toringuyen0509
Well-known member
Chúng ta có nghệ thuật truyền thông thị giác (hình ảnh), truyền thông thính giác (âm nhạc), truyền thông đa phương tiện (tổng hợp liên kết). Hình ảnh là cách truyền đạt một thông tin cho người khác của người chụp, cảm nhận, thấu hiểu bằng con mắt và việc đó sẽ hiệu quả nhờ giải pháp mà người chụp sử dụng diễn tả các yếu tố tạo thành bức ảnh. Một trong các giải pháp đóng vai trò quan trọng, đó là bố cục cho bức ảnh.
“Bố Cục Chụp Ảnh Phong Cảnh”
Mời xem video, mình giải thích thêm:
- Phần thứ nhất là nội dung. Nó ở trong đầu người chụp ảnh. Đó là ý tưởng, chủ đề, đề tài. Ví dụ ý tưởng là một vẻ đẹp đầy năng lượng của thiên nhiên, chủ đề là phong cảnh, đề tài là cảnh biển. Nó được cho là phần hồn của bức ảnh. Chúng ta hay nói “ảnh có hồn” là nói cái này.
- Phần thứ hai là hình thức. Nó chính là những cái mà người xem ảnh nhìn thấy được bằng mắt. Trong nghệ thuật thính giác thì hình thức là âm thanh thì người cảm nhận được bằng tai. Hình thức là phần xác (nội dung là phần hồn) của ý tưởng, nội dung. Bố cục là giải pháp hình thức.
Là loại bố cục bố trí cảnh hay lớp từ gần cho đến xa. Tức là hình dung cảnh vật, nhân vật, các bộ phận có trong khung ảnh cần được sắp xếp có lớp lang, trật tự theo hệ thống được gọi là “quy luật ba cảnh”. Tiền cảnh (First Plan / Gros Plan) là thành phần có vai trò không quan trọng được bố trí ở phía trước (gần người xem). Tức là khoảng không gian gần nhất.
Đường dẫn
Kiểu như một hành trình của thị giác vậy. Đôi mắt của bạn lướt theo con đường đã được định sẵn trong khung ảnh, và dừng lại ở nơi mà người chụp muốn bạn đến. Hành trình thị giác có tính trước này thường được gọi là “đường dẫn” và nhiều người chụp ảnh thích áp dụng.
Khung trong khung
Đơn giản là kỹ thuật tạo “hình trong hình” thường được gọi là “khung trong khung” / “luôn kim se chỉ” … Người chụp thường tim khung cửa, lối vào, khung có trong tự nhiên, vòm cây, kiến trúc… giúp người xem tập trung một nội dung nào đó mà bạn thích trong toàn bộ bố cục.
Đường nét
Là một kiểu ứng dụng bố cục về đường nét cho bức ảnh. Các đường xiên tạo cảm giác chuyển động, kết hợp với đường gãy gây cảm giác đột biến, được sắp xếp nhiều lớp lang trong một bức ảnh, bức phong cảnh có chiều sâu.
Không gian âm
Tạo cảm giác chênh lệch về trọng lượng thị giác, về kích thước các mảng màu, vật thể, đối tượng, không gian có nội dung và không gian trống…
Ấn tượng
Một chi tiết đường nét nào đó trong cảnh quan, nổi bật hơn tạo nên sức hút thị giác người xem.
Khi đã thành thạo và cần, hãy vứt mấy cái quy luật đi!
Sử dụng quá nhiều kỹ thuật xây dựng bố cục đường dẫn, phần ba, đóng khung… hay các mảng miếng tạo sức hút thị giác quen thuộc, có thể khiến bức ảnh của bạn trở nên quá an toàn và rất dễ đoán.