Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Well-known member
Nhiều trường THCS chất lượng cao, trường nóng tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội đưa ra tiêu chí học bạ cao ngất ngưởng với toàn điểm 10 khiến nhiều người lo ngại tình trạng xin điểm, làm đẹp học bạ.
Học bạ toàn điểm 10
Nhiều năm nay, Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam đưa ra điều kiện tuyển sinh lớp 6 là điểm học bạ 5 năm tiểu học phải “đẹp như mơ”. Nhiều người từng ngỡ ngàng, choáng váng khi thấy bảng điểm, danh sách học sinh dự tuyển vào trường này chỉ toàn điểm 10, hiếm hoi lắm mới có môn điểm 9 trong suốt 5 năm học.
Học sinh tham dự thi tuyển lớp 6 vào một trường THCS tốp đầu năm nay
Năm nay, theo phương án tuyển sinh vừa được Sở GD&ĐT Hà Nội phê duyệt, học sinh phải vượt qua vòng dự tuyển bằng học bạ có tổng điểm 5 năm tiểu học là 167 điểm trở lên. Với cách tính tổng điểm kiểm tra định kỳ cuối năm môn Toán, Tiếng Việt 5 năm tiểu học, điểm kiểm tra định kỳ cuối năm lớp 4, lớp 5 môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý, điểm kiểm tra định kỳ cuối năm lớp 3, lớp 4, lớp 5 môn tiếng Anh, thì trong 5 năm đó, học sinh chỉ được phép có 3 bài kiểm tra điểm 9 hoặc 1 bài kiểm tra điểm 8 và 1 bài điểm 9 mới đạt vòng hồ sơ.
Sau khi vượt qua vòng xét tuyển hồ sơ, học sinh tiếp tục thực hiện 3 bài kiểm tra, đánh giá năng lực các môn: Toán, Tiếng Việt, Ngoại ngữ để tuyển sinh lớp 6.
Ngoài Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam năm nào cũng có sức nóng tuyển sinh, các trường chất lượng cao như: THCS Cầu Giấy, THCS Thanh Xuân, THCS Nam Từ Liêm…, các trường tư có số lượng học sinh đăng ký dự tuyển cao hơn nhiều lần chỉ tiêu tuyển sinh cũng đưa ra phương án tuyển sinh gắt gao, trong đó đưa ra cả yêu cầu về học bạ.
Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng, phương án tuyển sinh lớp 6 của Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam đưa ra yêu cầu cao đối với hồ sơ, học bạ học sinh tiểu học là nhằm sàng lọc bớt số lượng hồ sơ học sinh không đủ năng lực ngay từ vòng loại cũng như giảm gánh nặng chi phí tổ chức thi tuyển của trường. Dẫu vậy, năm ngoái, trường này tuyển sinh 200 em nhưng vẫn có tới 1.200 hồ sơ đủ điều kiện “học bạ đẹp” để vượt qua vòng xét tuyển, vào vòng kiểm tra các môn với tỉ lệ chọi là 1/6.
Khó tin tưởng điểm trên học bạ
Bà Nguyễn Huyền Trang, Hiệu trưởng Trường THCS Ngoại Ngữ (ĐHQG Hà Nội) cho biết, năm nay trường tuyển 150 chỉ tiêu lớp 6. Đến thời điểm này đã có 2.400 hồ sơ dự tuyển , tỉ lệ chọi 1/16. Nhà trường tuyển sinh bằng phương thức kiểm tra đánh giá năng lực về kiến thức đã đánh giá được chất lượng học sinh, không cần đến điều kiện xét tuyển học bạ.
PGS.TS Đặng Quốc Thống, Hiệu trưởng Trường THCS Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) chia sẻ, rất khó có thể tin tưởng hoàn toàn vào điểm hồ sơ, học bạ mà cần phải kết hợp bài kiểm tra kiến thức. Ngay cả tuyển sinh ĐH, nếu chỉ xét tuyển dựa theo điểm tổng kết học bạ sẽ không chính xác. Điều đó thể hiện qua sự chênh lệch giữa điểm thi tốt nghiệp THPT hằng năm với điểm học bạ học sinh của các địa phương.
Một chuyên gia giáo dục khác cũng nói rằng, rất khó hiểu cách đánh giá, cho điểm của giáo viên ngày nay. Nhìn vào một lớp, tỉ lệ học sinh đạt giỏi, xuất sắc gần hết lớp, học bạ toàn điểm 9,10, hiếm có điểm 5,6 có thể thấy “bệnh” chạy đua thành tích. Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie Hà Nội cho rằng, việc chấm điểm học sinh tùy vào từng trường có cách chấm khác nhau. Và đó cũng là lý do trong các kỳ tuyển sinh đầu cấp, trường này không căn cứ vào điểm số thể hiện trên học bạ. “Thay vào đó, việc tổ chức thi tuyển, đánh giá năng lực học sinh qua kết quả bài thi sẽ công bằng, chính xác hơn”, ông Khang nói.
Học bạ toàn điểm 10
Nhiều năm nay, Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam đưa ra điều kiện tuyển sinh lớp 6 là điểm học bạ 5 năm tiểu học phải “đẹp như mơ”. Nhiều người từng ngỡ ngàng, choáng váng khi thấy bảng điểm, danh sách học sinh dự tuyển vào trường này chỉ toàn điểm 10, hiếm hoi lắm mới có môn điểm 9 trong suốt 5 năm học.
Học sinh tham dự thi tuyển lớp 6 vào một trường THCS tốp đầu năm nay
Năm nay, theo phương án tuyển sinh vừa được Sở GD&ĐT Hà Nội phê duyệt, học sinh phải vượt qua vòng dự tuyển bằng học bạ có tổng điểm 5 năm tiểu học là 167 điểm trở lên. Với cách tính tổng điểm kiểm tra định kỳ cuối năm môn Toán, Tiếng Việt 5 năm tiểu học, điểm kiểm tra định kỳ cuối năm lớp 4, lớp 5 môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý, điểm kiểm tra định kỳ cuối năm lớp 3, lớp 4, lớp 5 môn tiếng Anh, thì trong 5 năm đó, học sinh chỉ được phép có 3 bài kiểm tra điểm 9 hoặc 1 bài kiểm tra điểm 8 và 1 bài điểm 9 mới đạt vòng hồ sơ.
Sau khi vượt qua vòng xét tuyển hồ sơ, học sinh tiếp tục thực hiện 3 bài kiểm tra, đánh giá năng lực các môn: Toán, Tiếng Việt, Ngoại ngữ để tuyển sinh lớp 6.
Ngoài Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam năm nào cũng có sức nóng tuyển sinh, các trường chất lượng cao như: THCS Cầu Giấy, THCS Thanh Xuân, THCS Nam Từ Liêm…, các trường tư có số lượng học sinh đăng ký dự tuyển cao hơn nhiều lần chỉ tiêu tuyển sinh cũng đưa ra phương án tuyển sinh gắt gao, trong đó đưa ra cả yêu cầu về học bạ.
Sở GD&ĐT Hà Nội cho rằng, phương án tuyển sinh lớp 6 của Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam đưa ra yêu cầu cao đối với hồ sơ, học bạ học sinh tiểu học là nhằm sàng lọc bớt số lượng hồ sơ học sinh không đủ năng lực ngay từ vòng loại cũng như giảm gánh nặng chi phí tổ chức thi tuyển của trường. Dẫu vậy, năm ngoái, trường này tuyển sinh 200 em nhưng vẫn có tới 1.200 hồ sơ đủ điều kiện “học bạ đẹp” để vượt qua vòng xét tuyển, vào vòng kiểm tra các môn với tỉ lệ chọi là 1/6.
Khó tin tưởng điểm trên học bạ
Bà Nguyễn Huyền Trang, Hiệu trưởng Trường THCS Ngoại Ngữ (ĐHQG Hà Nội) cho biết, năm nay trường tuyển 150 chỉ tiêu lớp 6. Đến thời điểm này đã có 2.400 hồ sơ dự tuyển , tỉ lệ chọi 1/16. Nhà trường tuyển sinh bằng phương thức kiểm tra đánh giá năng lực về kiến thức đã đánh giá được chất lượng học sinh, không cần đến điều kiện xét tuyển học bạ.
PGS.TS Đặng Quốc Thống, Hiệu trưởng Trường THCS Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) chia sẻ, rất khó có thể tin tưởng hoàn toàn vào điểm hồ sơ, học bạ mà cần phải kết hợp bài kiểm tra kiến thức. Ngay cả tuyển sinh ĐH, nếu chỉ xét tuyển dựa theo điểm tổng kết học bạ sẽ không chính xác. Điều đó thể hiện qua sự chênh lệch giữa điểm thi tốt nghiệp THPT hằng năm với điểm học bạ học sinh của các địa phương.
Một chuyên gia giáo dục khác cũng nói rằng, rất khó hiểu cách đánh giá, cho điểm của giáo viên ngày nay. Nhìn vào một lớp, tỉ lệ học sinh đạt giỏi, xuất sắc gần hết lớp, học bạ toàn điểm 9,10, hiếm có điểm 5,6 có thể thấy “bệnh” chạy đua thành tích. Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang, Hiệu trưởng Trường Marie Curie Hà Nội cho rằng, việc chấm điểm học sinh tùy vào từng trường có cách chấm khác nhau. Và đó cũng là lý do trong các kỳ tuyển sinh đầu cấp, trường này không căn cứ vào điểm số thể hiện trên học bạ. “Thay vào đó, việc tổ chức thi tuyển, đánh giá năng lực học sinh qua kết quả bài thi sẽ công bằng, chính xác hơn”, ông Khang nói.