tran hương
Well-known member
Bấm để lật ảnh sau/trước
Thạp (ảnh trước) và ấm bằng gốm hoa nâu, có niên đại thời Trần (1225-1400), trang trí hình hoa sen, lan, chim.
Trong nghệ thuật trang trí đồ gốm phương Đông, không thể thiếu hình ảnh hoa sen và lan - hai loài hoa thường nở vào mùa hạ. Trên đồ gốm sứ, hoa sen được thể hiện đa dạng, lúc đặc tả một bông hoặc cả khóm, có khi là cách điệu đơn giản. Hoa lan cũng thường xuất hiện nhiều trong trang trí đồ gốm, nhất là dòng gốm Chu Đậu.
Bấm để lật ảnh sau/trước
Chiếc kendy (trái) và đĩa thuộc dòng gốm Chu Đậu được vẽ hình hoa sen cầu kỳ, tinh xảo.
Bình Kendy là một trong những loại hình đồ gốm phổ biến trong văn hóa Óc Eo với kiểu dáng khác nhau như vòi dài, vòi ngắn, hình linga.
Bấm để lật ảnh sau/trước
Hình ảnh cúc - hoa đặc trưng của mùa thu trong những chiếc bát và đĩa bằng gốm men ngọc thời nhà Trần.
Cúc nở vào nhiều thời điểm trong năm, tùy thuộc vào giống hoa và điều kiện khí hậu, nhưng phổ biến nhất là mùa thu. Ở Trung Quốc, loài này là biểu tượng của khí tiết quân tử. Nhật Bản xem cúc đại diện cho hoàng tộc, sự trường thọ và tình yêu bền vững. Tại Việt Nam, hoa thể hiện sự thanh tịnh, cao quý và lòng hiếu thảo.
Bấm để lật ảnh sau/trước
Chiếc bình kendy thuộc dòng gốm Chu Đậu trang trí hoa cúc.
Bấm để lật ảnh sau/trước
Đồ gốm của Trung Quốc với họa tiết hoa cúc, sản xuất thế kỷ 19.
Bấm để lật ảnh sau/trước
Đĩa, bình, hũ bằng gốm Chu Đậu khắc họa hình ảnh trúc.
Mùa đông lạnh đa phần cây rụng lá, riêng trúc và tùng vẫn có sức sống mãnh liệt. Do vậy, hai loài cây này thường tượng trưng cho người quân tử, sự trường thọ, tài lộc.
Trên gốm sứ, cây trúc, tùng có thể xuất hiện ở dạng đơn lẻ hoặc kết hợp. Nếu như tùng thường vẽ theo phong cách thủy mặc, trúc lại phủ kín bề mặt gốm. Ở dạng kết hợp, tùng và trúc sẽ cùng hoa mai tạo thành đề tài Tuế hàn tam hữu, phổ biến trong văn hóa Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam.
Bấm để lật ảnh sau/trước
Đề tài cây tùng trên bình gốm hiệu đề Tuyên Đức niên chế, chế tác thời vua Tuyên Đức (trị vì 1425-1435) của nhà Minh.
Cây tùng thường kết hợp với biểu tượng khác để tạo thành ý nghĩa riêng biệt. Ví dụ tùng - hạc mang ý nghĩa cuộc sống thanh bình, còn tùng - lộc biểu thị cuộc sống giàu có và trường thọ.
Chiếc đĩa Nhật Bản trong thế kỷ 19 khắc họa hình ảnh cây tùng.
Triển lãm diễn ra từ ngày 25/12/2024 đến hết 31/3, giá vé vào bảo tàng 30.000 đồng một người.