Mới đây, yêu cầu bồi thường của nhà bảo vệ người tiêu dùng chống lại Apple đã được Tòa án Khiếu nại Cạnh tranh của Vương quốc Anh chấp thuận.
Cụ thể, vào thứ 4 tuần trước, Tòa án Khiếu nại Cạnh tranh của Vương quốc Anh - Competition Appeal Tribunal đã chính thức chấp nhận yêu cầu bồi thường trị giá 853 triệu bảng Anh của một nhà bảo vệ người tiêu dùng chống lại Apple. Vụ việc có liên quan đến một sự cố vào năm 2017 xung quanh công cụ quản lý năng lượng trên các mẫu iPhone cũ hơn.
Theo đó, nhà bảo vệ người tiêu dùng - Justin Gutmann đã cáo buộc “gã khổng lồ” công nghệ làm chậm hiệu suất của iPhone bằng cách cố tình “điều chỉnh” – giấu một công cụ quản lý năng lượng trong các bản cập nhật phần mềm để khắc phục các vấn đề về hiệu suất và ngăn các iPhone cũ tắt đột ngột.
iPhone 6s cũng nằm trong phạm vi bị ảnh hưởng.
Ông Gutmann đã đệ đơn kiện “Nhà Táo” lên Tòa án Khiếu nại Cạnh tranh của Vương quốc Anh, yêu cầu hãng này bồi thường thiệt hại cho tối đa 25 triệu chủ iPhone ở Vương quốc Anh bị ảnh hưởng.
Đơn kiện cáo buộc Apple đã đánh lừa người dùng về vụ việc bằng cách ép họ tải xuống các bản cập nhật phần mềm - giúp cải thiện hiệu suất của thiết bị nhưng trên thực tế lại làm chậm chúng.
Bản cập nhật phần mềm cho iPhone này được tung ra vào tháng 1 năm 2017, làm chậm các mẫu iPhone cũ có pin cũ, có thể gặp khó khăn khi chạy phần mềm iOS mới nhất, nhằm ngăn chặn việc tắt thiết bị đột ngột.
Ông Gutmann cho biết, thông tin về công cụ này không có trong bản mô tả tải xuống bản cập nhật phần mềm vào thời điểm đó và không nói rõ rằng chúng sẽ làm chậm thiết bị của người dùng.
Ảnh minh hoạ.
Ông tuyên bố Apple đã giới thiệu công cụ này để che giấu sự thật rằng pin iPhone không thể đáp ứng nhu cầu xử lý iOS mới và thay vì thu hồi sản phẩm hoặc thay pin, công ty đã thúc đẩy người dùng tải xuống các bản cập nhật phần mềm.
Điều này đã khiến cho hàng triệu người tiêu dùng buộc phải chi tiền thay pin hoặc mua điện thoại mới. Họ xứng đáng nhận được khoản bồi thường.
Vào cuối năm 2017, sau khi một số người dùng nhận thấy các vấn đề về hiệu suất, Apple đã xin lỗi về cách xử lý vấn đề này và cho biết sẽ thay pin với mức giá thấp hơn trong thời gian giới hạn. Đồng thời, công ty cũng giới thiệu một tính năng cho phép người dùng tắt công cụ quản lý năng lượng.
Vào thời điểm đó, "Táo Cắn Dở" cho biết chưa bao giờ và sẽ không bao giờ làm bất cứ điều gì nhằm cố ý rút ngắn tuổi thọ của sản phẩm và giám đốc điều hành Apple - Tim Cook đã công khai xin lỗi về vụ việc. Ông tuyên bố công ty chưa bao giờ đánh lừa bất kỳ ai về công cụ này.
Ông Gutmann khẳng định, Apple đã không công khai đầy đủ mức giá dịch vụ thay thế pin là 25 bảng Anh cùng phí vận chuyển; công ty đã lạm dụng vị trí thống trị thị trường của mình.
Khiếu nại liên quan đến các mẫu iPhone 6, iPhone 6 Plus, iPhone 6S, iPhone 6S Plus, iPhone SE, iPhone 7 và iPhone 7 Plus.
Ông Gutmann cho hay:
Cụ thể, vào thứ 4 tuần trước, Tòa án Khiếu nại Cạnh tranh của Vương quốc Anh - Competition Appeal Tribunal đã chính thức chấp nhận yêu cầu bồi thường trị giá 853 triệu bảng Anh của một nhà bảo vệ người tiêu dùng chống lại Apple. Vụ việc có liên quan đến một sự cố vào năm 2017 xung quanh công cụ quản lý năng lượng trên các mẫu iPhone cũ hơn.
Theo đó, nhà bảo vệ người tiêu dùng - Justin Gutmann đã cáo buộc “gã khổng lồ” công nghệ làm chậm hiệu suất của iPhone bằng cách cố tình “điều chỉnh” – giấu một công cụ quản lý năng lượng trong các bản cập nhật phần mềm để khắc phục các vấn đề về hiệu suất và ngăn các iPhone cũ tắt đột ngột.
iPhone 6s cũng nằm trong phạm vi bị ảnh hưởng.
Ông Gutmann đã đệ đơn kiện “Nhà Táo” lên Tòa án Khiếu nại Cạnh tranh của Vương quốc Anh, yêu cầu hãng này bồi thường thiệt hại cho tối đa 25 triệu chủ iPhone ở Vương quốc Anh bị ảnh hưởng.
Đơn kiện cáo buộc Apple đã đánh lừa người dùng về vụ việc bằng cách ép họ tải xuống các bản cập nhật phần mềm - giúp cải thiện hiệu suất của thiết bị nhưng trên thực tế lại làm chậm chúng.
Bản cập nhật phần mềm cho iPhone này được tung ra vào tháng 1 năm 2017, làm chậm các mẫu iPhone cũ có pin cũ, có thể gặp khó khăn khi chạy phần mềm iOS mới nhất, nhằm ngăn chặn việc tắt thiết bị đột ngột.
Ông Gutmann cho biết, thông tin về công cụ này không có trong bản mô tả tải xuống bản cập nhật phần mềm vào thời điểm đó và không nói rõ rằng chúng sẽ làm chậm thiết bị của người dùng.
Ảnh minh hoạ.
Ông tuyên bố Apple đã giới thiệu công cụ này để che giấu sự thật rằng pin iPhone không thể đáp ứng nhu cầu xử lý iOS mới và thay vì thu hồi sản phẩm hoặc thay pin, công ty đã thúc đẩy người dùng tải xuống các bản cập nhật phần mềm.
Điều này đã khiến cho hàng triệu người tiêu dùng buộc phải chi tiền thay pin hoặc mua điện thoại mới. Họ xứng đáng nhận được khoản bồi thường.
Vào cuối năm 2017, sau khi một số người dùng nhận thấy các vấn đề về hiệu suất, Apple đã xin lỗi về cách xử lý vấn đề này và cho biết sẽ thay pin với mức giá thấp hơn trong thời gian giới hạn. Đồng thời, công ty cũng giới thiệu một tính năng cho phép người dùng tắt công cụ quản lý năng lượng.
Vào thời điểm đó, "Táo Cắn Dở" cho biết chưa bao giờ và sẽ không bao giờ làm bất cứ điều gì nhằm cố ý rút ngắn tuổi thọ của sản phẩm và giám đốc điều hành Apple - Tim Cook đã công khai xin lỗi về vụ việc. Ông tuyên bố công ty chưa bao giờ đánh lừa bất kỳ ai về công cụ này.
Ông Gutmann khẳng định, Apple đã không công khai đầy đủ mức giá dịch vụ thay thế pin là 25 bảng Anh cùng phí vận chuyển; công ty đã lạm dụng vị trí thống trị thị trường của mình.
Khiếu nại liên quan đến các mẫu iPhone 6, iPhone 6 Plus, iPhone 6S, iPhone 6S Plus, iPhone SE, iPhone 7 và iPhone 7 Plus.
Ông Gutmann cho hay:
“Tôi rất vui mừng khi Tòa án Khiếu nại Cạnh tranh của Vương quốc Anh đã đồng thuận với tuyên bố của chúng tôi, tiến hành một phiên tòa đầy đủ. Điều này mở đường cho hàng triệu người tiêu dùng, những người phải trả tiền thay pin hoặc mua điện thoại mới nhận được khoản bồi thường xứng đáng.”