Hải Vy
Well-known member
Cùng The Samhouse đọc sách!
Tiểu thuyết mới của Hồ Anh Thái - "Hà Nội nhiều mây có lúc có mưa ngâu" - viết về thủ đô thời chiến qua góc nhìn kỳ ảo.
Nhân vật chính là Phan - một chiến sĩ trẻ có khả năng nhìn xuyên qua những bức tường. Khả năng này của anh được khai thác nhằm phát hiện những hoạt động chống phá ngầm khi máy bay địch đang dội bom xuống thủ đô. Một thời gian, anh được giao làm việc dưới một căn hầm chuyên lo việc lập hồ sơ tử sĩ. Ở đây, anh hàng ngày "giao tiếp" với các chiến sĩ khi họ "chờ đến lượt trình diện và được anh vào sổ, chờ anh viết giấy báo tử đưa lên cho chỉ huy ký tên rồi đóng dấu".
Tác giả viết: "Hàng người cứ thế lặng lẽ nhích lên từng bước. Tầng hầm ngột ngạt. Tôi, thượng úy tiểu đoàn phó. Tôi, trung sĩ tiểu đội trưởng. Tôi, chiến sĩ thông tin. Tôi, chiến sĩ cần vụ của trung đoàn trưởng. Hầu như ai trong họ cũng nằn nì, đồng chí thông cảm, đồng chí gửi giấy báo sớm cho mẹ tôi cho vợ tôi cho ông tôi. Gia đình tôi vẫn tưởng tôi còn sống và đang chiến đấu. Gia đình tôi nghe tin đồn tôi mất tích mấy năm rồi, lẩn lút ở đâu đấy, ông thầy bói trong làng còn bảo tôi đã sang Mỹ rồi, sang Mỹ mà suy diễn ra thì chỉ có chiêu hồi theo địch, oan tôi lắm, đồng chí gửi giấy báo ngay giúp tôi".
Phan tin rằng anh nghe được câu chuyện của từng chiến sĩ qua mỗi dòng tin, về việc họ đã hy sinh ra sao, nhắn gửi điều gì với người ở lại. Trong đó, có câu chuyện của liệt sĩ Đỗ Văn Thiện và những lời nhắn cuối cùng dành cho người vợ. Bằng một cách nào đó, Phan gặp được vợ của liệt sĩ này - Vũ Thị Ngọc Thu, một nữ nghệ sĩ chăm sóc bốn con hổ xiếc.
Câu chuyện hiện thực và huyền ảo mở rộng dần ra, tái dựng không khí ở Hà Nội những ngày tháng chống cuộc tấn công từ trên không của các kiểu pháo đài bay. Những con người bình thường, giản dị và kỳ lạ, tất thảy tạo nên gương mặt thủ đô trong những năm tháng bi hùng.
Tiểu thuyết "Hà Nội nhiều mây có lúc có mưa ngâu" của Hồ Anh Thái, in lần thứ nhất năm 2022. Ảnh: Nhà xuất bản Trẻ
Với Hà Nội nhiều mây có lúc có mưa ngâu, một lần nữa văn chương Hồ Anh Thái xóa nhòa ranh giới về không gian, thời gian cùng những lằn ranh cụ thể khác, để soi chiếu và trình hiện trước độc giả một hiện thực lịch sử đa chiều. Tiểu thuyết là câu chuyện về nhiều cuộc đời trong một cuộc đời chung, một "hoàn cảnh lớn" là đất nước thời chiến. Các nhân vật sống trọn vẹn với vẻ đẹp tâm hồn mình, với những đam mê hay những trăn trở của bản thân.
"Có lẽ ngay từ ngày ấy, tác giả này đã ý thức rằng tác phẩm văn học muốn hòa nhập được với dòng văn học chảy ào ạt ngoài kia của thế giới thì đừng có quá lệ thuộc vào hiện thực giản đơn", nhà văn Lê Minh Khuê nói. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Nga nhận xét: "Yếu tố kỳ ảo phủ lên văn chương Hồ Anh Thái một bầu không khí siêu thực, hư ảo, huyền hồ vừa độc đáo vừa quyến rũ". Nhà văn Ma Văn Kháng đánh giá bút pháp linh hoạt, tinh tế, hóm hỉnh, giàu khám phá bất ngờ và gần như phi cổ điển, khiến người đọc khó rời mỗi trang viết.
Hồ Anh Thái sinh năm 1960, được xem như một một hiện tượng văn chương Việt Nam thời hậu chiến. Ông từng tham dự các trại sáng tác ở nước ngoài và nhiều hội nghị văn học quốc tế ở các lục địa. Hồ Anh Thái được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội hai nhiệm kỳ (2000-2010). Ông còn là nhà ngoại giao - Phó Đại sứ Việt Nam tại Iran (2011-2015) và Tham tán công sứ, Phó Đại sứ Việt Nam tại Indonesia (2015-2018).
Nhà văn từng cho rằng đọc tiểu thuyết tức là ta đang được sống nhiều cuộc đời. Cùng tính chất của tiểu thuyết và những chất liệu tưởng chừng vô cùng quen thuộc trong đời sống lịch sử - xã hội, ngòi bút Hồ Anh Thái đã khai mở những vỉa tầng hiện thực sinh động trong hàng loạt sáng tác ghi dấu ấn với công chúng nhiều năm qua như Dấu về gió xóa, Trong sương hồng hiện ra, SBC là săn bắt chuột, Tự sự 265 ngày. Ông có bút lực dồi dào, đa dạng về đề tài, phong cách. Trước Hà Nội nhiều mây có lúc có mưa ngâu, ông ra mắt tiểu thuyết Đức Phật, Nữ chúa và điệp viên, quý I/2022.
Tiểu thuyết mới của Hồ Anh Thái - "Hà Nội nhiều mây có lúc có mưa ngâu" - viết về thủ đô thời chiến qua góc nhìn kỳ ảo.
Nhân vật chính là Phan - một chiến sĩ trẻ có khả năng nhìn xuyên qua những bức tường. Khả năng này của anh được khai thác nhằm phát hiện những hoạt động chống phá ngầm khi máy bay địch đang dội bom xuống thủ đô. Một thời gian, anh được giao làm việc dưới một căn hầm chuyên lo việc lập hồ sơ tử sĩ. Ở đây, anh hàng ngày "giao tiếp" với các chiến sĩ khi họ "chờ đến lượt trình diện và được anh vào sổ, chờ anh viết giấy báo tử đưa lên cho chỉ huy ký tên rồi đóng dấu".
Tác giả viết: "Hàng người cứ thế lặng lẽ nhích lên từng bước. Tầng hầm ngột ngạt. Tôi, thượng úy tiểu đoàn phó. Tôi, trung sĩ tiểu đội trưởng. Tôi, chiến sĩ thông tin. Tôi, chiến sĩ cần vụ của trung đoàn trưởng. Hầu như ai trong họ cũng nằn nì, đồng chí thông cảm, đồng chí gửi giấy báo sớm cho mẹ tôi cho vợ tôi cho ông tôi. Gia đình tôi vẫn tưởng tôi còn sống và đang chiến đấu. Gia đình tôi nghe tin đồn tôi mất tích mấy năm rồi, lẩn lút ở đâu đấy, ông thầy bói trong làng còn bảo tôi đã sang Mỹ rồi, sang Mỹ mà suy diễn ra thì chỉ có chiêu hồi theo địch, oan tôi lắm, đồng chí gửi giấy báo ngay giúp tôi".
Phan tin rằng anh nghe được câu chuyện của từng chiến sĩ qua mỗi dòng tin, về việc họ đã hy sinh ra sao, nhắn gửi điều gì với người ở lại. Trong đó, có câu chuyện của liệt sĩ Đỗ Văn Thiện và những lời nhắn cuối cùng dành cho người vợ. Bằng một cách nào đó, Phan gặp được vợ của liệt sĩ này - Vũ Thị Ngọc Thu, một nữ nghệ sĩ chăm sóc bốn con hổ xiếc.
Câu chuyện hiện thực và huyền ảo mở rộng dần ra, tái dựng không khí ở Hà Nội những ngày tháng chống cuộc tấn công từ trên không của các kiểu pháo đài bay. Những con người bình thường, giản dị và kỳ lạ, tất thảy tạo nên gương mặt thủ đô trong những năm tháng bi hùng.
Tiểu thuyết "Hà Nội nhiều mây có lúc có mưa ngâu" của Hồ Anh Thái, in lần thứ nhất năm 2022. Ảnh: Nhà xuất bản Trẻ
Với Hà Nội nhiều mây có lúc có mưa ngâu, một lần nữa văn chương Hồ Anh Thái xóa nhòa ranh giới về không gian, thời gian cùng những lằn ranh cụ thể khác, để soi chiếu và trình hiện trước độc giả một hiện thực lịch sử đa chiều. Tiểu thuyết là câu chuyện về nhiều cuộc đời trong một cuộc đời chung, một "hoàn cảnh lớn" là đất nước thời chiến. Các nhân vật sống trọn vẹn với vẻ đẹp tâm hồn mình, với những đam mê hay những trăn trở của bản thân.
"Có lẽ ngay từ ngày ấy, tác giả này đã ý thức rằng tác phẩm văn học muốn hòa nhập được với dòng văn học chảy ào ạt ngoài kia của thế giới thì đừng có quá lệ thuộc vào hiện thực giản đơn", nhà văn Lê Minh Khuê nói. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Nga nhận xét: "Yếu tố kỳ ảo phủ lên văn chương Hồ Anh Thái một bầu không khí siêu thực, hư ảo, huyền hồ vừa độc đáo vừa quyến rũ". Nhà văn Ma Văn Kháng đánh giá bút pháp linh hoạt, tinh tế, hóm hỉnh, giàu khám phá bất ngờ và gần như phi cổ điển, khiến người đọc khó rời mỗi trang viết.
Hồ Anh Thái sinh năm 1960, được xem như một một hiện tượng văn chương Việt Nam thời hậu chiến. Ông từng tham dự các trại sáng tác ở nước ngoài và nhiều hội nghị văn học quốc tế ở các lục địa. Hồ Anh Thái được bầu làm Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội hai nhiệm kỳ (2000-2010). Ông còn là nhà ngoại giao - Phó Đại sứ Việt Nam tại Iran (2011-2015) và Tham tán công sứ, Phó Đại sứ Việt Nam tại Indonesia (2015-2018).
Nhà văn từng cho rằng đọc tiểu thuyết tức là ta đang được sống nhiều cuộc đời. Cùng tính chất của tiểu thuyết và những chất liệu tưởng chừng vô cùng quen thuộc trong đời sống lịch sử - xã hội, ngòi bút Hồ Anh Thái đã khai mở những vỉa tầng hiện thực sinh động trong hàng loạt sáng tác ghi dấu ấn với công chúng nhiều năm qua như Dấu về gió xóa, Trong sương hồng hiện ra, SBC là săn bắt chuột, Tự sự 265 ngày. Ông có bút lực dồi dào, đa dạng về đề tài, phong cách. Trước Hà Nội nhiều mây có lúc có mưa ngâu, ông ra mắt tiểu thuyết Đức Phật, Nữ chúa và điệp viên, quý I/2022.
Trích theo: Di Ca