Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Hội An đón bằng chứng nhận Tết Trung thu là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trong buổi lễ diễn ra ở khu phố cổ tối 28/9.
Ông Nguyễn Văn Lanh, Phó chủ tịch UBND TP Hội An cho biết dù Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận di sản Tết Trung thu ngay sau Tết Nguyên đán, thành phố quyết định lùi thời gian và chuẩn bị tốt nhất để đón nhận danh hiệu này vào đúng dịp Trung thu.
Tết Trung thu ở Hội An là lễ hội truyền thống, với tập quán xã hội và tín ngưỡng được hình thành trên cơ sở truyền thống văn hóa bản địa, văn hóa dân tộc, có sự giao lưu - tiếp biến văn hóa với Trung Quốc, Nhật Bản trong quá trình hình thành và phát triển đô thị - thương cảng Hội An.
Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, nói Tết Trung thu Hội An được đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia làm dày thêm cẩm nang danh mục di sản xứ Quảng, là cơ hội rất lớn để Quảng Nam tiếp tục khai thác, phát huy những giá trị văn hóa và du lịch.
Theo ông Tuấn, việc Hội An phấn đấu được công nhận danh hiệu là sự cố gắng, nỗ lực của cả cộng đồng phố cổ trong việc bảo tồn, giữ gìn những đặc tính riêng có của địa phương. "Càng vinh dự, vui mừng bao nhiêu, chúng ta lại càng phải có trọng trách giữ gìn và phát huy", ông nói.
Phó chủ tịch Quảng Nam đề nghị cộng đồng phố cổ Hội An đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền để mỗi người dân, du khách trong và ngoài nước đến phố cổ biết được Trung thu là nét văn hóa, có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của người dân Hội An.
Đoàn rước bằng di sản qua trung tâm phổ cổ Hội An, tối 28/9. Ảnh: Nguyễn Đông
Những giá trị văn hóa, lịch sử của Tết Trung thu Hội An được tái hiện một phần qua màn rước bằng di sản với các đoàn múa thiên cẩu, lân, sư, rồng, đèn kéo quân qua các tuyến phố Trần Phú, Bạch Đằng, Lê Lợi, Phan Châu Trinh, Trần Hưng Đạo.
Khi đoàn rước về tới công viên Hội An, đội múa dinh Trấn Võ biểu diễn múa thiên cẩu phố Hội - loại hình trình diễn dân gian lâu đời và phát triển mạnh từ đầu thế kỷ 20. Thiên cẩu (chó nhà trời) là linh vật truyền thống của Hội An.
Biểu diễn múa thiên cẩu trong lễ đón nhận danh hiệu di sản, tối 28/9 tại Hội An. Ảnh: Nguyễn Đông
Trước đó, ngày 5/2, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trao chứng nhận Tết Nguyên tiêu ở Hội An là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là một trong những lễ hội quan trọng, lâu đời của cộng đồng cư dân Hội An.
Tính đến nay, Hội An có 6 di sản văn hóa phi vật thể. Ngoài Tết Nguyên tiêu và Tết Trung thu, thành phố còn có 4 di sản khác gồm nghề mộc Kim Bồng, nghề khai thác yến sào Thanh Châu, nghề gốm Thanh Hà và nghề trồng rau Trà Quế
Ông Nguyễn Văn Lanh, Phó chủ tịch UBND TP Hội An cho biết dù Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận di sản Tết Trung thu ngay sau Tết Nguyên đán, thành phố quyết định lùi thời gian và chuẩn bị tốt nhất để đón nhận danh hiệu này vào đúng dịp Trung thu.
Tết Trung thu ở Hội An là lễ hội truyền thống, với tập quán xã hội và tín ngưỡng được hình thành trên cơ sở truyền thống văn hóa bản địa, văn hóa dân tộc, có sự giao lưu - tiếp biến văn hóa với Trung Quốc, Nhật Bản trong quá trình hình thành và phát triển đô thị - thương cảng Hội An.
Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, nói Tết Trung thu Hội An được đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia làm dày thêm cẩm nang danh mục di sản xứ Quảng, là cơ hội rất lớn để Quảng Nam tiếp tục khai thác, phát huy những giá trị văn hóa và du lịch.
Theo ông Tuấn, việc Hội An phấn đấu được công nhận danh hiệu là sự cố gắng, nỗ lực của cả cộng đồng phố cổ trong việc bảo tồn, giữ gìn những đặc tính riêng có của địa phương. "Càng vinh dự, vui mừng bao nhiêu, chúng ta lại càng phải có trọng trách giữ gìn và phát huy", ông nói.
Phó chủ tịch Quảng Nam đề nghị cộng đồng phố cổ Hội An đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền để mỗi người dân, du khách trong và ngoài nước đến phố cổ biết được Trung thu là nét văn hóa, có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của người dân Hội An.
Đoàn rước bằng di sản qua trung tâm phổ cổ Hội An, tối 28/9. Ảnh: Nguyễn Đông
Những giá trị văn hóa, lịch sử của Tết Trung thu Hội An được tái hiện một phần qua màn rước bằng di sản với các đoàn múa thiên cẩu, lân, sư, rồng, đèn kéo quân qua các tuyến phố Trần Phú, Bạch Đằng, Lê Lợi, Phan Châu Trinh, Trần Hưng Đạo.
Khi đoàn rước về tới công viên Hội An, đội múa dinh Trấn Võ biểu diễn múa thiên cẩu phố Hội - loại hình trình diễn dân gian lâu đời và phát triển mạnh từ đầu thế kỷ 20. Thiên cẩu (chó nhà trời) là linh vật truyền thống của Hội An.
Biểu diễn múa thiên cẩu trong lễ đón nhận danh hiệu di sản, tối 28/9 tại Hội An. Ảnh: Nguyễn Đông
Trước đó, ngày 5/2, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch trao chứng nhận Tết Nguyên tiêu ở Hội An là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là một trong những lễ hội quan trọng, lâu đời của cộng đồng cư dân Hội An.
Tính đến nay, Hội An có 6 di sản văn hóa phi vật thể. Ngoài Tết Nguyên tiêu và Tết Trung thu, thành phố còn có 4 di sản khác gồm nghề mộc Kim Bồng, nghề khai thác yến sào Thanh Châu, nghề gốm Thanh Hà và nghề trồng rau Trà Quế