Thanh Thúy
Well-known member
Không hẹn mà gặp, 2 "ông lớn" công nghệ là Samsung và Motorola đã đồng loạt cho ra mắt 2 mẫu smartphone màn hình có thể uốn cong, giúp dễ dàng biến hóa thành một chiếc smartwatch để đeo lên tay.
Samsung giới thiệu ý tưởng smartphone màn hình uốn cong
Tại Hội nghị Di động Thế giới (MWC) đang diễn ra ở Barcelona, Tây Ban Nha, Samsung đã giới thiệu nguyên mẫu thử nghiệm của chiếc smartphone với khả năng uốn cong màn hình để đeo vào cổ tay, tương tự như một chiếc smartwatch.
Samsung Cling Band ở chế độ thông thường, mặt dưới là camera và cảm biến đo nhịp tim (Ảnh: Phandroid).
Sản phẩm có tên gọi Cling Band, có bề ngoài như một chiếc smartphone thông thường, với thiết kế dạng phẳng truyền thống, mặt sau là camera. Tuy nhiên, điểm nhấn của sản phẩm đó là trang bị màn hình công nghệ OLED có khả năng uốn cong, với phần thân máy được thiết kế dạng rãnh, giúp bẻ cong dễ dàng.
Thân máy với thiết kế đặc biệt giúp sản phẩm có thể uốn cong (Ảnh: Phandroid).
Người dùng có thể bẻ cong thiết bị để mang lên cổ tay của mình. Cling Band cũng được trang bị cảm biến đo nhịp tim ở mặt dưới, giúp sản phẩm có thể hoạt động như một chiếc smartwatch khi đeo lên cổ tay, với các tính năng theo dõi sức khỏe người dùng.
Cling Band khi uốn cong và đeo lên cổ tay (Ảnh: SamMobile).
Tuy nhiên, kích thước của Cling Band vẫn khá dày và thô, do vậy việc đeo một thiết bị như vậy lên cổ tay để sử dụng như một chiếc smartwatch rõ ràng không phải là ý tưởng hay.
Dường như, Cling Band chỉ là sản phẩm để Samsung "khoe" về công nghệ màn hình OLED uốn cong của hãng. Do vậy, nhiều khả năng Cling Band sẽ chỉ dừng lại ở mức sản phẩm ý tưởng, thay vì được phát triển để thương mại hóa.
Motorola cũng ra mắt sản phẩm tương tự tại MWC 2024
Không hẹn mà gặp, Motorola cũng đã giới thiệu một sản phẩm với thiết kế và cách thức hoạt động tương tự Cling Band tại MWC năm nay.
Sản phẩm của Motorola vẫn chưa có tên gọi cụ thể, nhưng thiết kế và cách sử dụng của sản phẩm tương tự Cling Band của Samsung. Khi sử dụng ở chế độ bình thường, người dùng sẽ sở hữu một chiếc smartphone kích thước màn hình 6,9-inch, sử dụng công nghệ pOLED với độ phân giải Full HD+.
Chiếc smartphone của Motorola với khả năng bẻ cong màn hình ấn tượng (Ảnh: PCMag).
Tuy nhiên, khác với Cling Band, chiếc smartphone màn hình uốn cong của Motorola lại không được trang bị cảm biến đo nhịp tim hay camera. Mặt lưng của sản phẩm sử dụng chất liệu vải mềm, giúp tạo cảm giác êm ái khi đeo vào tay.
Mặt dưới của sản phẩm bọc nhung để tạo cảm giác êm tay khi đeo. Ngoài ra, người dùng cũng có thể móc thêm dây đeo tay cho sản phẩm (Ảnh: PCMag).
Chiếc smartphone của Motorola được đánh giá là mềm mại hơn và có khả năng uốn cong tốt hơn so với màn hình của Cling Band. Tuy nhiên, khi đeo sản phẩm lên tay vẫn tạo cảm giác thô, nặng và vướng víu.
Chiếc smartphone của Motorola khi đeo lên cổ tay (Ảnh: PCMag).
Cũng như Cling Band, nhiều khả năng chiếc smartphone màn hình uốn cong của Motorola cũng sẽ chỉ dừng lại ở mức sản phẩm ý tưởng và khó có thể phát triển để trở thành một chiếc smartphone thương mại.
Trên thực tế, ý tưởng smartphone màn hình có khả năng uốn cong để mang lên tay không phải là mới.
Vào năm 2016, Moxi Group, một công ty khởi nghiệp công nghệ có trụ sở tại Trùng Khánh (Trung Quốc) đã giới thiệu mẫu smartphone có khả năng uốn cong màn hình để đeo lên tay như smartwatch.
Chiếc smartphone màn hình uốn cong của Moxi Group. Bên cạnh phần màn hình có thể uốn cong, vẫn còn một phần thiết bị được giữ thẳng để chứa các linh kiện bên trong (Ảnh: Moxi).
Moxi Group đã sử dụng graphene, chất liệu mỏng nhất thế giới nhưng vẫn đảm bảo được độ mạnh, trong suốt và khả năng uốn cong, để làm chất liệu cho màn hình của sản phẩm
Sản phẩm sau đó được bán ra tại thị trường Trung Quốc với mức giá 5.000 tệ (tương đương 760 USD vào thời điểm đó). Tuy nhiên, chiếc smartphone này không được người dùng đón nhận và sớm bị "khai tử".
Samsung giới thiệu ý tưởng smartphone màn hình uốn cong
Tại Hội nghị Di động Thế giới (MWC) đang diễn ra ở Barcelona, Tây Ban Nha, Samsung đã giới thiệu nguyên mẫu thử nghiệm của chiếc smartphone với khả năng uốn cong màn hình để đeo vào cổ tay, tương tự như một chiếc smartwatch.
Samsung Cling Band ở chế độ thông thường, mặt dưới là camera và cảm biến đo nhịp tim (Ảnh: Phandroid).
Sản phẩm có tên gọi Cling Band, có bề ngoài như một chiếc smartphone thông thường, với thiết kế dạng phẳng truyền thống, mặt sau là camera. Tuy nhiên, điểm nhấn của sản phẩm đó là trang bị màn hình công nghệ OLED có khả năng uốn cong, với phần thân máy được thiết kế dạng rãnh, giúp bẻ cong dễ dàng.
Thân máy với thiết kế đặc biệt giúp sản phẩm có thể uốn cong (Ảnh: Phandroid).
Người dùng có thể bẻ cong thiết bị để mang lên cổ tay của mình. Cling Band cũng được trang bị cảm biến đo nhịp tim ở mặt dưới, giúp sản phẩm có thể hoạt động như một chiếc smartwatch khi đeo lên cổ tay, với các tính năng theo dõi sức khỏe người dùng.
Cling Band khi uốn cong và đeo lên cổ tay (Ảnh: SamMobile).
Tuy nhiên, kích thước của Cling Band vẫn khá dày và thô, do vậy việc đeo một thiết bị như vậy lên cổ tay để sử dụng như một chiếc smartwatch rõ ràng không phải là ý tưởng hay.
Dường như, Cling Band chỉ là sản phẩm để Samsung "khoe" về công nghệ màn hình OLED uốn cong của hãng. Do vậy, nhiều khả năng Cling Band sẽ chỉ dừng lại ở mức sản phẩm ý tưởng, thay vì được phát triển để thương mại hóa.
Motorola cũng ra mắt sản phẩm tương tự tại MWC 2024
Không hẹn mà gặp, Motorola cũng đã giới thiệu một sản phẩm với thiết kế và cách thức hoạt động tương tự Cling Band tại MWC năm nay.
Sản phẩm của Motorola vẫn chưa có tên gọi cụ thể, nhưng thiết kế và cách sử dụng của sản phẩm tương tự Cling Band của Samsung. Khi sử dụng ở chế độ bình thường, người dùng sẽ sở hữu một chiếc smartphone kích thước màn hình 6,9-inch, sử dụng công nghệ pOLED với độ phân giải Full HD+.
Chiếc smartphone của Motorola với khả năng bẻ cong màn hình ấn tượng (Ảnh: PCMag).
Tuy nhiên, khác với Cling Band, chiếc smartphone màn hình uốn cong của Motorola lại không được trang bị cảm biến đo nhịp tim hay camera. Mặt lưng của sản phẩm sử dụng chất liệu vải mềm, giúp tạo cảm giác êm ái khi đeo vào tay.
Mặt dưới của sản phẩm bọc nhung để tạo cảm giác êm tay khi đeo. Ngoài ra, người dùng cũng có thể móc thêm dây đeo tay cho sản phẩm (Ảnh: PCMag).
Chiếc smartphone của Motorola được đánh giá là mềm mại hơn và có khả năng uốn cong tốt hơn so với màn hình của Cling Band. Tuy nhiên, khi đeo sản phẩm lên tay vẫn tạo cảm giác thô, nặng và vướng víu.
Chiếc smartphone của Motorola khi đeo lên cổ tay (Ảnh: PCMag).
Cũng như Cling Band, nhiều khả năng chiếc smartphone màn hình uốn cong của Motorola cũng sẽ chỉ dừng lại ở mức sản phẩm ý tưởng và khó có thể phát triển để trở thành một chiếc smartphone thương mại.
Trên thực tế, ý tưởng smartphone màn hình có khả năng uốn cong để mang lên tay không phải là mới.
Vào năm 2016, Moxi Group, một công ty khởi nghiệp công nghệ có trụ sở tại Trùng Khánh (Trung Quốc) đã giới thiệu mẫu smartphone có khả năng uốn cong màn hình để đeo lên tay như smartwatch.
Chiếc smartphone màn hình uốn cong của Moxi Group. Bên cạnh phần màn hình có thể uốn cong, vẫn còn một phần thiết bị được giữ thẳng để chứa các linh kiện bên trong (Ảnh: Moxi).
Moxi Group đã sử dụng graphene, chất liệu mỏng nhất thế giới nhưng vẫn đảm bảo được độ mạnh, trong suốt và khả năng uốn cong, để làm chất liệu cho màn hình của sản phẩm
Sản phẩm sau đó được bán ra tại thị trường Trung Quốc với mức giá 5.000 tệ (tương đương 760 USD vào thời điểm đó). Tuy nhiên, chiếc smartphone này không được người dùng đón nhận và sớm bị "khai tử".