Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Mùng 4 Tết, du khách đổ về các điểm du lịch trên cả nước vui chơi, du xuân, khiến đường dẫn vào nhiều nơi như Sa Pa, Hà Giang, Huế ùn tắc.
Sáng 13/2 (mùng 4 Tết), khu vực dốc Thẩm Mã, đèo Mã Pì Lèng xảy ra tình trạng ùn tắc, khiến du khách qua đèo Mã Pì Lèng mất hơn một tiếng, so với khoảng 20 phút vào ngày thường. Đại diện Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn cho biết các khách sạn, homestay trên địa bàn gần như kín phòng. Thống kê sơ bộ cho thấy dịp Tết có khoảng 300.000 du khách ghé thăm các điểm tham quan trong công viên địa chất.
Linh Hữu Khương, quản lý Bibi Ha Giang Tour - đơn vị chuyên phục vụ khách quốc tế nhóm nhỏ, nói bắt đầu mở lại các tour Hà Giang từ 12/2. Nắm được đặc thù dịp Tết, các tour của công ty dịp này chủ yếu khám phá các vùng ít khách du lịch và bỏ qua trải nghiệm ngồi thuyền khám phá sông Nho Quế, thăm cột cờ Lũng Cú để tránh cảnh chen chúc. Dù vậy, hành trình vẫn đi qua một số điểm "nóng" như Mã Pì Lèng, Cổng Trời, khiến việc "di chuyển rất khổ, xe xếp hàng dài". Ảnh: Hoàng Xuân Đôn
Trong hai ngày mùng 3 và mùng 4, các điểm vui chơi, giải trí, dịch vụ ở trung tâm Sa Pa đều chật kín khách. Anh Bùi Quyết, quản lý nhóm tư vấn du lịch Sa Pa trên Facebook cho biết tình hình "quá tải" trong ngày mùng 4 đã giảm so với ngày mùng 3, nhưng các tuyến đường ở trung tâm đoạn gần Nhà Thờ đá vẫn ùn tắc cục bộ.
Đường từ Sa Pa xuống bản Cát Cát nhỏ và đang sửa chữa kẹt cứng hàng tiếng do lượng khách đông. Đoạn từ Hầu Thào, Tả Van ngược lên trung tâm Sa Pa cũng xảy ra tắc đường. Khu vực chờ lên cáp treo Fansipan kín khách xếp hàng vào khung sau 8h. Anh Quyết khuyên du khách có ý định lên đỉnh Fansipan nên sắp xếp đi trước 7h30 hoặc sau 15h.
Anh Quyết cho hay dịp Tết năm nào Sa Pa cũng trong tình trạng đông khách. Năm nay mặc dù lượng khách đổ về đông, tình hình phòng ốc không quá tải, các điểm lưu trú đạt công suất khoảng 80%.
Hình ảnh đường vào bản Cát Cát chật kín các phương tiện qua lại chiều mùng 3 Tết. Ảnh: Phạm Tuấn
Du khách nước ngoài đến Hang Múa mùng 4 Tết Giáp Thìn. Theo số liệu từ Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, trong 5 ngày nghỉ Tết Nguyên đán (từ 28 đến mùng 3 Tết), tình đón gần 235.000 lượt khách, trong đó có 26.330 lượt khách quốc tế.
Riêng ngày mùng 3 lượng khách tăng đột biến với gần 110.000 lượt. Một số khu, điểm du lịch thu hút đông khách như Khu du lịch Tràng An đón 21.500 lượt, chùa Bái Đính đón 21.000 lượt, vườn chim Thung Nham đón 13.000 lượt, phố cổ Hoa Lư đón 26.000 lượt. Dự kiến lượng khách đến Ninh Bình sẽ tiếp tục tăng trong những ngày tới.
Chị Diệu Thảo, du khách đến từ Hà Nội, cho biết bến đò Tràng An sáng mùng 4 chật kín khách xếp hàng chờ lên đò. Chị Thảo có mặt từ 9h và phải chờ hơn một tiếng mới lên được đò ngắm cảnh. Ảnh: Minh Đường
Hình ảnh du khách tham quan điện Kiến Trung ngày mùng 3 Tết. Anh Quý Hải Ly, từ TP HCM đến Huế thăm gia đình kết hợp du lịch từ mùng 1. Anh Ly cho hay ngày thường đi từ các đường trung tâm như Lê Lợi, Lê Duẩn, cầu Phú Xuân đến Đại Nội chỉ mất 5-10 phút nhưng hôm nay anh mất gần một tiếng.
Đại Nội cũng chật kín khách tham quan từ ngày mùng 3, với dòng người xếp hàng chờ nhau check in điện Kiến Trung. Từ mùng 4, du khách tham quan Đại Nội phải mua vé vào cửa nhưng lượng khách không giảm so với 3 ngày trước.
"Rất khó chọn được góc vắng người để chụp ảnh ở điện Kiến Trung những ngày này", anh Ly nói. Ảnh: Phước Tuấn
Phố cổ Hội An tấp nập du khách trong và và ngoài nước dịp Tết Nguyên đán. Anh Lê Huy Hoàng Hải, nhiếp ảnh gia đến từ Huế, cho biết gia đình anh ghé thăm Hội An từ mùng 3 Tết. Lượng khách đổ về phố cổ trong ngày mùng 4 thưa hơn mùng 3 nhưng vẫn đông đúc, hàng quán nhộn nhịp. Phố cổ tấp nập người đạp xe, đi bộ, dừng lại chụp ảnh check in. Buổi tối lượng khách đổ về đông hơn ban ngày. "Tham quan Hội An khoảng một ngày là đủ bởi đông đúc, ồn ào, khá mệt", anh Hải nói.
Một số khách sạn ở Hội An cũng thông báo kín khách đặt phòng từ trước Tết Nguyên đán. Bel Marina Hoi An Resort đạt công suất 95%, Emerald Hoi An Riverside Resort có công suất 97%.
Trong hình là khung cảnh phố cổ tấp nập du khách sáng mùng 4 Tết. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải
Ùn tắc tại đoạn đường vào trung tâm Đà Lạt sáng mùng 4 Tết. Anh Trương Hoài Nam, hướng dẫn viên địa phương tại Đà Lạt, cho biết khách đổ về Đà Lạt từ chiều tối mùng 3. Hầu hết khách sạn ở trung tâm đều kín phòng. Ông Lê Anh Kiệt, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin TP Đà Lạt, cho biết lượng du khách đến Đà Lạt tính từ ngày 8/2 đến ngày 12/2 ước đạt 153.000 lượt, tăng 22,4% so cùng kỳ năm 2023. Ảnh: Uyên Trinh
Du khách vui chơi tại bãi biển Cam Bình, Bình Thuận, sáng mùng 4 Tết. Trong ngày mùng 4, các bãi biển công cộng ở Đồi Dương, Thương Chánh, Đá Ông Địa, Hòn Rơm (Phan Thiết), Cam Bình (La Gi), Cổ Thạch (Tuy Phong) thu hút nhiều du khách trong và ngoài tỉnh đến tắm biển, vui chơi, thưởng thức các món hải sản tươi sống tại địa phương.
"Cả năm rồi làm ăn vất vả, đầu xuân cả nhà quyết định đến La Gi chơi, mấy cháu nhỏ rất thích", chị Nguyễn Kim Hồng, du khách đến từ Đồng Nai cho biết.
Theo dự ước của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận, từ 29 tháng Chạp đến mùng 4 Tết, toàn tỉnh đón khoảng 180.000 lượt khách. Ảnh: Tư Huynh
Mùng 4 Tết, lượng khách đổ về TP Vũng Tàu tăng dần. Các tuyến đường trung tâm như đường Thùy Vân, đường Hạ Long có nhiều phương tiện qua lại, trong đó có nhiều xe du lịch chở khách từ các tỉnh khác ghé thăm. Ông Phạm Khắc Tộ, Giám đốc Trung tâm quản lý và hỗ trợ khách du lịch TP Vũng Tàu, cho biết ngày mùng 4 Tết là cao điểm khách đổ về thành phố. Những ngày tiếp theo đến cuối tuần, dự báo lượng khách đến Vũng Tàu tiếp tục tăng cao do thời tiết, giao thông thuận lợi và thành phố có nhiều hoạt động thu hút khách du lịch.
Để tránh tình trạng quá tải, chặt chém trong những ngày cao điểm, TP Vũng Tàu đã xử lý nhiều trường hợp buôn bán hàng rong, giải tán các tụ điểm ăn uống lộn xộn trên bãi biển, quảng trường, công viên. Các khu du lịch, hợp tác xã du lịch và các đơn vị kinh doanh dịch vụ khu vực Bãi Sau đều kê khai, đăng ký giá, niêm yết giá công khai. Ảnh: Trung tâm quản lý và hỗ trợ khách du lịch TP Vũng Tàu
Sáng 13/2 (mùng 4 Tết), khu vực dốc Thẩm Mã, đèo Mã Pì Lèng xảy ra tình trạng ùn tắc, khiến du khách qua đèo Mã Pì Lèng mất hơn một tiếng, so với khoảng 20 phút vào ngày thường. Đại diện Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn cho biết các khách sạn, homestay trên địa bàn gần như kín phòng. Thống kê sơ bộ cho thấy dịp Tết có khoảng 300.000 du khách ghé thăm các điểm tham quan trong công viên địa chất.
Linh Hữu Khương, quản lý Bibi Ha Giang Tour - đơn vị chuyên phục vụ khách quốc tế nhóm nhỏ, nói bắt đầu mở lại các tour Hà Giang từ 12/2. Nắm được đặc thù dịp Tết, các tour của công ty dịp này chủ yếu khám phá các vùng ít khách du lịch và bỏ qua trải nghiệm ngồi thuyền khám phá sông Nho Quế, thăm cột cờ Lũng Cú để tránh cảnh chen chúc. Dù vậy, hành trình vẫn đi qua một số điểm "nóng" như Mã Pì Lèng, Cổng Trời, khiến việc "di chuyển rất khổ, xe xếp hàng dài". Ảnh: Hoàng Xuân Đôn
Trong hai ngày mùng 3 và mùng 4, các điểm vui chơi, giải trí, dịch vụ ở trung tâm Sa Pa đều chật kín khách. Anh Bùi Quyết, quản lý nhóm tư vấn du lịch Sa Pa trên Facebook cho biết tình hình "quá tải" trong ngày mùng 4 đã giảm so với ngày mùng 3, nhưng các tuyến đường ở trung tâm đoạn gần Nhà Thờ đá vẫn ùn tắc cục bộ.
Đường từ Sa Pa xuống bản Cát Cát nhỏ và đang sửa chữa kẹt cứng hàng tiếng do lượng khách đông. Đoạn từ Hầu Thào, Tả Van ngược lên trung tâm Sa Pa cũng xảy ra tắc đường. Khu vực chờ lên cáp treo Fansipan kín khách xếp hàng vào khung sau 8h. Anh Quyết khuyên du khách có ý định lên đỉnh Fansipan nên sắp xếp đi trước 7h30 hoặc sau 15h.
Anh Quyết cho hay dịp Tết năm nào Sa Pa cũng trong tình trạng đông khách. Năm nay mặc dù lượng khách đổ về đông, tình hình phòng ốc không quá tải, các điểm lưu trú đạt công suất khoảng 80%.
Hình ảnh đường vào bản Cát Cát chật kín các phương tiện qua lại chiều mùng 3 Tết. Ảnh: Phạm Tuấn
Du khách nước ngoài đến Hang Múa mùng 4 Tết Giáp Thìn. Theo số liệu từ Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình, trong 5 ngày nghỉ Tết Nguyên đán (từ 28 đến mùng 3 Tết), tình đón gần 235.000 lượt khách, trong đó có 26.330 lượt khách quốc tế.
Riêng ngày mùng 3 lượng khách tăng đột biến với gần 110.000 lượt. Một số khu, điểm du lịch thu hút đông khách như Khu du lịch Tràng An đón 21.500 lượt, chùa Bái Đính đón 21.000 lượt, vườn chim Thung Nham đón 13.000 lượt, phố cổ Hoa Lư đón 26.000 lượt. Dự kiến lượng khách đến Ninh Bình sẽ tiếp tục tăng trong những ngày tới.
Chị Diệu Thảo, du khách đến từ Hà Nội, cho biết bến đò Tràng An sáng mùng 4 chật kín khách xếp hàng chờ lên đò. Chị Thảo có mặt từ 9h và phải chờ hơn một tiếng mới lên được đò ngắm cảnh. Ảnh: Minh Đường
Hình ảnh du khách tham quan điện Kiến Trung ngày mùng 3 Tết. Anh Quý Hải Ly, từ TP HCM đến Huế thăm gia đình kết hợp du lịch từ mùng 1. Anh Ly cho hay ngày thường đi từ các đường trung tâm như Lê Lợi, Lê Duẩn, cầu Phú Xuân đến Đại Nội chỉ mất 5-10 phút nhưng hôm nay anh mất gần một tiếng.
Đại Nội cũng chật kín khách tham quan từ ngày mùng 3, với dòng người xếp hàng chờ nhau check in điện Kiến Trung. Từ mùng 4, du khách tham quan Đại Nội phải mua vé vào cửa nhưng lượng khách không giảm so với 3 ngày trước.
"Rất khó chọn được góc vắng người để chụp ảnh ở điện Kiến Trung những ngày này", anh Ly nói. Ảnh: Phước Tuấn
Phố cổ Hội An tấp nập du khách trong và và ngoài nước dịp Tết Nguyên đán. Anh Lê Huy Hoàng Hải, nhiếp ảnh gia đến từ Huế, cho biết gia đình anh ghé thăm Hội An từ mùng 3 Tết. Lượng khách đổ về phố cổ trong ngày mùng 4 thưa hơn mùng 3 nhưng vẫn đông đúc, hàng quán nhộn nhịp. Phố cổ tấp nập người đạp xe, đi bộ, dừng lại chụp ảnh check in. Buổi tối lượng khách đổ về đông hơn ban ngày. "Tham quan Hội An khoảng một ngày là đủ bởi đông đúc, ồn ào, khá mệt", anh Hải nói.
Một số khách sạn ở Hội An cũng thông báo kín khách đặt phòng từ trước Tết Nguyên đán. Bel Marina Hoi An Resort đạt công suất 95%, Emerald Hoi An Riverside Resort có công suất 97%.
Trong hình là khung cảnh phố cổ tấp nập du khách sáng mùng 4 Tết. Ảnh: Lê Huy Hoàng Hải
Ùn tắc tại đoạn đường vào trung tâm Đà Lạt sáng mùng 4 Tết. Anh Trương Hoài Nam, hướng dẫn viên địa phương tại Đà Lạt, cho biết khách đổ về Đà Lạt từ chiều tối mùng 3. Hầu hết khách sạn ở trung tâm đều kín phòng. Ông Lê Anh Kiệt, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin TP Đà Lạt, cho biết lượng du khách đến Đà Lạt tính từ ngày 8/2 đến ngày 12/2 ước đạt 153.000 lượt, tăng 22,4% so cùng kỳ năm 2023. Ảnh: Uyên Trinh
Du khách vui chơi tại bãi biển Cam Bình, Bình Thuận, sáng mùng 4 Tết. Trong ngày mùng 4, các bãi biển công cộng ở Đồi Dương, Thương Chánh, Đá Ông Địa, Hòn Rơm (Phan Thiết), Cam Bình (La Gi), Cổ Thạch (Tuy Phong) thu hút nhiều du khách trong và ngoài tỉnh đến tắm biển, vui chơi, thưởng thức các món hải sản tươi sống tại địa phương.
"Cả năm rồi làm ăn vất vả, đầu xuân cả nhà quyết định đến La Gi chơi, mấy cháu nhỏ rất thích", chị Nguyễn Kim Hồng, du khách đến từ Đồng Nai cho biết.
Theo dự ước của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận, từ 29 tháng Chạp đến mùng 4 Tết, toàn tỉnh đón khoảng 180.000 lượt khách. Ảnh: Tư Huynh
Mùng 4 Tết, lượng khách đổ về TP Vũng Tàu tăng dần. Các tuyến đường trung tâm như đường Thùy Vân, đường Hạ Long có nhiều phương tiện qua lại, trong đó có nhiều xe du lịch chở khách từ các tỉnh khác ghé thăm. Ông Phạm Khắc Tộ, Giám đốc Trung tâm quản lý và hỗ trợ khách du lịch TP Vũng Tàu, cho biết ngày mùng 4 Tết là cao điểm khách đổ về thành phố. Những ngày tiếp theo đến cuối tuần, dự báo lượng khách đến Vũng Tàu tiếp tục tăng cao do thời tiết, giao thông thuận lợi và thành phố có nhiều hoạt động thu hút khách du lịch.
Để tránh tình trạng quá tải, chặt chém trong những ngày cao điểm, TP Vũng Tàu đã xử lý nhiều trường hợp buôn bán hàng rong, giải tán các tụ điểm ăn uống lộn xộn trên bãi biển, quảng trường, công viên. Các khu du lịch, hợp tác xã du lịch và các đơn vị kinh doanh dịch vụ khu vực Bãi Sau đều kê khai, đăng ký giá, niêm yết giá công khai. Ảnh: Trung tâm quản lý và hỗ trợ khách du lịch TP Vũng Tàu