Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa tại Đắk Nông

Võ Xuân Trường

Well-known member
Hội nghị quốc tế về hang động núi lửa tại Đắk Nông

Hiệp hội Hang động quốc tế chọn tỉnh Đắk Nông (Việt Nam) là nơi đăng cai tổ chức Hội nghị quốc tế về Hang động núi lửa lần thứ 20.
Từ 22 - 26.11.2022, Hội nghị quốc tế về Hang động núi lửa lần thứ 20 (gọi tắt là ISV 20) được tổ chức ở Đắk Nông, với sự tham dự của tất cả các nước là thành viên của Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.
Hang động núi lửa Chư B'lưk Ảnh: Chư B'lưk Home


Hang động núi lửa Chư B'lưk. Ảnh: Chư B'lưk Home


Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông sở hữu nhiều giá trị trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, văn hóa, du lịch và chứa đựng nhiều vẻ đẹp tiềm ẩn đang chờ được khám phá. Đây là cơ hội để nước ta giới thiệu, quảng cá các di sản địa chất, văn hóa độc đáo đến với bạn bè quốc tế. Đồng thời, đẩy mạnh khám phá, nghiên cứu khoa học về hang động, góp phần bảo tồn và khai thác có hiệu quả các di sản có giá trị quốc tế của địa phương.
Trong kế hoạch của ISV 20 sẽ có một số hoạt động nổi bật như: Triểm lãm về hệ thống núi lửa và hang động của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông; Khảo sát thực địa hang động núi lửa, và Báo cáo đề xuất của chuyên gia, nhà khoa học đối với tỉnh Đắk Nông sau chuyến khảo sát...
Song song với các hoạt động chính còn có các gian hàng trưng bày các sản phẩm chủ lực, nông sản đặc trưng của tỉnh, hội thảo xúc tiến đầu tư du lịch gắn với Công viện địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông, và các tour tham quan Đắk Nông bên lề hội nghị.
Thác Liêng Nung. Ảnh: Hà Thế Bảo
Thác Liêng Nung. Ảnh: Hà Thế Bảo
Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông được biết đến với 5 miệng núi lửa trẻ, cùng hệ thống hang động được xác lập kỷ lục dài bậc nhất khu vực Đông Nam Á, với tổng chiều dài lên đến 10km. Đặc biệt, khu vực này từng là nơi cư trú của người tiền sử khoảng 6.000 – 10.000 năm trước, hiện vẫn còn lưu giữ hệ sinh thái hiếm có trên thế giới.
Hang động núi lửa Chu B'lưk. Ảnh:
Hang động núi lửa Chu B'lưk. Ảnh: Chư B'lưk Home
Hệ thống hang động dung nham nằm trọn trong các thành đá basalt thuộc hệ tầng Xuân Lộc, liên quan trực tiếp với hoạt động phun trào của núi lửa Chư Bluk bao gồm các hang C1, C2, C3, C6, C7, P8... Các nhà khoa học ghi nhận, khám phá nhiều nét độc đáo về địa chất, tự nhiên cũng như dấu tích hoạt động của người tiền sử. Như hang C6.1 là hang động đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á phát hiện di chỉ khảo cổ người tiền sử trong hang động núi lửa. Di chỉ này thuộc loại hình di tích cư trú, công xưởng và mộ táng, có giá trị khoa học độc đáo và hiếm có trên thế giới.
Hội nghị là cơ hội để tỉnh Đắk Nông nói riêng và Việt Nam nói chung có cơ hội để học hỏi kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn, quản lý và khai thác bền vững di sản, phục vụ phát triển du lịch. Đồng thời, nâng tầm vị thế trên trường quốc tế, tăng cường quan hệ hợp tác, hiểu biết lẫn nhau giữa các nước trong khu vực và trên thế giới về bảo tồn và khai thác bền vững các di sản địa chất.
 
Bên trên