghiệp cũng sẽ trở nên chuyên nghiệp hơn trong mắt những người theo dõi, đồng thời, xây dựng được hình ảnh nhận diện và tiết kiệm thời gian để tạo ra những nội dung chất lượng. Làm việc có kế hoạch luôn mang lại hiệu quả tích cực cho doanh nghiệp.
Các tiêu chí cần có trong một mẫu plan content cho fanpage
Các nhóm nội dung trên fanpage
Để nội dung trên fanpage được đa dạng và phong phú, bạn có thể triển khai và phân bổ những nhóm nội dung sau:
- News/Trend: Các tin về doanh nghiệp, thị trường... nhằm cung cấp những giá trị và trend cho khách hàng
- Content quảng cáo: Nhóm nội dung mang lại sự chuyển đổi với mục đích 100% là bán hàng.
- Content giải trí: Đây là nhóm nội dung thu hút lượt tương tác và theo dõi từ người dùng. Bạn có thể triển khai dưới dạng meme, minigame, video clip…
- Content giáo dục: Cung cấp, chia sẻ các kiến thức về sản phẩm/dịch vụ dưới đa dạng các hình thức khác nhau như infographic, hướng dẫn how to, bảng biểu…
- Content truyền cảm hứng: Chia sẻ những thông tin hữu ích và giá trị đến với người dùng, không phải mục đích bán hàng.
- Content về doanh nghiệp: Câu chuyện về doanh nghiệp, sứ mệnh, tầm nhìn, các hoạt động thường niên... với mục đích 100% là branding.
Định dạng nội dung
Với mỗi nhóm nội dung kể trên, bạn cũng cần định hướng rõ về hình thức thể hiện, chẳng hạn như văn bản, hình ảnh, video, gif, link… Mỗi một định dạng khác nhau sẽ đem về những hiệu quả khác nhau.
Số lượng và tỷ lệ của từng dạng nội dung
Các admin phụ trách fanpage sẽ có trách nhiệm lên kế hoạch và phân bổ nội dung sao cho đồng đều, không có sự chênh lệch quá nhiều về số lượng bài đăng giữa các ngày trong tuần. Việc đăng bài không theo timeline cũng có thể khiến facebook đánh giá page của bạn đang hoạt động không hiệu quả.
Ngoài ra, plan content cũng cần phải có timeline cụ thể ngày nào đăng nội dung nào, định dạng nào, ai là người phụ trách và tiến độ sản xuất nội dung. Bạn có thể áp dụng nguyên tắc 20/80 vào kế hoạch xây dựng nội dung, chẳng hạn như 20% bài viết cho bán hàng, 80% bài viết về chia sẻ kiến thức và dành cho giải trí; 20% thời gian để sản xuất nội dung, 80% thời gian để quảng bá nội dung…
Ngoài ra, bạn cũng cần xây dựng một quy trình xử lý công việc, bao gồm quy trình đăng, duyệt bài, các quy định về nội dung đăng tải trên fanpage…
Các bước lập kế hoạch cho mẫu plan content marketing hiệu quả
Bước 1: Xác định mục tiêu
Bước đầu tiên trong quá trình lên mẫu plan content cho fanpage chính là xác định mục tiêu. Thương hiệu bạn đang theo đuổi mục tiêu nào?
- Một là làm branding cho thương hiệu hoặc phát triển cộng đồng: Với mục đích thu hút sự quan tâm của người dùng thông qua các chỉ số về lượt tiếp cận và tương tác, thương hiệu có thể lên tập trung triển khai các nội dung như casestudy, chia sẻ kinh nghiệm hay câu chuyện về khách hàng…
- Hai là khai thác khách hàng tiềm năng: Với mục tiêu này, thương hiệu cần xác định được tệp khách hàng mục tiêu, sau đó đa dạng nội dung như chia sẻ kiến thức, Q&A, minigame…
- Ba là bán hàng: Các nội dung điển hình bao gồm chương trình khuyến mãi, giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ, bảng giá, feedback… nhằm tăng lượng tương tác, bình luận về thông tin sản phẩm cũng như gia tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Bước 2: Nghiên cứu đối tượng
Sau khi xác định được mục tiêu, bước tiếp theo bạn cần làm là nghiên cứu về đối tượng, khách hàng mục tiêu mà bạn muốn hướng đến thông qua các tiêu chí sau:
- Về đặc điểm nhân khẩu học: Tổng hợp các thông tin về giới tính, độ tuổi, thói quen online, hành trình mua hàng… và lập bảng thông tin chi tiết về nhóm đối tượng đó. Từ đó xác định các điểm chạm phù hợp nhất.
- Về insight khách hàng: Hiểu về mong muốn, nhu cầu của khách hàng để đảm bảo những nội dung được sản xuất sẽ khơi dậy được những cảm xúc của khách hàng, đồng thời đáp ứng được nhu cầu và mang lại những giá trị thiết thực cho họ.
Dựa trên mô hình SWOT để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và những thách thức doanh nghiệp phải đối mặt. Sau đó, bạn cần đưa ra hướng giải quyết về nội dung: Đầu tư vào định dạng nào, cần chạy ads tăng tương tác hay không?...
Bước 4: Xác định Content Direction (Định hướng nội dung)
Định hướng nội dung trên fanpage sẽ bao gồm các tiêu chuẩn khi đăng bài, cụ thể như
- Bộ nhận diện thương hiệu: Màu sắc, logo, font chữ…
- Giọng văn: Hài hước, nghiêm túc hay tự sự
- Thông điệp: Gài gắm thông điệp vào trong các bài viết và chiến dịch
Content Pillar chính là những chủ đề chính bạn có thể triển khai trên fanpage, bạn có thể lên ý tưởng xoay quanh các chủ đề lớn và nhỏ. Chẳng hạn, khi bạn lên content pillar cho sản phẩm về sách, bạn có thể xây dựng một số chủ đề sau:
- Giới thiệu thông tin về sách
- Chia sẻ các kiến thức hữu ích về việc đọc sách, các câu quotes truyền động lực
- Review sản phẩm sách
- Các sự kiện nổi bật (hội sách, chương trình khuyến mãi…)
Trong bước này, bạn có thể sử dụng công thức 5W-1H để phát triển và chọn lọc ý tưởng. Cụ thể:
- Who: Ai là người phụ trách chính? Những nhân sự tham gia gồm những ai?
- What: Những nội dung nào sẽ được triển khai? Những hashtag hay từ khóa cần có trong bài?
- Why: Vì sao lại lựa chọn nội dung này? Nội dung này mang lại lợi ích gì cho khách hàng?
- Where: Triển khai nội dung qua những kênh nào?
- When: Thời gian đăng bài và deadline để hoàn thành nội dung.
- How: Các nội dung sẽ được triển khai như thế nào?
Lên timeline đăng bài sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian trong việc quản lý và sản xuất nội dung. Bạn có thể dự kiến timeline đăng bài theo tuần/quý và xác định khung giờ lên bài thích hợp. Thời gian lên bài sẽ được xác định dựa trên thói quen của đối tượng mục tiêu và khung giờ “vàng” mà facebook đề xuất.
Bước 8: Triển khai content, đăng tải và đo lường kết quả
Sau khi đã có timeline cụ thể, bạn sẽ bắt tay vào việc sáng tạo nội dung và lên lịch đăng. Trong quá trình này, bạn phải luôn theo dõi, đánh giá chất lượng nội dung để có thể đưa ra những giải pháp cải thiện và điều chỉnh nội dung kịp thời (nếu có). Một vài chỉ số cần quan tâm trong quá trình đo lường nội dung fanpage: Lượt tiếp cận, lượt like và follow mới…
Plan content fanpage theo tuần
Những điều cần lưu ý khi lập mẫu plan content cho fanpage
Lịch trình đăng tải nội dung
Không chỉ đơn giản là sáng tạo và đăng tải nội dung trên fanpage, người làm quản trị còn cần tương tác với các độc giả và các fanpage khác nhằm xây dựng một fanpage thân thiện và gần gũi hơn với người dùng. Điều này cũng khiến người dùng yêu thích và tương tác thường xuyên hơn với fanpage.
Không nên đăng bài quá ít hoặc quá nhiều
Mọi thứ đều nên ở mức vừa đủ, bởi đăng quá nhiều bài sẽ khiến fanpage bị loãng nội dung, khó chuyển tải thông tin chất lượng đến độc giả, còn khi đăng quá ít thì fanpage sẽ không được Facebook ưu tiên về mặt hiển thị.
Tạm kết:
Bằng cách đầu tư thời gian và công sức để lập kế hoạch trước, bạn sẽ đạt được kết quả tốt hơn, tăng tương tác và xây dựng một cộng đồng fanpage mạnh mẽ. Tham khảo các mẫu plan content cho fanpage kể trên để có thể xây dựng cho mình một kế hoạch nội dung phù hợp và hiệu quả.