Hầu đồng, tạo hình cọp múa hát tại di tích Tháp Bà Ponagar gây tranh cãi

Nguyễn Thị Hồng

Well-known member
Hầu đồng, tạo hình cọp múa hát tại di tích Tháp Bà Ponagar gây tranh cãi
Khánh HòaNgười dân phản ánh lễ hội Tháp Bà Ponagar có hoạt động "hầu đồng", tạo hình cọp múa hát không phù hợp, địa phương cho rằng đó là tiết mục "dâng Mẫu" trong phần hội.

Ngày 21/4, một người dân viết đơn thư gửi chính quyền địa phương và các cơ quan báo chí phản ánh việc lễ hội Tháp Bà Ponagar – một lễ hội của dân tộc Chăm - nơi thờ Mẹ xứ sở, có hoạt động mang tính "sân khấu hóa, pha trộn tín ngưỡng không phù hợp như hầu đồng, múa hát cải lương". Trong đó, nhiều người đến dự lễ hóa thân thành "ông Hổ", trình diễn ở khu vực linh điện của tháp.

Người này cho rằng Tháp Bà Ponagar là biểu tượng tâm linh tối cao của người Chăm, đồng thời cũng là di tích quốc gia, không gian tín ngưỡng đặc biệt nên "cần được bảo tồn đúng cách và nghiêm túc".

Một tiết mục trong phần Hội tạo hình thành "ông Cọp" gây tranh cãi tại lễ hội. Ảnh: Quốc Trượng
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 527.938px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Một tiết mục trong phần Hội tạo hình thành ông Cọp gây tranh cãi tại lễ hội. Ảnh: Quốc Trượng

Một tiết mục trong phần Hội tạo hình thành "ông Cọp" gây tranh cãi tại lễ hội. Ảnh: Quốc Trượng

"Việc có những hoạt động trên không chỉ gây phản cảm, phá vỡ không gian thiêng liêng, mà còn làm sai lệch bản chất và giá trị gốc của di tích", người này nói, cho biết không phản đối việc giới thiệu văn hóa nhưng không có nghĩa là "trộn lẫn".

Bài phản ánh cũng được chia sẻ lên mạng xã hội gây nhiều luồng ý kiến. Một số tài khoản bình luận hoạt động không phù hợp, "phản cảm", trong khi số khác cho rằng đây là tiết mục truyền thống, không phải lần đầu có ở di tích.

Chiều 21/4, đại diện Trung tâm bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa cho biết lễ hội Tháp bà Ponagar có hai phần, gồm lễ và hội. Trong đó, phần lễ được thực hành nghiêm túc theo truyền thống văn hóa từ xưa nay với các nghi thức như: lễ thay y Mẫu, cầu quốc thái dân an, cúng thí thực, cúng giờ Tý, khai diên, tôn vương, và thả hoa đăng.

Còn các hoạt động người dân phản ánh nằm trong phần hội, phần này gồm múa hát, mua vui, tán dương công đức, tạo được sắc màu của lễ hội. Trong đó, truyền thống người dân Khánh Hòa trong thờ Mẫu có hình tượng con hổ, là nét văn hóa dân gian.

"Nhiều người dân đưa hoạt động tín ngưỡng dân gian, múa hát để dâng lên Mẫu và chỉ diễn ra trong ba ngày trong lễ hội. Đây là các hình thức hát chầu văn, múa bóng dân gian chứ không phải 'hầu đồng'", đại diện Trung tâm nói, đồng thời cho biết các tiết mục trên vẫn diễn ra hằng năm, không phải mới xuất hiện gần đây.

Tháp Ponagar nằm trên đồi Cù Lao, bên dòng sông Cái của TP Nha Trang. Ảnh: Bùi Toàn
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 382.328px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Tháp Ponagar nằm trên đồi Cù Lao, bên dòng sông Cái của TP Nha Trang. Ảnh: Bùi Toàn

Tháp Ponagar nằm trên đồi Cù Lao, bên dòng sông Cái của TP Nha Trang. Ảnh: Bùi Toàn

Tháp Ponagar là một quần thể kiến trúc độc đáo và đặc sắc của người Chăm, được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1979. Lễ hội Tháp Bà Ponagar diễn ra từ ngày 21 - 23/3 âm lịch hàng năm, là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và được xếp hạng là một trong 16 lễ hội cấp quốc gia.

Hằng năm, lễ hội thu hút hàng nghìn người dân địa phương, du khách trong nước và quốc tế, đặc biệt là đồng bào Chăm từ các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, khu vực Tây Nguyên cùng về tham dự.
 
Bên trên