Nguyễn May
Well-known member
Hổ thẹn là cảm xúc bình thường của con người. Tuy nhiên, khi chuyển hóa thành nỗi hổ thẹn độc hại, nó trở thành hình thức bạo lực nội tại lớn nhất được biết tới.
Hiểu để chữa lành
Được viết bởi "cha đẻ của phong trào self-help (tự vực dậy chính mình)" John Bradshaw, cuốn sách Hiểu để chữa lành vạch trần điều mà tác giả cho là nguồn gốc của nhiều vấn đề tâm lý nghiêm trọng: nỗi hổ thẹn độc hại.
Cuốn sách do Nhà xuất bản Trẻ phát hành, gồm 3 phần: Vấn đề (Sự phá sản tâm linh); Giải pháp (Quá trình hồi phục và khai mở) và Thức tỉnh tâm linh (Quá trình khám phá).
Tác phẩm phân tích nguyên nhân, biểu hiện và ví dụ tiêu biểu cho nỗi hổ thẹn độc hại, đồng thời vạch ra một quá trình để hồi phục, chuyển đổi hổ thẹn độc hại thành lành mạnh để có được sự cân bằng trong tinh thần.
Bìa sách "Hiểu để chữa lành" (Ảnh: Nhà xuất bản Trẻ).
Kết hợp căn cứ khoa học với câu chuyện của những trường hợp cụ thể, tham khảo nhiều nguồn tư liệu khác nhau và có cái nhìn phân tích bén nhọn về xã hội cùng tâm lý, đây là cuốn sách về tâm lý học ứng dụng hữu ích, giúp con người hiểu về một phần cố hữu trong nội tâm mình.
Sách cũng sử dụng nhiều bảng biểu để minh họa cho lý thuyết và cung cấp nhiều kỹ thuật điều chỉnh tâm lý đã được nghiệm chứng, là nguồn tư liệu quý giá cho những người đang tìm hiểu hay nghiên cứu về tâm lý (sinh viên tâm lý, nhà trị liệu, tư vấn viên,...).
Thế nào là hổ thẹn lành mạnh và độc hại?
Đầu tiên, tác giả đưa ra định nghĩa về hổ thẹn, chỉ ra nó là một cảm xúc vốn có trong mỗi người, cần thiết với sự hình thành và phát triển của nhân tính.
"Hổ thẹn là cảm xúc cho phép chúng ta trở thành con người. Sự hổ thẹn cho chúng ta biết giới hạn của chính mình, giữ chúng ta trong ranh giới con người, cho chúng ta biết mình có thể và sẽ mắc sai lầm và hiểu rằng chúng ta cần giúp đỡ", trích nội dung sách.
Một khi nỗi hổ thẹn chuyển thành căn tính, nó sẽ trở nên độc hại. Nỗi hổ thẹn độc hại thì không thể chịu đựng được và luôn cần một vỏ bọc, đó là cái tôi giả dối.
Quá trình hình thành cái tôi giả dối được gọi là "sự ám sát tâm hồn", con người cố gắng trở nên hơn người hoặc kém người.
Nỗi hổ thẹn độc hại là hình thức bạo lực nội tại lớn nhất được biết tới, hủy hoại cuộc sống con người, là cốt lõi của hầu hết các căn bệnh cảm xúc.
Một số trạng thái bộc lộ ra bên ngoài là sự đố kỵ, ý muốn theo đuổi quyền lực, cơn thịnh nộ, thái độ ngạo mạn, chủ nghĩa phán xét. Thậm chí, chính việc cố gắng giúp đỡ và làm hài lòng người khác cũng phần nào cho thấy bạn đang ôm nỗi hổ thẹn trong lòng.
Ở mức độ nghiêm trọng hơn, nỗi hổ thẹn độc hại gây ra các chứng nghiện ngập (nghiện các chất kích thích, nghiện cảm xúc…), rối loạn (rối loạn ăn uống...) và có thể dẫn đến các hành vi phạm tội.
Hổ thẹn là cảm xúc bình thường của con người (Ảnh: Nhà xuất bản Trẻ).
Nguyên nhân của nỗi hổ thẹn độc hại
John Bradshaw truy ra nguồn gốc của nỗi hổ thẹn độc hại trong các hệ thống: gia đình, học đường, tôn giáo, văn hóa.
Trong đó, gia đình có ảnh hưởng mấu chốt tới sự hình thành và phát triển của nỗi hổ thẹn trong mỗi cá nhân, vì nỗi hổ thẹn độc hại chủ yếu được nuôi dưỡng từ các mối quan hệ quan trọng. Hổ thẹn độc hại có tính đa thế hệ, được truyền từ đời này sang đời khác.
Trong các gia đình rối loạn chức năng, đứa trẻ sẽ thường xuyên đối mặt với sự hỗn loạn, bị áp đặt hoặc bị bỏ mặc. Các thành viên không được bày tỏ các nhu cầu của mình, chỉ khư khư lo cho bản thân, không dám mở lòng, không thể trông cậy vào ai.
Môi trường đó sẽ gây cho trẻ chấn thương từ sự bỏ rơi, các hình thức lạm dụng (lạm dụng tình dục) hoặc bạo hành (bạo hành thể xác, bạo hành cảm xúc). Tất cả sẽ đẩy người trong gia đình vào vòng xoáy hổ thẹn nội tâm, chìm đắm trong nỗi hổ thẹn.
Cách thoát khỏi nỗi hổ thẹn độc hại
Vì nỗi hổ thẹn độc hại đưa con người vào trạng thái cô đơn tột độ, nên để được chữa lành, chúng ta phải thoát khỏi sự cô lập.
Cách tốt nhất để làm được điều này là tìm cho mình một mạng lưới xã hội gần gũi sâu sắc và không làm mình hổ thẹn. Vì nỗi hổ thẹn độc hại đến từ các mối quan hệ cá nhân, công cuộc chữa lành cũng cần đến những mối quan hệ cá nhân.
Yêu thương và được yêu thương là nhu cầu cơ bản của con người, chỉ khi nhu cầu cơ bản này được lấp đầy, con người mới có thể là con người toàn vẹn. Con người phải từ bỏ cái tôi giả dối và tìm thấy con người thật đang bị giấu trong bóng tối nội tâm.
Tác giả John Bradshaw (Ảnh: New York Times).
Đồng thời, tác giả cũng giới thiệu một chương trình 12 bước để chuyển đổi hổ thẹn độc hại thành hổ thẹn lành mạnh.
12 bước này sẽ giúp độc giả chấp nhận thực tế, thừa nhận hạn chế của mình, chịu trách nhiệm và sửa chữa những khiếm khuyết cá nhân, khắc phục mối quan hệ với người khác.
Đây là phương pháp giúp bạn từng chút một chữa lành mối quan hệ với nguồn sống, với chính mình, với người khác, rồi tiếp tục duy trì trong tương lai.
John Bradshaw còn đề xuất các bài tập và bài thiền để con người hòa giải phần bóng tối và phần ánh sáng với nhau, giải phóng năng lượng bị kìm hãm.
Đồng thời, con người cũng cần đối mặt và thay đổi tiếng nói độc hại bên trong. Tác giả cung cấp phương pháp 4 bước để ngăn chặn ý nghĩ hổ thẹn ám ảnh và kỹ thuật để xóa bỏ những suy diễn bắt nguồn từ hổ thẹn.
Hiểu để chữa lành
Được viết bởi "cha đẻ của phong trào self-help (tự vực dậy chính mình)" John Bradshaw, cuốn sách Hiểu để chữa lành vạch trần điều mà tác giả cho là nguồn gốc của nhiều vấn đề tâm lý nghiêm trọng: nỗi hổ thẹn độc hại.
Cuốn sách do Nhà xuất bản Trẻ phát hành, gồm 3 phần: Vấn đề (Sự phá sản tâm linh); Giải pháp (Quá trình hồi phục và khai mở) và Thức tỉnh tâm linh (Quá trình khám phá).
Tác phẩm phân tích nguyên nhân, biểu hiện và ví dụ tiêu biểu cho nỗi hổ thẹn độc hại, đồng thời vạch ra một quá trình để hồi phục, chuyển đổi hổ thẹn độc hại thành lành mạnh để có được sự cân bằng trong tinh thần.
Bìa sách "Hiểu để chữa lành" (Ảnh: Nhà xuất bản Trẻ).
Kết hợp căn cứ khoa học với câu chuyện của những trường hợp cụ thể, tham khảo nhiều nguồn tư liệu khác nhau và có cái nhìn phân tích bén nhọn về xã hội cùng tâm lý, đây là cuốn sách về tâm lý học ứng dụng hữu ích, giúp con người hiểu về một phần cố hữu trong nội tâm mình.
Sách cũng sử dụng nhiều bảng biểu để minh họa cho lý thuyết và cung cấp nhiều kỹ thuật điều chỉnh tâm lý đã được nghiệm chứng, là nguồn tư liệu quý giá cho những người đang tìm hiểu hay nghiên cứu về tâm lý (sinh viên tâm lý, nhà trị liệu, tư vấn viên,...).
Thế nào là hổ thẹn lành mạnh và độc hại?
Đầu tiên, tác giả đưa ra định nghĩa về hổ thẹn, chỉ ra nó là một cảm xúc vốn có trong mỗi người, cần thiết với sự hình thành và phát triển của nhân tính.
"Hổ thẹn là cảm xúc cho phép chúng ta trở thành con người. Sự hổ thẹn cho chúng ta biết giới hạn của chính mình, giữ chúng ta trong ranh giới con người, cho chúng ta biết mình có thể và sẽ mắc sai lầm và hiểu rằng chúng ta cần giúp đỡ", trích nội dung sách.
Một khi nỗi hổ thẹn chuyển thành căn tính, nó sẽ trở nên độc hại. Nỗi hổ thẹn độc hại thì không thể chịu đựng được và luôn cần một vỏ bọc, đó là cái tôi giả dối.
Quá trình hình thành cái tôi giả dối được gọi là "sự ám sát tâm hồn", con người cố gắng trở nên hơn người hoặc kém người.
Nỗi hổ thẹn độc hại là hình thức bạo lực nội tại lớn nhất được biết tới, hủy hoại cuộc sống con người, là cốt lõi của hầu hết các căn bệnh cảm xúc.
Một số trạng thái bộc lộ ra bên ngoài là sự đố kỵ, ý muốn theo đuổi quyền lực, cơn thịnh nộ, thái độ ngạo mạn, chủ nghĩa phán xét. Thậm chí, chính việc cố gắng giúp đỡ và làm hài lòng người khác cũng phần nào cho thấy bạn đang ôm nỗi hổ thẹn trong lòng.
Ở mức độ nghiêm trọng hơn, nỗi hổ thẹn độc hại gây ra các chứng nghiện ngập (nghiện các chất kích thích, nghiện cảm xúc…), rối loạn (rối loạn ăn uống...) và có thể dẫn đến các hành vi phạm tội.
Hổ thẹn là cảm xúc bình thường của con người (Ảnh: Nhà xuất bản Trẻ).
Nguyên nhân của nỗi hổ thẹn độc hại
John Bradshaw truy ra nguồn gốc của nỗi hổ thẹn độc hại trong các hệ thống: gia đình, học đường, tôn giáo, văn hóa.
Trong đó, gia đình có ảnh hưởng mấu chốt tới sự hình thành và phát triển của nỗi hổ thẹn trong mỗi cá nhân, vì nỗi hổ thẹn độc hại chủ yếu được nuôi dưỡng từ các mối quan hệ quan trọng. Hổ thẹn độc hại có tính đa thế hệ, được truyền từ đời này sang đời khác.
Trong các gia đình rối loạn chức năng, đứa trẻ sẽ thường xuyên đối mặt với sự hỗn loạn, bị áp đặt hoặc bị bỏ mặc. Các thành viên không được bày tỏ các nhu cầu của mình, chỉ khư khư lo cho bản thân, không dám mở lòng, không thể trông cậy vào ai.
Môi trường đó sẽ gây cho trẻ chấn thương từ sự bỏ rơi, các hình thức lạm dụng (lạm dụng tình dục) hoặc bạo hành (bạo hành thể xác, bạo hành cảm xúc). Tất cả sẽ đẩy người trong gia đình vào vòng xoáy hổ thẹn nội tâm, chìm đắm trong nỗi hổ thẹn.
Cách thoát khỏi nỗi hổ thẹn độc hại
Vì nỗi hổ thẹn độc hại đưa con người vào trạng thái cô đơn tột độ, nên để được chữa lành, chúng ta phải thoát khỏi sự cô lập.
Cách tốt nhất để làm được điều này là tìm cho mình một mạng lưới xã hội gần gũi sâu sắc và không làm mình hổ thẹn. Vì nỗi hổ thẹn độc hại đến từ các mối quan hệ cá nhân, công cuộc chữa lành cũng cần đến những mối quan hệ cá nhân.
Yêu thương và được yêu thương là nhu cầu cơ bản của con người, chỉ khi nhu cầu cơ bản này được lấp đầy, con người mới có thể là con người toàn vẹn. Con người phải từ bỏ cái tôi giả dối và tìm thấy con người thật đang bị giấu trong bóng tối nội tâm.
Tác giả John Bradshaw (Ảnh: New York Times).
Đồng thời, tác giả cũng giới thiệu một chương trình 12 bước để chuyển đổi hổ thẹn độc hại thành hổ thẹn lành mạnh.
12 bước này sẽ giúp độc giả chấp nhận thực tế, thừa nhận hạn chế của mình, chịu trách nhiệm và sửa chữa những khiếm khuyết cá nhân, khắc phục mối quan hệ với người khác.
Đây là phương pháp giúp bạn từng chút một chữa lành mối quan hệ với nguồn sống, với chính mình, với người khác, rồi tiếp tục duy trì trong tương lai.
John Bradshaw còn đề xuất các bài tập và bài thiền để con người hòa giải phần bóng tối và phần ánh sáng với nhau, giải phóng năng lượng bị kìm hãm.
Đồng thời, con người cũng cần đối mặt và thay đổi tiếng nói độc hại bên trong. Tác giả cung cấp phương pháp 4 bước để ngăn chặn ý nghĩ hổ thẹn ám ảnh và kỹ thuật để xóa bỏ những suy diễn bắt nguồn từ hổ thẹn.