Nguyễn Mai
Well-known member
Hoa là kiểu phụ nữ bận rộn, ngay cả ở nhà thì lúc nào cô cũng tất bật. Chính vì thế, hễ có ai làm phiền là Hoa cáu, gắt gỏng rất khó chịu.
Lúc lấy chồng, Hoa bị chồng trêu là "người đàn bà cau có". Quả thật Hoa khó tính, làm gì cũng tất tả và dễ nổi nóng.
Khi sinh con, đủ thứ việc dồn vào, Hoa càng trở nên gắt gỏng hơn. Chồng làm gì "ngứa mắt' là cô mắng như tát nước.
Cái tính khí ấy còn khiến Hoa khó khăn trong việc nuôi dạy con. Cậu bé hơn 3 tuổi, bắt đầu nghịch ngợm "tung giời' làm Hoa thực sự bực bội. Con sờ vào cái bát Hoa cũng "gào"; động đến cái chén Hoa cũng la… Đến mức, mỗi lần thấy mẹ nói gì, cậu bé lại giật mình "thon thót".
Mắng con dường như là thói quen của Hoa. Cô gần như không phân biệt được việc một đứa trẻ nghịch ngợm và một đứa trẻ hư. Với Hoa, cứ không nghe lời là hư, cần phải "xử lý".
Hoa sử dụng ngôn ngữ "xã hội" với con, nào là "thằng kia" hay "mày"… thậm chí có lúc Hoa văng tục. Cậu bé sợ hãi, nép vào cánh cửa nhìn mẹ. Tuy vậy, chỉ ít phút sau, mọi trò nghịch lại diễn ra, một lần nữa, Hoa nổi "điên" quát tháo loạn nhà.
Nhiều lần, chồng nhắc Hoa không nên "chửi" con bằng lời lẽ thô tục nhưng cô không chấp nhận. Hoa bảo "chửi thế nó còn không sợ nữa là ngọt nhạt". Chồng Hoa chỉ biết lắc đầu ngao ngán.
Cậu bé càng lớn càng nhanh nhẹn, cũng vì thế mà ngôi nhà lúc nào cũng "ầm ầm" bởi tiếng chạy nhảy.
Hoa "điên lắm", cô mới mua bộ sô – pha mà "thằng con" đã đem bút vẽ đầy lên, nhìn "tức mắt". Hoa lôi con ra, đánh liên tiếp vào tay và mắng mỏ bằng những lời lẽ "đáng sợ". Mặc con khóc, cô bắt cậu bé đứng úp mặt vào tường.
Một lần khác, Hoa chửi thề với con khi cậu bé đánh đổ cốc nước lên quần áo. Cậu bé theo thói quen đã nhắc lại câu nói ấy. Hoa có chút sững sờ nhưng cô "kệ".
(Ảnh minh họa)
Cuộc sống cứ thế trôi đi, Hoa vẫn khắt khe với chồng, với con và thường xuyên mắng mỏ cháu bé. Cậu bé thì vẫn lớn nhưng bắt đầu bộc lộ những điểm "bất thường".
Một lần, mẹ Hoa lên chơi, khi bà ôm cháu vào lòng thì cậu bé lấy tay "tát lấy, tát để". Hoa chạy từ bếp ra mắng và đánh vào tay cậu bé. Lần này cu câu không khóc, mặt "lầm lỳ" rồi văng một câu đầy tục tĩu
Mẹ Hoa sốc, Hoa cũng lặng người đi. Cô nhìn cậu con trai với khuôn mặt đầy đáng yêu mà chưa thể định hình được thứ ngôn ngữ con vừa nói là gì. Theo thói quen, Hoa sẽ mắng con tiếp, thế nhưng cô khựng lại. Có điều gì đó không đúng đang diễn ra.
Những ngày sau đó, Hoa quan sát con, cậu bé không chỉ một lần mà trong tất cả các câu nói đều được đệm thêm một từ rất tục.
Hoa nhận ra, từ đó là thứ cô hay dùng mỗi ngày khi mắng con. Có lẽ, cậu bé đã phải nghe quá nhiều nên dần ngấm và học theo như một thói quen.
Hoa ngồi xuống, ôm con vào lòng, lúc này cô đã hiểu mình sai ở đâu.
Lúc lấy chồng, Hoa bị chồng trêu là "người đàn bà cau có". Quả thật Hoa khó tính, làm gì cũng tất tả và dễ nổi nóng.
Khi sinh con, đủ thứ việc dồn vào, Hoa càng trở nên gắt gỏng hơn. Chồng làm gì "ngứa mắt' là cô mắng như tát nước.
Cái tính khí ấy còn khiến Hoa khó khăn trong việc nuôi dạy con. Cậu bé hơn 3 tuổi, bắt đầu nghịch ngợm "tung giời' làm Hoa thực sự bực bội. Con sờ vào cái bát Hoa cũng "gào"; động đến cái chén Hoa cũng la… Đến mức, mỗi lần thấy mẹ nói gì, cậu bé lại giật mình "thon thót".
Mắng con dường như là thói quen của Hoa. Cô gần như không phân biệt được việc một đứa trẻ nghịch ngợm và một đứa trẻ hư. Với Hoa, cứ không nghe lời là hư, cần phải "xử lý".
Hoa sử dụng ngôn ngữ "xã hội" với con, nào là "thằng kia" hay "mày"… thậm chí có lúc Hoa văng tục. Cậu bé sợ hãi, nép vào cánh cửa nhìn mẹ. Tuy vậy, chỉ ít phút sau, mọi trò nghịch lại diễn ra, một lần nữa, Hoa nổi "điên" quát tháo loạn nhà.
Nhiều lần, chồng nhắc Hoa không nên "chửi" con bằng lời lẽ thô tục nhưng cô không chấp nhận. Hoa bảo "chửi thế nó còn không sợ nữa là ngọt nhạt". Chồng Hoa chỉ biết lắc đầu ngao ngán.
Cậu bé càng lớn càng nhanh nhẹn, cũng vì thế mà ngôi nhà lúc nào cũng "ầm ầm" bởi tiếng chạy nhảy.
Hoa "điên lắm", cô mới mua bộ sô – pha mà "thằng con" đã đem bút vẽ đầy lên, nhìn "tức mắt". Hoa lôi con ra, đánh liên tiếp vào tay và mắng mỏ bằng những lời lẽ "đáng sợ". Mặc con khóc, cô bắt cậu bé đứng úp mặt vào tường.
Một lần khác, Hoa chửi thề với con khi cậu bé đánh đổ cốc nước lên quần áo. Cậu bé theo thói quen đã nhắc lại câu nói ấy. Hoa có chút sững sờ nhưng cô "kệ".
(Ảnh minh họa)
Cuộc sống cứ thế trôi đi, Hoa vẫn khắt khe với chồng, với con và thường xuyên mắng mỏ cháu bé. Cậu bé thì vẫn lớn nhưng bắt đầu bộc lộ những điểm "bất thường".
Một lần, mẹ Hoa lên chơi, khi bà ôm cháu vào lòng thì cậu bé lấy tay "tát lấy, tát để". Hoa chạy từ bếp ra mắng và đánh vào tay cậu bé. Lần này cu câu không khóc, mặt "lầm lỳ" rồi văng một câu đầy tục tĩu
Mẹ Hoa sốc, Hoa cũng lặng người đi. Cô nhìn cậu con trai với khuôn mặt đầy đáng yêu mà chưa thể định hình được thứ ngôn ngữ con vừa nói là gì. Theo thói quen, Hoa sẽ mắng con tiếp, thế nhưng cô khựng lại. Có điều gì đó không đúng đang diễn ra.
Những ngày sau đó, Hoa quan sát con, cậu bé không chỉ một lần mà trong tất cả các câu nói đều được đệm thêm một từ rất tục.
Hoa nhận ra, từ đó là thứ cô hay dùng mỗi ngày khi mắng con. Có lẽ, cậu bé đã phải nghe quá nhiều nên dần ngấm và học theo như một thói quen.
Hoa ngồi xuống, ôm con vào lòng, lúc này cô đã hiểu mình sai ở đâu.