Ngọc Vàng
Well-known member
Thứ Sáu, ngày 27/12/2024 07:29 AM (GMT+7)
Ngày 26/12, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) phối hợp Viện Kinh tế, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế di sản thành phố Hạ Long trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Tham dự hội thảo có trên 250 đại biểu là các giáo sư, tiến sĩ, các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, di sản, quy hoạch, môi trường, khoa học công nghệ và chuyển đổi số của Việt Nam.
Di sản vịnh Hạ Long giữ vai trò rất quan trọng trong chiến lược tăng trưởng xanh
Phát biểu khai mạc hội thảo, Bí thư Thành ủy Hạ Long - Vũ Quyết Tiến, khẳng định chuyển đổi sang kinh tế xanh, chuyển đổi số, kinh tế di sản đang trở thành xu thế tất yếu, khách quan và là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia, địa phương trên thế giới nhằm phát triển thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và bảo đảm an toàn công bằng về xã hội.
Quang cảnh hội thảo.
Cùng với việc phát huy các di sản văn hóa địa phương, di sản vịnh Hạ Long giữ vai trò rất quan trọng trong chiến lược tăng trưởng xanh, là động lực trong phát triển du lịch gắn với sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên và bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Bên cạnh đó, với các nỗ lực bảo vệ di sản, các sản phẩm du lịch biển đảo trên Vịnh Hạ Long đã được thành phố xây dựng và phát triển dựa trên giá trị nổi bật toàn cầu của di sản, được khai thác ở tầm quốc gia và quốc tế.
Từ chỗ chỉ đón vài chục nghìn khách tham quan trước khi được công nhận di sản, đến nay mỗi năm Vịnh Hạ Long đón hàng triệu lượt khách tham quan, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh, đưa ngành du lịch - dịch vụ có những bước phát triển nhanh chóng, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời mang tới cho cộng đồng và địa phương những lợi ích thiết thực và bền vững.
Thành phố cũng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển mạnh kinh tế di sản, tạo ra sự đột phá cho nền kinh tế, nâng cao giá trị thương hiệu địa phương, từng bước xây dựng Hạ Long trở thành thành phố của hoa và lễ hội, phát triển hệ sinh thái du lịch Hạ Long trở thành điểm đến hấp dẫn.
Bí thư Thành ủy Hạ Long – Vũ Quyết Tiến kêu gọi các đại biểu tại hội thảo “hiến kế” để giúp kinh tế Hạ Long vươn mình, xứng đáng với những tiềm năng đã có.
Tuy nhiên, theo Bí thư Thành ủy Hạ Long, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và cạnh tranh khu vực, Hạ Long đối mặt với hàng loạt thách thức lớn như: Biến đổi khí hậu và nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; Nguồn thu ngân sách giảm, nhất là các nguồn thu từ đất, gây khó khăn cho việc đầu tư phát triển; Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ di sản, đặc biệt là cân bằng giữa công nghiệp hóa và bảo tồn giá trị Vịnh Hạ Long; Tốc độ đô thị hóa nhanh, làm gia tăng nguy cơ ngập lụt và phá vỡ cảnh quan tự nhiên…Những thách thức này đòi hỏi Hạ Long phải có những chiến lược đột phá để tận dụng lợi thế và chuyển đổi những khó khăn thành cơ hội.
“Sự phát triển của thành phố Hạ Long trong hiện tại và tương lai, đang diễn ra trong bối cảnh quốc tế, khu vực có nhiều thay đổi mau lẹ, có nhiều yếu tố mang tính thời đại và nếu tận dụng được thì Thành phố sẽ tiếp tục bứt phá phát triển rất nhanh, bền vững”, Bí thư Thành ủy Hạ Long chia sẻ.
Hạ Long gánh sứ mệnh “nâng tầm Việt Nam
Đánh giá cao về các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long trong xu thế phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế di sản hiện nay, Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương khẳng định Hạ Long – vùng đất thiêng được “trời cho – rồng chọn” khi thành phố này hội tụ đầy đủ về mặt địa lý và tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch để làm cơ sở vững chắc phát triển kinh tế xanh, kinh té số và kinh tế di sản.
Trước những thách thức trong việc bảo tồn, phát triển di sản Vịnh Hạ Long hiện nay rất cần có sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của chính quyền, các cấp, các ngành và người dân trong việc phối hợp quản lý, bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị của di sản Vịnh Hạ Long.
Các đại biểu, nhà khoa học đóng góp ý kiến tại hội thảo.
“Điều đầu tiên, Quảng Ninh, Hạ Long phải làm là hiểu được thời và thế. Tại sao Hạ Long không thể đi đầu và phải trở thành đô thị toàn cầu, đẳng cấp cao nhất, thử nghiệm các hình mẫu phát triển, đi liền với khẩu hiệu tự quyết, tự làm, tự chịu trách nhiệm”, GS.TS Trần Đình Thiên.
Hạ Long sẽ phải hành động theo cách khác thường, hướng tới những lựa chọn ưu tiên “đặc thù” và hệ giải pháp chiến lược mới, phù hợp xu thế thời đại. Đặc biệt, tỉnh Quảng Ninh cần trao quyền cho TP Hạ Long theo cơ chế “địa phương tự quyết, tự làm, tự chịu trách nhiệm” để thành phố phát huy sức mạnh tự chủ, sáng tạo, giải quyết các vấn đề phát triển trong khuôn khổ Quy hoạch chung đã được phê duyệt.
Thành phố cần coi vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên, là báu vật của loài người, từ đó, xác định đây là tọa độ phát triển ưu tiên tầm quốc gia, đẳng cấp quốc tế. Hạ Long gánh sứ mệnh “nâng tầm Việt Nam” và cung cấp cho thế giới sự tận hưởng cao cấp, tương xứng với giá trị quốc tế của nó.
Gợi mở cho thành phố Hạ Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đưa ra 4 trục ưu tiên và 4 định hướng chiến lực. Trong đó các trục ưu tiên là Phát triển xanh; Đô thị hiện đại – thông minh; Du lịch khác biệt – đẳng cấp; Mở cửa, hội nhập – cạnh tranh quốc tế tầm cao.
Theo PGS.TS Dương Văn Sáu, Trưởng khoa Văn hóa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, cho rằng thực tế cho thấy hiện nay, kinh tế di sản, kinh tế xanh ở các địa phương nói chung, TP Hạ Long nói riêng còn thiếu tính liên kết hệ thống, hình thức nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ, chưa tạo ra lợi thế giá trị của các di sản... Do vậy, cần nghiên cứu, xem xét, đánh giá, tiếp cận hoạt động này với tư cách một hình thái kinh tế tổng hợp, mang đặc trưng văn hóa sâu sắc. Từ đó đề ra những giải pháp phù hợp trong quá trình phát triển và đáp ứng các yêu cầu của UNESCO về bảo tồn di sản.
“Với Vịnh Hạ Long, các bạn cần phải "biến nguyên bản thành phiên bản". Tức là phải phát triển các dịch vụ thích hợp, xây dựng những sản phẩm du lịch đặc trưng của TP Hạ Long. Ngoài việc tổ chức các sự kiện văn hóa - du lịch đặc sắc, tầm cỡ thường niên như Carnaval Hạ Long, thành phố cần tổ chức các hoạt động khai thác giá trị di sản văn hóa thường nhật, thường kỳ tại các điểm đến nhất định, phù hợp”, PGS.TS Dương Văn Sáu chia sẻ.
Với quan điểm cần có tầm nhìn về các giá trị di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Kim, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia khẳng định: Trong tầm nhìn và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Hạ Long, thành phố nên đặt sự nghiệp phát triển văn hóa, phát huy tiềm năng của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long trong quan hệ mang tính hệ thống của hàng trăm di tích, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ninh và Hạ Long cần lấy con người là trung tâm của tất cả các mục tiêu phát triển, văn hóa làm điểm tựa khơi dậy lòng tự hào, tình yêu quê hương đất nước và khát vọng vươn lên của người Quảng Ninh; Kiên trì với định hướng phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế di sản, gia tăng hàm lượng khoa học, ứng dụng công nghệ cao, sử dụng năng lượng tái tạo, hạn chế độ phát thải, bảo vệ môi trường.
Phát biểu bế mạc hội thảo, ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch UBND TP Hạ Long, cho rằng các tham luận, ý kiến phát biểu của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và tại Hội thảo đã làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn; phân tích, định hướng, góp ý, tư vấn, khuyến nghị các vấn đề liên quan đến thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế di sản, giúp cho thành phố Hạ Long có cái nhìn toàn diện, sâu sắc ở các góc độ khác nhau về các vấn đề nêu trên, là những tư liệu quý và làm cơ sở quan trọng để thành phố hoạch định chiến lược phát triển trong giai đoạn mới.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch UBND TP Hạ Long phát biểu bế mạc hội thảo.
Chủ tịch TP Hạ Long khẳng định với 44 tham luận gửi về hội thảo từ các chuyên gia đầu ngành về kinh tế sẽ là kim chỉ nang để Hạ Long nghiên cứu, đúc kết đưa ra phương hướng giúp thành phố bước vào thời kỳ Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Những gợi mở, phân tích, định hướng, góp ý, khuyến nghị các vấn đề liên quan đến thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế di sản tại hội thảo sẽ giúp cho thành phố Hạ Long có cái nhìn toàn diện, sâu sắc ở các góc độ khác nhau, đó là những tài sản rất quý báu phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội và quản trị địa phương ngày càng hiệu quả hơn, làm cơ sở quan trọng để thành phố Hạ Long hoạch định chiến lược phát triển trong giai đoạn mới.
Đồng thời, hội thảo cũng làm cơ sở tổng kết thực tiễn 40 năm thực hiện đường lối mới của Đảng trong phát triển kinh tế - xã hội TP Hạ Long để định hướng cho việc xây dựng Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2025-2030 và thực hiện lộ trình gia nhập Mạng lưới thành phố sáng tạo của UNESCO.
Chia sẻ
Đoàn Chi
Ngày 26/12, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) phối hợp Viện Kinh tế, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học “Thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế di sản thành phố Hạ Long trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Tham dự hội thảo có trên 250 đại biểu là các giáo sư, tiến sĩ, các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, di sản, quy hoạch, môi trường, khoa học công nghệ và chuyển đổi số của Việt Nam.
Di sản vịnh Hạ Long giữ vai trò rất quan trọng trong chiến lược tăng trưởng xanh
Phát biểu khai mạc hội thảo, Bí thư Thành ủy Hạ Long - Vũ Quyết Tiến, khẳng định chuyển đổi sang kinh tế xanh, chuyển đổi số, kinh tế di sản đang trở thành xu thế tất yếu, khách quan và là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia, địa phương trên thế giới nhằm phát triển thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường và bảo đảm an toàn công bằng về xã hội.
Quang cảnh hội thảo.
Cùng với việc phát huy các di sản văn hóa địa phương, di sản vịnh Hạ Long giữ vai trò rất quan trọng trong chiến lược tăng trưởng xanh, là động lực trong phát triển du lịch gắn với sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên và bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Bên cạnh đó, với các nỗ lực bảo vệ di sản, các sản phẩm du lịch biển đảo trên Vịnh Hạ Long đã được thành phố xây dựng và phát triển dựa trên giá trị nổi bật toàn cầu của di sản, được khai thác ở tầm quốc gia và quốc tế.
Từ chỗ chỉ đón vài chục nghìn khách tham quan trước khi được công nhận di sản, đến nay mỗi năm Vịnh Hạ Long đón hàng triệu lượt khách tham quan, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế của tỉnh, đưa ngành du lịch - dịch vụ có những bước phát triển nhanh chóng, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời mang tới cho cộng đồng và địa phương những lợi ích thiết thực và bền vững.
Thành phố cũng đã triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển mạnh kinh tế di sản, tạo ra sự đột phá cho nền kinh tế, nâng cao giá trị thương hiệu địa phương, từng bước xây dựng Hạ Long trở thành thành phố của hoa và lễ hội, phát triển hệ sinh thái du lịch Hạ Long trở thành điểm đến hấp dẫn.
Bí thư Thành ủy Hạ Long – Vũ Quyết Tiến kêu gọi các đại biểu tại hội thảo “hiến kế” để giúp kinh tế Hạ Long vươn mình, xứng đáng với những tiềm năng đã có.
Tuy nhiên, theo Bí thư Thành ủy Hạ Long, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và cạnh tranh khu vực, Hạ Long đối mặt với hàng loạt thách thức lớn như: Biến đổi khí hậu và nguy cơ cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; Nguồn thu ngân sách giảm, nhất là các nguồn thu từ đất, gây khó khăn cho việc đầu tư phát triển; Mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế và bảo vệ di sản, đặc biệt là cân bằng giữa công nghiệp hóa và bảo tồn giá trị Vịnh Hạ Long; Tốc độ đô thị hóa nhanh, làm gia tăng nguy cơ ngập lụt và phá vỡ cảnh quan tự nhiên…Những thách thức này đòi hỏi Hạ Long phải có những chiến lược đột phá để tận dụng lợi thế và chuyển đổi những khó khăn thành cơ hội.
“Sự phát triển của thành phố Hạ Long trong hiện tại và tương lai, đang diễn ra trong bối cảnh quốc tế, khu vực có nhiều thay đổi mau lẹ, có nhiều yếu tố mang tính thời đại và nếu tận dụng được thì Thành phố sẽ tiếp tục bứt phá phát triển rất nhanh, bền vững”, Bí thư Thành ủy Hạ Long chia sẻ.
Hạ Long gánh sứ mệnh “nâng tầm Việt Nam
Đánh giá cao về các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long trong xu thế phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế di sản hiện nay, Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn Thủ tướng, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương khẳng định Hạ Long – vùng đất thiêng được “trời cho – rồng chọn” khi thành phố này hội tụ đầy đủ về mặt địa lý và tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch để làm cơ sở vững chắc phát triển kinh tế xanh, kinh té số và kinh tế di sản.
Trước những thách thức trong việc bảo tồn, phát triển di sản Vịnh Hạ Long hiện nay rất cần có sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của chính quyền, các cấp, các ngành và người dân trong việc phối hợp quản lý, bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị của di sản Vịnh Hạ Long.
Các đại biểu, nhà khoa học đóng góp ý kiến tại hội thảo.
“Điều đầu tiên, Quảng Ninh, Hạ Long phải làm là hiểu được thời và thế. Tại sao Hạ Long không thể đi đầu và phải trở thành đô thị toàn cầu, đẳng cấp cao nhất, thử nghiệm các hình mẫu phát triển, đi liền với khẩu hiệu tự quyết, tự làm, tự chịu trách nhiệm”, GS.TS Trần Đình Thiên.
Hạ Long sẽ phải hành động theo cách khác thường, hướng tới những lựa chọn ưu tiên “đặc thù” và hệ giải pháp chiến lược mới, phù hợp xu thế thời đại. Đặc biệt, tỉnh Quảng Ninh cần trao quyền cho TP Hạ Long theo cơ chế “địa phương tự quyết, tự làm, tự chịu trách nhiệm” để thành phố phát huy sức mạnh tự chủ, sáng tạo, giải quyết các vấn đề phát triển trong khuôn khổ Quy hoạch chung đã được phê duyệt.
Thành phố cần coi vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên, là báu vật của loài người, từ đó, xác định đây là tọa độ phát triển ưu tiên tầm quốc gia, đẳng cấp quốc tế. Hạ Long gánh sứ mệnh “nâng tầm Việt Nam” và cung cấp cho thế giới sự tận hưởng cao cấp, tương xứng với giá trị quốc tế của nó.
Gợi mở cho thành phố Hạ Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đưa ra 4 trục ưu tiên và 4 định hướng chiến lực. Trong đó các trục ưu tiên là Phát triển xanh; Đô thị hiện đại – thông minh; Du lịch khác biệt – đẳng cấp; Mở cửa, hội nhập – cạnh tranh quốc tế tầm cao.
Theo PGS.TS Dương Văn Sáu, Trưởng khoa Văn hóa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, cho rằng thực tế cho thấy hiện nay, kinh tế di sản, kinh tế xanh ở các địa phương nói chung, TP Hạ Long nói riêng còn thiếu tính liên kết hệ thống, hình thức nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ, chưa tạo ra lợi thế giá trị của các di sản... Do vậy, cần nghiên cứu, xem xét, đánh giá, tiếp cận hoạt động này với tư cách một hình thái kinh tế tổng hợp, mang đặc trưng văn hóa sâu sắc. Từ đó đề ra những giải pháp phù hợp trong quá trình phát triển và đáp ứng các yêu cầu của UNESCO về bảo tồn di sản.
“Với Vịnh Hạ Long, các bạn cần phải "biến nguyên bản thành phiên bản". Tức là phải phát triển các dịch vụ thích hợp, xây dựng những sản phẩm du lịch đặc trưng của TP Hạ Long. Ngoài việc tổ chức các sự kiện văn hóa - du lịch đặc sắc, tầm cỡ thường niên như Carnaval Hạ Long, thành phố cần tổ chức các hoạt động khai thác giá trị di sản văn hóa thường nhật, thường kỳ tại các điểm đến nhất định, phù hợp”, PGS.TS Dương Văn Sáu chia sẻ.
Với quan điểm cần có tầm nhìn về các giá trị di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Kim, Phó Chủ tịch Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia khẳng định: Trong tầm nhìn và chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Hạ Long, thành phố nên đặt sự nghiệp phát triển văn hóa, phát huy tiềm năng của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long trong quan hệ mang tính hệ thống của hàng trăm di tích, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh.
Quảng Ninh và Hạ Long cần lấy con người là trung tâm của tất cả các mục tiêu phát triển, văn hóa làm điểm tựa khơi dậy lòng tự hào, tình yêu quê hương đất nước và khát vọng vươn lên của người Quảng Ninh; Kiên trì với định hướng phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế di sản, gia tăng hàm lượng khoa học, ứng dụng công nghệ cao, sử dụng năng lượng tái tạo, hạn chế độ phát thải, bảo vệ môi trường.
Phát biểu bế mạc hội thảo, ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch UBND TP Hạ Long, cho rằng các tham luận, ý kiến phát biểu của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý và tại Hội thảo đã làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn; phân tích, định hướng, góp ý, tư vấn, khuyến nghị các vấn đề liên quan đến thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế di sản, giúp cho thành phố Hạ Long có cái nhìn toàn diện, sâu sắc ở các góc độ khác nhau về các vấn đề nêu trên, là những tư liệu quý và làm cơ sở quan trọng để thành phố hoạch định chiến lược phát triển trong giai đoạn mới.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch UBND TP Hạ Long phát biểu bế mạc hội thảo.
Chủ tịch TP Hạ Long khẳng định với 44 tham luận gửi về hội thảo từ các chuyên gia đầu ngành về kinh tế sẽ là kim chỉ nang để Hạ Long nghiên cứu, đúc kết đưa ra phương hướng giúp thành phố bước vào thời kỳ Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Những gợi mở, phân tích, định hướng, góp ý, khuyến nghị các vấn đề liên quan đến thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế di sản tại hội thảo sẽ giúp cho thành phố Hạ Long có cái nhìn toàn diện, sâu sắc ở các góc độ khác nhau, đó là những tài sản rất quý báu phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội và quản trị địa phương ngày càng hiệu quả hơn, làm cơ sở quan trọng để thành phố Hạ Long hoạch định chiến lược phát triển trong giai đoạn mới.
Đồng thời, hội thảo cũng làm cơ sở tổng kết thực tiễn 40 năm thực hiện đường lối mới của Đảng trong phát triển kinh tế - xã hội TP Hạ Long để định hướng cho việc xây dựng Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2025-2030 và thực hiện lộ trình gia nhập Mạng lưới thành phố sáng tạo của UNESCO.
Chia sẻ
Đoàn Chi