Từ Minh Quân
Well-known member
Google được cho là đang phát triển một công cụ AI mới để mang đến trải nghiệm cá nhân hóa cho dịch vụ tìm kiếm online.
Theo New York Times, Google đang phát triển công cụ tìm kiếm AI với tên gọi Magi, cung cấp "trải nghiệm cá nhân hóa" vượt trội so với Google Search, thậm chí có thể "dự đoán nhu cầu của người dùng". Tuy nhiên, dự án hiện mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu.
Một trong những tính năng nổi bật của Magi là phản hồi dưới dạng trò chuyện nhằm hỗ trợ tìm kiếm thông tin. Công cụ cung cấp một danh mục nội dung ưu tiên, giúp người dùng tối ưu hóa trải nghiệm. Giống ChatGPT, Magi cũng có thể viết mã lập trình theo yêu cầu. Sản phẩm sẽ được thử nghiệm giới hạn, trước khi mở rộng tới khoảng 30 triệu người vào cuối năm.
Người dùng sử dụng Google Search. Ảnh: Ummid.
Google đang liên tiếp phát triển sản phẩm AI trong bối cảnh Microsoft "tuyên chiến" và tích hợp AI tương tự ChatGPT vào Bing. Trong khi đó, Samsung cũng đang cân nhắc sử dụng Bing làm công cụ tìm kiếm mặc định trên thiết bị của hãng. Hồi tháng 2, Google giới thiệu chatbot AI có tên Bard, nhưng vẫn giới hạn số người sử dụng và chưa tích hợp vào Google Search.
Trong khi đó, theo Bloomberg, CEO Google Sundar Pichai cho rằng việc nhanh chóng triển khai AI phải đi kèm các quy định. "Công nghệ đang phát triển nhanh nhưng chúng tôi lại chưa có lời giải. Điều này khiến tôi thức trắng đêm", Pichai cho hay. Ông cũng nói trí tuệ nhân tạo sẽ rất nguy hiểm nếu bị lạm dụng.
Trong số những rủi ro của AI, CEO Google nhắc đến deepfake. Theo ông, mối nguy từ công nghệ này đã chứng minh sự cần thiết của các quy định quản lý. "Việc tạo ra video deepfake đang gây ra hậu quả và có hại cho xã hội", ông nói.
Google hiện là công ty dẫn đầu trong việc áp dụng AI vào sản phẩm. Các phần mềm như Google Lens và Photos đang hoạt động dựa trên hệ thống nhận dạng hình ảnh của hãng, trong khi Google Assistant được trang bị hệ thống xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
Các chuyên gia nhận định việc triển khai công nghệ AI của Google diễn ra thận trọng, được đo lường kỹ lưỡng, ngược với OpenAI khi công bố ChatGPT nhằm mục đích khơi mào cuộc đua trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Theo New York Times, Google đang phát triển công cụ tìm kiếm AI với tên gọi Magi, cung cấp "trải nghiệm cá nhân hóa" vượt trội so với Google Search, thậm chí có thể "dự đoán nhu cầu của người dùng". Tuy nhiên, dự án hiện mới chỉ ở giai đoạn khởi đầu.
Một trong những tính năng nổi bật của Magi là phản hồi dưới dạng trò chuyện nhằm hỗ trợ tìm kiếm thông tin. Công cụ cung cấp một danh mục nội dung ưu tiên, giúp người dùng tối ưu hóa trải nghiệm. Giống ChatGPT, Magi cũng có thể viết mã lập trình theo yêu cầu. Sản phẩm sẽ được thử nghiệm giới hạn, trước khi mở rộng tới khoảng 30 triệu người vào cuối năm.
Người dùng sử dụng Google Search. Ảnh: Ummid.
Google đang liên tiếp phát triển sản phẩm AI trong bối cảnh Microsoft "tuyên chiến" và tích hợp AI tương tự ChatGPT vào Bing. Trong khi đó, Samsung cũng đang cân nhắc sử dụng Bing làm công cụ tìm kiếm mặc định trên thiết bị của hãng. Hồi tháng 2, Google giới thiệu chatbot AI có tên Bard, nhưng vẫn giới hạn số người sử dụng và chưa tích hợp vào Google Search.
Trong khi đó, theo Bloomberg, CEO Google Sundar Pichai cho rằng việc nhanh chóng triển khai AI phải đi kèm các quy định. "Công nghệ đang phát triển nhanh nhưng chúng tôi lại chưa có lời giải. Điều này khiến tôi thức trắng đêm", Pichai cho hay. Ông cũng nói trí tuệ nhân tạo sẽ rất nguy hiểm nếu bị lạm dụng.
Trong số những rủi ro của AI, CEO Google nhắc đến deepfake. Theo ông, mối nguy từ công nghệ này đã chứng minh sự cần thiết của các quy định quản lý. "Việc tạo ra video deepfake đang gây ra hậu quả và có hại cho xã hội", ông nói.
Google hiện là công ty dẫn đầu trong việc áp dụng AI vào sản phẩm. Các phần mềm như Google Lens và Photos đang hoạt động dựa trên hệ thống nhận dạng hình ảnh của hãng, trong khi Google Assistant được trang bị hệ thống xử lý ngôn ngữ tự nhiên.
Các chuyên gia nhận định việc triển khai công nghệ AI của Google diễn ra thận trọng, được đo lường kỹ lưỡng, ngược với OpenAI khi công bố ChatGPT nhằm mục đích khơi mào cuộc đua trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.