Nguyễn May
Well-known member
Cô giảng bài về tế bào chết, lấy ví dụ móng tay. Tôi giơ tay xin hỏi: móng tay là các tế bào chết mà tại sao cứ dài ra, phải cắt? Báo hại, tôi bị các thầy cô giáo dự giờ nhìn như kẻ 'phá đám'...
Thi giáo viên giỏi và dự giờ hiện nay được nói là hình thức, có nên tiếp tục duy trì khi cả thầy và trò đều cùng... khổ?
"Buồn cho cái sự dự giờ"
"Lúc tôi còn đi học, thi giáo viên dạy giỏi lớp chúng tôi đều không biết, chỉ đến sát giờ thao giảng mới biết. Sau khi thầy dạy xong, thầy hiệu trưởng phát cho mỗi bạn một bài tập trên giấy, rồi làm thầy thu. Cả lớp đều làm tốt, khi đó thầy tôi rất vui.
Còn bây giờ tôi thấy, cứ thi giáo viên dạy giỏi là giáo viên dạy bài học đó trước cho lớp, thậm chí dạy đi dạy lại nhiều lần, không khác gì 'bò nhai cỏ', rồi đến lúc thi chỉ dạy lại bài đó, khiến học sinh như diễn vở kịch, không khác gì hình thức", bạn đọc M.T.C. ngao ngán.
Cùng tâm trạng, bạn đọc tranquanghuuvinh67@... viết: "Không những hội thi giáo viên giỏi mà hễ có ban giám hiệu dự giờ thì giáo viên chuẩn bị rất kỹ lưỡng để 'diễn giỏi', thậm chí 'diễn sâu'. Buồn".
Kể lại trường hợp cháu mình mới đây, bạn đọc Dinh Trần viết: "Cháu tôi hôm tối thứ hai tuần trước học trên mạng (LMS) môn hóa và Anh văn thì 2 ngày sau có thanh tra vô lớp dự giờ đúng ngay bài thầy cô mới dạy trên LMS, tức là giáo viên đã 'gà bài' trước rồi đó. Buồn cho cái sự học và dự giờ".
Cũng theo bạn đọc này: "Hầu hết các tiết có ban giám hiệu, thanh tra... đến lớp dự giờ, các thầy cô đều đã chuẩn bị sẵn từ trước, sao cho đến giờ G thì 'diễn' cho thật hay. Có người dự giờ, giáo viên đứng lớp bỗng dưng ăn nói nhỏ nhẹ, đầy yêu thương đối với học trò so với ngày thường (?!)".
Trong khi đó câu chuyện của cựu học sinh Phạm Thiết Hùng lại khiến người đọc suy tư: "Hồi đó đến giờ 'thao giảng', lớp tôi lại vắng mặt một số bạn 'cá biệt'. Thầy, cô giáo hỏi, học sinh giơ tay xung phong trả lời như măng mọc tháng ba. Tò mò nhìn qua bạn bên cạnh thì thấy câu trả lời đã ghi trong giấy.
Tôi nhớ một bài giảng sinh vật, về tế bào chết, cô giáo lấy ví dụ móng tay. Tôi giơ tay xin hỏi: Tại sao móng tay là các tế bào chết mà cứ dài ra, phải cắt? Báo hại, tôi bị các thầy cô giáo dự giờ nhìn lom lom như kẻ phá đám...".
Từng là "người trong cuộc", một giáo viên viết: "Không chỉ diễn trên bục giảng mà diễn cả ở bên dưới, trong vai giáo viên dự giờ... để rồi tính ra % giáo viên giỏi của trường mình, của quận mình, của TP mình, của ngành mình, rồi sau đó tự mình khen thưởng lẫn nhau, tung hô lẫn nhau, nói như bây giờ là 'tự sướng với nhau'! Và quên rằng thầy - trò đang cùng nhau giết thì giờ một cách lãng phí, vì mấy ai ra làm việc mà không phải học lại và tự học lại cho phù hợp thực tế?".
Để đánh giá chính xác giáo viên dạy giỏi, nên vào dự giờ đột xuất
Một chuyên viên phòng giáo dục ở Bình Thuận
'Giáo viên được yêu quý nhất' thay vì 'Giáo viên giỏi', được không?
Theo nhiều bạn đọc, việc thầy cô "gà bài" cho học sinh trước khi dự giờ hoặc thi giáo viên giỏi đã khiến ý nghĩa của dự giờ/thi giáo viên giỏi giảm đi rất nhiều. Quan trọng nhất là làm ảnh hưởng đến niềm tin của học sinh, phụ huynh.
"Sự trung thực là điều quan trọng nhất trong giáo dục nhưng chính những nhà làm giáo dục tạo ra những quy tắc, những cuộc thi... và biến những người thầy, người cô đáng ra phải đề cao tinh thần trung thực làm gương cho các em thì lại trở thành những con người gieo vào đầu các em sự giả dối.
Nhà trường trở thành sàn diễn, học sinh là những diễn viên để diễn cho đúng, cho đạt yêu cầu của đạo diễn (là thầy, cô mà các em kính trọng). Do đó, sự suy giảm, mất niềm tin vào nền giáo dục của nhiều bậc phụ huynh, học sinh là có cơ sở chứ không phải vô căn cứ", bạn đọc khaducbui@... ngậm ngùi.
"Không có gì giấu được học sinh. Nếu quý thầy cô đã dạy trước và đến ngày 'diễn giỏi' thì học sinh cũng biết hết", bạn đọc Thanh nhắc nhở.
Nhấn mạnh dự giờ mà báo trước là không có ý nghĩa gì, bạn đọc Thanh Hiếu đề nghị: "Ngành giáo dục nên đổi mới cách đánh giá giáo viên, khuyến khích thầy cô học tập rèn luyện nâng cao thay vì tổ chức các hội thi vô nghĩa. Thay vì chấm chọn giáo viên dạy giỏi thì để học sinh được bình chọn giáo viên được yêu quý nhất".
Đồng quan điểm, bạn đọc Hoa Lan viết: "Để giáo dục tốt hơn, nên bỏ 'sàn diễn' này càng sớm càng tốt. Hãy đánh giá giáo viên giỏi bằng cách dựa vào kết quả học tập của lớp cả về chất lượng học và duy trì kỷ luật, dựa vào quá trình công tác. Các hội thi ở các ngành đều là diễn kịch, không tìm được người tài thực sự".
Thi giáo viên giỏi và dự giờ hiện nay được nói là hình thức, có nên tiếp tục duy trì khi cả thầy và trò đều cùng... khổ?
"Buồn cho cái sự dự giờ"
"Lúc tôi còn đi học, thi giáo viên dạy giỏi lớp chúng tôi đều không biết, chỉ đến sát giờ thao giảng mới biết. Sau khi thầy dạy xong, thầy hiệu trưởng phát cho mỗi bạn một bài tập trên giấy, rồi làm thầy thu. Cả lớp đều làm tốt, khi đó thầy tôi rất vui.
Còn bây giờ tôi thấy, cứ thi giáo viên dạy giỏi là giáo viên dạy bài học đó trước cho lớp, thậm chí dạy đi dạy lại nhiều lần, không khác gì 'bò nhai cỏ', rồi đến lúc thi chỉ dạy lại bài đó, khiến học sinh như diễn vở kịch, không khác gì hình thức", bạn đọc M.T.C. ngao ngán.
Cùng tâm trạng, bạn đọc tranquanghuuvinh67@... viết: "Không những hội thi giáo viên giỏi mà hễ có ban giám hiệu dự giờ thì giáo viên chuẩn bị rất kỹ lưỡng để 'diễn giỏi', thậm chí 'diễn sâu'. Buồn".
Kể lại trường hợp cháu mình mới đây, bạn đọc Dinh Trần viết: "Cháu tôi hôm tối thứ hai tuần trước học trên mạng (LMS) môn hóa và Anh văn thì 2 ngày sau có thanh tra vô lớp dự giờ đúng ngay bài thầy cô mới dạy trên LMS, tức là giáo viên đã 'gà bài' trước rồi đó. Buồn cho cái sự học và dự giờ".
Cũng theo bạn đọc này: "Hầu hết các tiết có ban giám hiệu, thanh tra... đến lớp dự giờ, các thầy cô đều đã chuẩn bị sẵn từ trước, sao cho đến giờ G thì 'diễn' cho thật hay. Có người dự giờ, giáo viên đứng lớp bỗng dưng ăn nói nhỏ nhẹ, đầy yêu thương đối với học trò so với ngày thường (?!)".
Trong khi đó câu chuyện của cựu học sinh Phạm Thiết Hùng lại khiến người đọc suy tư: "Hồi đó đến giờ 'thao giảng', lớp tôi lại vắng mặt một số bạn 'cá biệt'. Thầy, cô giáo hỏi, học sinh giơ tay xung phong trả lời như măng mọc tháng ba. Tò mò nhìn qua bạn bên cạnh thì thấy câu trả lời đã ghi trong giấy.
Tôi nhớ một bài giảng sinh vật, về tế bào chết, cô giáo lấy ví dụ móng tay. Tôi giơ tay xin hỏi: Tại sao móng tay là các tế bào chết mà cứ dài ra, phải cắt? Báo hại, tôi bị các thầy cô giáo dự giờ nhìn lom lom như kẻ phá đám...".
Từng là "người trong cuộc", một giáo viên viết: "Không chỉ diễn trên bục giảng mà diễn cả ở bên dưới, trong vai giáo viên dự giờ... để rồi tính ra % giáo viên giỏi của trường mình, của quận mình, của TP mình, của ngành mình, rồi sau đó tự mình khen thưởng lẫn nhau, tung hô lẫn nhau, nói như bây giờ là 'tự sướng với nhau'! Và quên rằng thầy - trò đang cùng nhau giết thì giờ một cách lãng phí, vì mấy ai ra làm việc mà không phải học lại và tự học lại cho phù hợp thực tế?".
Để đánh giá chính xác giáo viên dạy giỏi, nên vào dự giờ đột xuất
Một chuyên viên phòng giáo dục ở Bình Thuận
'Giáo viên được yêu quý nhất' thay vì 'Giáo viên giỏi', được không?
Theo nhiều bạn đọc, việc thầy cô "gà bài" cho học sinh trước khi dự giờ hoặc thi giáo viên giỏi đã khiến ý nghĩa của dự giờ/thi giáo viên giỏi giảm đi rất nhiều. Quan trọng nhất là làm ảnh hưởng đến niềm tin của học sinh, phụ huynh.
"Sự trung thực là điều quan trọng nhất trong giáo dục nhưng chính những nhà làm giáo dục tạo ra những quy tắc, những cuộc thi... và biến những người thầy, người cô đáng ra phải đề cao tinh thần trung thực làm gương cho các em thì lại trở thành những con người gieo vào đầu các em sự giả dối.
Nhà trường trở thành sàn diễn, học sinh là những diễn viên để diễn cho đúng, cho đạt yêu cầu của đạo diễn (là thầy, cô mà các em kính trọng). Do đó, sự suy giảm, mất niềm tin vào nền giáo dục của nhiều bậc phụ huynh, học sinh là có cơ sở chứ không phải vô căn cứ", bạn đọc khaducbui@... ngậm ngùi.
"Không có gì giấu được học sinh. Nếu quý thầy cô đã dạy trước và đến ngày 'diễn giỏi' thì học sinh cũng biết hết", bạn đọc Thanh nhắc nhở.
Nhấn mạnh dự giờ mà báo trước là không có ý nghĩa gì, bạn đọc Thanh Hiếu đề nghị: "Ngành giáo dục nên đổi mới cách đánh giá giáo viên, khuyến khích thầy cô học tập rèn luyện nâng cao thay vì tổ chức các hội thi vô nghĩa. Thay vì chấm chọn giáo viên dạy giỏi thì để học sinh được bình chọn giáo viên được yêu quý nhất".
Đồng quan điểm, bạn đọc Hoa Lan viết: "Để giáo dục tốt hơn, nên bỏ 'sàn diễn' này càng sớm càng tốt. Hãy đánh giá giáo viên giỏi bằng cách dựa vào kết quả học tập của lớp cả về chất lượng học và duy trì kỷ luật, dựa vào quá trình công tác. Các hội thi ở các ngành đều là diễn kịch, không tìm được người tài thực sự".