Liễu Văn Tấn
Well-known member
Màn hình cong luôn là thứ gây tranh cãi ngay từ khi ra mắt, nhưng nó thật sự không đáng bị chê trách như vậy.
Màn hình vuốt cong cạnh đã xuất hiện từ năm 2014 trên chiếc Galaxy Note Edge và dần trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là trên những smartphone cao cấp. Từ Samsung và Xiaomi đến OPPO và OnePlus, thật khó để tìm thấy một thương hiệu Android nào không tham gia vào xu hướng này.
Tuy nhiên, xu hướng màn hình cong dường như đã chững lại trong những năm gần đây, thậm chí người dùng còn bày tỏ sự ghét bỏ với thiết kế này.
Chiếc Galaxy Note Edge với màn hình cong 1 cạnh. Ảnh: Internet
Trong một cuộc khảo sát về màn hình cong được AndroidAuthority thực hiện vào năm 2022, 45,68% độc giả tham gia bầu chọn cho biết họ "ghét màn hình cong", 7,99% cho biết "chưa bao giờ dùng màn hình cong" và 26,20% nói rằng "không quan tâm", trong khi chỉ 20,13% là chọn "yêu thích".
Khảo sát của AndroidAuthority cho thấy hầu hết người dùng không thích smartphone màn hình cong. Ảnh: AndroidAuthority
Với gần một nửa trong số hơn 14.000 độc giả tham gia chọn "ghét", chúng ta hãy nói về lý do màn hình cong bị ghét bỏ. Hầu hết người dùng không thích màn hình cong vì các lý do sau:
- Gây biến dạng hình ảnh/nội dung ở vùng cong
- Vùng cong bị hiện tượng chói sáng khiến khó nhìn nội dung
- Bút S-Pen khó hoạt động ở phần cong trên máy Galaxy
- Khó khăn khi tìm kiếm miếng dán bảo vệ màn hình
- Dễ gây chạm nhầm
- Dễ hư hỏng khi rơi rớt
- Sửa chữa tốn kém
Là một người từng sử dụng smartphone màn hình cong, cụ thể là những sản phẩm đến từ Samsung, từ S7 Edge, S8 Plus, S10 cho đến Note 20 Ultra, tôi cũng đồng ý với những yếu điểm trên, nhưng vẫn là một trong số ít người dùng chọn "yêu thích" thiết kế này.
Khi trang bị màn hình cong cho điện thoại, các nhà sản xuất cũng đưa vào một số tính năng để tận dụng nó, chẳng hạn như hiển thị thông báo ở viền và các widget, nhưng đó không phải là thứ thật sự khiến màn hình cong trở nên thú vị và thành thật mà nói, tôi tắt chúng chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng.
Chiếc điện thoại có màn hình cong gần đây nhất mà tôi sử dụng là Galaxy Note 20 Ultra và sau đó đã chuyển qua dòng màn hình gập Z Flip vì kích thước nhỏ gọn dễ dàng bỏ túi của chúng. Tôi không cảm thấy nuối tiếc gì kiểu thiết kế vuông vắn truyền thống cho lắm, nhưng điều mà tôi thấy nhớ nhất sau khi không dùng Note 20 Ultra nữa chính là chiếc màn hình cong.
Tại sao một thiết kế bị ghét bỏ lại luôn nằm trong tâm trí tôi?
Đầu tiên, màn hình cong giúp mang đến cái nhìn sang trọng hơn cho thiết bị. Chúng làm giảm đáng kể viền và làm cho chiếc điện thoại trông liền mạch hơn rất nhiều, màn hình cong giúp điện thoại có cảm giác thực sự cao cấp.
Màn hình cong giúp điện thoại trở nên cao cấp hơn. Ảnh: Internet
Và cũng bởi phần cong này, người dùng sẽ có cảm giác thoải mái hơn khi sử dụng thiết bị trên tay so với một chiếc điện thoại màn hình phẳng. Màn hình cong làm giảm độ rộng của viền khi bạn cầm điện thoại, giúp dễ dàng chạm vào các nút hoặc bàn phím bằng ngón tay cái, đặc biệt là trên điện thoại 6,5 inch trở lên.
Tất nhiên, những điều này cũng đi kèm với các điểm yếu kể trên như biến dạng hình ảnh/nội dung ở vùng cong hay chạm nhầm, nhưng theo thời gian, các nhà sản xuất đã giảm đi vùng cong này. Ví dụ như những gì Samsung và Xiaomi đã làm là thu nhỏ các góc lại để đường cong chủ yếu là che đi viền thay, tăng độ thẩm mỹ, thay vì hoạt động như một bề mặt tính năng. Ngoài ra, việc cải thiện công nghệ cảm biến giúp điện thoại sẽ nhận biết và bỏ qua các thao tác chạm nhầm gây khó chịu.
Phần cong nhỏ hơn nghĩa là một số yếu điểm sẽ được giảm đi. Ảnh: Internet
Vùng cong nhỏ hơn cũng đồng nghĩa với việc hình ảnh và nội dung ít bị biến dạng hơn, đồng thời cũng ít ảnh hưởng đến một số ứng dụng và game có nút bố trí gần cạnh màn hình.
Vùng cong sẽ làm biến dạng nội dung, nhưng ngày nay các nhà sản xuất đang có xu hướng thu hẹp phần cong này lại. Ảnh: Internet
Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng chính là cảm giác tuyệt vời khi sử dụng điều hướng bằng cử chỉ trên màn hình cong.
Với việc kích thước smartphone ngày càng to, thì sử dụng điều hướng bằng cử chỉ từ phần cạnh là điều giúp mang lại sự thuận tiện hơn trong khi dùng máy. Và với một chiếc màn hình cạnh vuông, bạn không thể có phản hồi cảm giác xuất sắc như vậy, tất nhiên, mọi thứ vẫn sẽ hoạt động bình thường, nhưng cũng giống như chơi game bằng tay cầm so với nút ảo, vùng cong màn hình thực sự sẽ giúp ngón tay có cảm giác cực kỳ tốt khi thực hiện những theo tác vuốt từ cạnh màn hình, điều mà màn hình phẳng đơn giản là không thể mang đến được.
Cảm giác khi thực hiện cử chỉ vuốt từ cạnh trên màn hình cong là không gì có thể so sánh được. Ảnh: Internet
Đặc biệt là kể từ khi chuyển qua chiếc Z Flip với phần viền bezel dày cộm cần thiết để bảo vệ màn hình gập, thì cảm giác khi sử dụng các cử chỉ vuốt từ viền màn hình chỉ có thể mô tả bằng từ "tệ hại".
Nói như vậy, nhưng tôi vẫn không muốn bỏ màn hình gập mà quay trở về smartphone thẳng với màn hình cong, vì yếu tố nhỏ gọn mà màn hình gập mang lại vẫn cần thiết hơn. Tuy nhiên, nếu phải chọn giữa màn hình phẳng và màn hình cong, thì màn hình cong luôn là thứ tuyệt vời hơn.
Màn hình vuốt cong cạnh đã xuất hiện từ năm 2014 trên chiếc Galaxy Note Edge và dần trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là trên những smartphone cao cấp. Từ Samsung và Xiaomi đến OPPO và OnePlus, thật khó để tìm thấy một thương hiệu Android nào không tham gia vào xu hướng này.
Tuy nhiên, xu hướng màn hình cong dường như đã chững lại trong những năm gần đây, thậm chí người dùng còn bày tỏ sự ghét bỏ với thiết kế này.
Chiếc Galaxy Note Edge với màn hình cong 1 cạnh. Ảnh: Internet
Trong một cuộc khảo sát về màn hình cong được AndroidAuthority thực hiện vào năm 2022, 45,68% độc giả tham gia bầu chọn cho biết họ "ghét màn hình cong", 7,99% cho biết "chưa bao giờ dùng màn hình cong" và 26,20% nói rằng "không quan tâm", trong khi chỉ 20,13% là chọn "yêu thích".
Khảo sát của AndroidAuthority cho thấy hầu hết người dùng không thích smartphone màn hình cong. Ảnh: AndroidAuthority
Với gần một nửa trong số hơn 14.000 độc giả tham gia chọn "ghét", chúng ta hãy nói về lý do màn hình cong bị ghét bỏ. Hầu hết người dùng không thích màn hình cong vì các lý do sau:
- Gây biến dạng hình ảnh/nội dung ở vùng cong
- Vùng cong bị hiện tượng chói sáng khiến khó nhìn nội dung
- Bút S-Pen khó hoạt động ở phần cong trên máy Galaxy
- Khó khăn khi tìm kiếm miếng dán bảo vệ màn hình
- Dễ gây chạm nhầm
- Dễ hư hỏng khi rơi rớt
- Sửa chữa tốn kém
Là một người từng sử dụng smartphone màn hình cong, cụ thể là những sản phẩm đến từ Samsung, từ S7 Edge, S8 Plus, S10 cho đến Note 20 Ultra, tôi cũng đồng ý với những yếu điểm trên, nhưng vẫn là một trong số ít người dùng chọn "yêu thích" thiết kế này.
Khi trang bị màn hình cong cho điện thoại, các nhà sản xuất cũng đưa vào một số tính năng để tận dụng nó, chẳng hạn như hiển thị thông báo ở viền và các widget, nhưng đó không phải là thứ thật sự khiến màn hình cong trở nên thú vị và thành thật mà nói, tôi tắt chúng chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng.
Chiếc điện thoại có màn hình cong gần đây nhất mà tôi sử dụng là Galaxy Note 20 Ultra và sau đó đã chuyển qua dòng màn hình gập Z Flip vì kích thước nhỏ gọn dễ dàng bỏ túi của chúng. Tôi không cảm thấy nuối tiếc gì kiểu thiết kế vuông vắn truyền thống cho lắm, nhưng điều mà tôi thấy nhớ nhất sau khi không dùng Note 20 Ultra nữa chính là chiếc màn hình cong.
Tại sao một thiết kế bị ghét bỏ lại luôn nằm trong tâm trí tôi?
Đầu tiên, màn hình cong giúp mang đến cái nhìn sang trọng hơn cho thiết bị. Chúng làm giảm đáng kể viền và làm cho chiếc điện thoại trông liền mạch hơn rất nhiều, màn hình cong giúp điện thoại có cảm giác thực sự cao cấp.
Màn hình cong giúp điện thoại trở nên cao cấp hơn. Ảnh: Internet
Và cũng bởi phần cong này, người dùng sẽ có cảm giác thoải mái hơn khi sử dụng thiết bị trên tay so với một chiếc điện thoại màn hình phẳng. Màn hình cong làm giảm độ rộng của viền khi bạn cầm điện thoại, giúp dễ dàng chạm vào các nút hoặc bàn phím bằng ngón tay cái, đặc biệt là trên điện thoại 6,5 inch trở lên.
Tất nhiên, những điều này cũng đi kèm với các điểm yếu kể trên như biến dạng hình ảnh/nội dung ở vùng cong hay chạm nhầm, nhưng theo thời gian, các nhà sản xuất đã giảm đi vùng cong này. Ví dụ như những gì Samsung và Xiaomi đã làm là thu nhỏ các góc lại để đường cong chủ yếu là che đi viền thay, tăng độ thẩm mỹ, thay vì hoạt động như một bề mặt tính năng. Ngoài ra, việc cải thiện công nghệ cảm biến giúp điện thoại sẽ nhận biết và bỏ qua các thao tác chạm nhầm gây khó chịu.
Phần cong nhỏ hơn nghĩa là một số yếu điểm sẽ được giảm đi. Ảnh: Internet
Vùng cong nhỏ hơn cũng đồng nghĩa với việc hình ảnh và nội dung ít bị biến dạng hơn, đồng thời cũng ít ảnh hưởng đến một số ứng dụng và game có nút bố trí gần cạnh màn hình.
Vùng cong sẽ làm biến dạng nội dung, nhưng ngày nay các nhà sản xuất đang có xu hướng thu hẹp phần cong này lại. Ảnh: Internet
Cuối cùng, nhưng không kém phần quan trọng chính là cảm giác tuyệt vời khi sử dụng điều hướng bằng cử chỉ trên màn hình cong.
Với việc kích thước smartphone ngày càng to, thì sử dụng điều hướng bằng cử chỉ từ phần cạnh là điều giúp mang lại sự thuận tiện hơn trong khi dùng máy. Và với một chiếc màn hình cạnh vuông, bạn không thể có phản hồi cảm giác xuất sắc như vậy, tất nhiên, mọi thứ vẫn sẽ hoạt động bình thường, nhưng cũng giống như chơi game bằng tay cầm so với nút ảo, vùng cong màn hình thực sự sẽ giúp ngón tay có cảm giác cực kỳ tốt khi thực hiện những theo tác vuốt từ cạnh màn hình, điều mà màn hình phẳng đơn giản là không thể mang đến được.
Cảm giác khi thực hiện cử chỉ vuốt từ cạnh trên màn hình cong là không gì có thể so sánh được. Ảnh: Internet
Đặc biệt là kể từ khi chuyển qua chiếc Z Flip với phần viền bezel dày cộm cần thiết để bảo vệ màn hình gập, thì cảm giác khi sử dụng các cử chỉ vuốt từ viền màn hình chỉ có thể mô tả bằng từ "tệ hại".
Nói như vậy, nhưng tôi vẫn không muốn bỏ màn hình gập mà quay trở về smartphone thẳng với màn hình cong, vì yếu tố nhỏ gọn mà màn hình gập mang lại vẫn cần thiết hơn. Tuy nhiên, nếu phải chọn giữa màn hình phẳng và màn hình cong, thì màn hình cong luôn là thứ tuyệt vời hơn.