Từ Minh Quân
Well-known member
Nhà sản xuất chip Trung Quốc YMTC kiện Micron Technology vi phạm tám bằng sáng chế liên quan đến công nghệ trên chip nhớ.
Trong đơn kiện được gửi đến tòa án Mỹ mới đây, Yangtze Memory Technologies Corp (YMTC) cho rằng Micron và bộ phận sản phẩm tiêu dùng của công ty này đã sử dụng các công nghệ được cấp bằng sáng chế của mình nhằm giành thị phần cũng như chống lại sự cạnh tranh từ chính họ, nhưng không chi trả một cách phù hợp.
Trong chia sẻ với Reuters hôm 12/11, YMTC cho biết chưa thể đưa ra các thông tin chi tiết về đơn kiện, nhưng cho biết hãng chip của Mỹ đã "vi phạm bằng sáng chế liên quan đến thiết kế, sản xuất và vận hành của công nghệ 3D NAND". Đây là công nghệ này cho phép các ô nhớ xếp chồng lên nhau theo chiều dọc để tăng mật độ lưu trữ và là một trong những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.
Trên cổng thông tin kinh doanh của Trung Quốc, YMTC cho biết vụ kiện nhằm "chấm dứt việc Micron sử dụng rộng rãi và trái phép các cải tiến đã được cấp bằng sáng chế" của họ. Ngoài ra, công ty này cũng cho rằng vụ kiện sẽ hóa giải các nỗ lực của Micron trong việc đẩy YMTC ra khỏi thị trường 3D NAND Flash. Các sản phẩm được đề cập trong vụ kiện bao gồm các chip nhớ flash NAND 96, 128, 176 và 232 lớp của YMTC.
Micron từ chối bình luận về vụ kiện do đang trong quá trình chờ xử lý.
Logo trên trụ sở Micron tại Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Cả hai công ty đều đang nhắm tới mảng chip nhớ. Micron nổi tiếng với các sản phẩm chip nhớ flash NAND cũng như DRAM, là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Samsung Electronics, SK Hynix của Hàn Quốc, hay Kioxia và Toshiba của Nhật Bản. Trung Quốc cũng từng là thị trường lớn nhất của Micron khi chiếm một nửa doanh thu 20 tỷ USD của hãng vào năm 2017, trước khi giảm xuống còn 16% vào năm 2022.
Trong khi đó, YMTC vốn là tên tuổi nhỏ hơn trên thị trường và năm ngoái đã bị đưa vào danh sách cấm mua một số linh kiện của Mỹ. Tuy nhiên, đây được coi là niềm hy vọng mới của Trung Quốc khi đã có những thành tựu đột phá với công nghệ 3D NAND. Hồi tháng 10, công ty nghiên cứu TechInsights phát hiện chip nhớ 3D NAND của YMTC xuất hiện trong một ổ SSD ra mắt lặng lẽ từ tháng 7.
Trang GlobalTimes của Trung Quốc dẫn lời một số nhà phân tích cho rằng, vụ kiện là hành động mang tính bước ngoặt của các công ty chip nhớ Trung Quốc, và cho thấy sự tự tin về công nghệ.
"Vụ kiện cho thấy các công ty chip nhớ của Trung Quốc đã chính thức phát động cuộc phản công nhắm vào các công ty Mỹ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ", Ma Jihua, một nhà phân tích làm việc tại Bắc Kinh đánh giá. "Nó cũng cho thấy các nhà sản xuất chip Trung Quốc đã hình thành một chuỗi hoàn chỉnh từ nghiên cứu, phát triển công nghệ cho tới sản xuất chip nhớ, mà không bị ảnh hưởng bởi các rào cản pháp lý".
Ngoài ra, đây có thể là đòn trả đũa của các công ty Trung Quốc trước các ông lớn bán dẫn của Mỹ. Năm 2017, Micron từng kiện hai công ty chip của Trung Quốc là JHICC và UMC tại Mỹ vì cho rằng nhân viên JHICC đã đánh cắp một số sáng chế. Một năm sau, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đưa JHICC vào danh sách thực thể kiểm soát xuất khẩu.
Theo nhà phân tích Ma Jihua, sở hữu trí tuệ vốn là sản phẩm của sự hợp tác toàn cầu, tức các bên cấp phép lẫn nhau vì mục đích hợp tác thương mại. Tuy nhiên, hành động khi đó của Micron "là một ví dụ tồi cho sự hợp tác".
Trong đơn kiện được gửi đến tòa án Mỹ mới đây, Yangtze Memory Technologies Corp (YMTC) cho rằng Micron và bộ phận sản phẩm tiêu dùng của công ty này đã sử dụng các công nghệ được cấp bằng sáng chế của mình nhằm giành thị phần cũng như chống lại sự cạnh tranh từ chính họ, nhưng không chi trả một cách phù hợp.
Trong chia sẻ với Reuters hôm 12/11, YMTC cho biết chưa thể đưa ra các thông tin chi tiết về đơn kiện, nhưng cho biết hãng chip của Mỹ đã "vi phạm bằng sáng chế liên quan đến thiết kế, sản xuất và vận hành của công nghệ 3D NAND". Đây là công nghệ này cho phép các ô nhớ xếp chồng lên nhau theo chiều dọc để tăng mật độ lưu trữ và là một trong những công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.
Trên cổng thông tin kinh doanh của Trung Quốc, YMTC cho biết vụ kiện nhằm "chấm dứt việc Micron sử dụng rộng rãi và trái phép các cải tiến đã được cấp bằng sáng chế" của họ. Ngoài ra, công ty này cũng cho rằng vụ kiện sẽ hóa giải các nỗ lực của Micron trong việc đẩy YMTC ra khỏi thị trường 3D NAND Flash. Các sản phẩm được đề cập trong vụ kiện bao gồm các chip nhớ flash NAND 96, 128, 176 và 232 lớp của YMTC.
Micron từ chối bình luận về vụ kiện do đang trong quá trình chờ xử lý.
Logo trên trụ sở Micron tại Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Cả hai công ty đều đang nhắm tới mảng chip nhớ. Micron nổi tiếng với các sản phẩm chip nhớ flash NAND cũng như DRAM, là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Samsung Electronics, SK Hynix của Hàn Quốc, hay Kioxia và Toshiba của Nhật Bản. Trung Quốc cũng từng là thị trường lớn nhất của Micron khi chiếm một nửa doanh thu 20 tỷ USD của hãng vào năm 2017, trước khi giảm xuống còn 16% vào năm 2022.
Trong khi đó, YMTC vốn là tên tuổi nhỏ hơn trên thị trường và năm ngoái đã bị đưa vào danh sách cấm mua một số linh kiện của Mỹ. Tuy nhiên, đây được coi là niềm hy vọng mới của Trung Quốc khi đã có những thành tựu đột phá với công nghệ 3D NAND. Hồi tháng 10, công ty nghiên cứu TechInsights phát hiện chip nhớ 3D NAND của YMTC xuất hiện trong một ổ SSD ra mắt lặng lẽ từ tháng 7.
Trang GlobalTimes của Trung Quốc dẫn lời một số nhà phân tích cho rằng, vụ kiện là hành động mang tính bước ngoặt của các công ty chip nhớ Trung Quốc, và cho thấy sự tự tin về công nghệ.
"Vụ kiện cho thấy các công ty chip nhớ của Trung Quốc đã chính thức phát động cuộc phản công nhắm vào các công ty Mỹ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ", Ma Jihua, một nhà phân tích làm việc tại Bắc Kinh đánh giá. "Nó cũng cho thấy các nhà sản xuất chip Trung Quốc đã hình thành một chuỗi hoàn chỉnh từ nghiên cứu, phát triển công nghệ cho tới sản xuất chip nhớ, mà không bị ảnh hưởng bởi các rào cản pháp lý".
Ngoài ra, đây có thể là đòn trả đũa của các công ty Trung Quốc trước các ông lớn bán dẫn của Mỹ. Năm 2017, Micron từng kiện hai công ty chip của Trung Quốc là JHICC và UMC tại Mỹ vì cho rằng nhân viên JHICC đã đánh cắp một số sáng chế. Một năm sau, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đưa JHICC vào danh sách thực thể kiểm soát xuất khẩu.
Theo nhà phân tích Ma Jihua, sở hữu trí tuệ vốn là sản phẩm của sự hợp tác toàn cầu, tức các bên cấp phép lẫn nhau vì mục đích hợp tác thương mại. Tuy nhiên, hành động khi đó của Micron "là một ví dụ tồi cho sự hợp tác".