Hàng không thế giới đạt lượng khách kỷ lục

Nguyễn Thị Hồng

Well-known member
Hàng không thế giới đạt lượng khách kỷ lục
Ngành hàng không đang tiến đến doanh thu nghìn tỷ USD và 5 tỷ lượt hành khách trong năm nay, mức kỷ lục sau đại dịch.

Theo thông tin được Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế (IATA) đưa ra hôm 3/6, các hàng không dự kiến đạt lợi nhuận ròng 30 tỷ USD trong năm nay, tăng so với ước tính trước đó là 25,7 tỷ USD.

Tuy nhiên, tổng chi phí cũng đạt mức cao kỷ lục khi tăng 9,4% lên 936 tỷ USD. Nhiều hãng sử dụng nhiên liệu hóa thạch cũng chịu áp lực góp phần vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu cũng như hướng tới cam kết đạt mức phát thải carbon bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.

Hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP HCM cuối tháng 4. Ảnh: Gia Minh
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 454.625px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP HCM. Ảnh: Gia Minh

Hành khách tại sân bay Tân Sơn Nhất, TP HCM cuối tháng 4. Ảnh: Gia Minh

Phát biểu tại cuộc họp thường niên của ngành ở Dubai cùng ngày, Tổng giám đốc IATA Willie Walsh cho rằng lợi nhuận ròng dự kiến 30 tỷ USD trong năm nay là "một thành tựu tuyệt vời khi xét đến những thiệt hại nặng nề do đại dịch gây ra".

Covid-19 khiến ngành hàng không rơi vào khủng hoảng, dừng hoạt động đội bay và mất hàng nghìn việc làm, thiệt hại 183 tỷ USD trong 3 năm 2020-2022.

Bất chấp nhận định phục hồi cao kỷ lục trong năm nay, ngành hàng không thế giới vẫn còn đối mặt nhiều khó khăn. Lợi nhuận tăng nhưng chi phí bỏ ra cũng cao kỷ lục. Tỷ suất lợi nhuận ròng chỉ đạt 3,1%, tương đương các hãng bay lãi hơn 6 USD mỗi khách và cao hơn không đáng kể so với 3% của năm 2023.

"Chỉ kiếm được 6,14 USD trên mỗi khách cho thấy lợi nhuận của chúng tôi mỏng đến mức nào", Walsh nói và cho rằng lãi đó "chỉ bằng một ly cà phê ở một số nơi trên thế giới".

Các hãng bay cũng đang đối mặt với chi phí tăng do thiếu phụ tùng thay thế, nhân công cũng như các thách thức liên quan biến đổi khí hậu như đường băng bị ngập nước, cháy rừng.

Tháng 4, sân bay bận rộn nhất thế giới Dubai của UAE đã phải đóng cửa do lũ lụt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hơn 2.000 chuyến bay. Theo các nhà khoa học khí tượng, lượng mưa cực lớn ở sa mạc UAE có thể trở nên trầm trọng hơn do nóng lên toàn cầu.

Người đàn ông bước đi trong nước lũ, phía sau là tòa tháp Burj Khalifa ở Dubai, UAE, hôm 17/4. Ảnh: Reuters
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 407.875px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Người đàn ông bước đi trong nước lũ, phía sau là tòa tháp Burj Khalifa ở Dubai, UAE, hôm 17/4. Ảnh: Reuters

Người đàn ông bước đi trong nước lũ, phía sau là tòa tháp Burj Khalifa ở Dubai, UAE, hôm 17/4. Ảnh: Reuters

Vận tải hàng không gây ra gần 3% lượng khí thải CO2 toàn cầu, mức độ này được cho là "nguy hiểm" vì chỉ phục vụ một bộ phận nhỏ dân số thế giới.

Ngày 2/6, IATA cho biết sản lượng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) khai thác từ các nguồn tái tạo, tăng gấp 3 lần trong năm 2024 lên 1,9 tỷ lít, tương đương 1,5 triệu tấn. Nhưng SAF chỉ chiếm 0,53% nhu cầu nhiên liệu của ngành trong năm nay.
 
Bên trên