tran hương
Well-known member
Hơn 50.000 người dự lễ 100 năm thành lập đạo Cao Đài
Tây NinhBiển người từ nhiều tỉnh, thành và nước ngoài về phủ kín khuôn viên Toà thánh, đồng thanh đọc kinh, bái lễ dịp 100 năm ngày hoằng khai đại đạo, tối 14/11.
8
Từ chiều hàng chục nghìn người dân, tín đồ từ trong và ngoài nước đổ về Tòa thánh Tây Ninh, nơi được coi là tổ đình của đạo để dự lễ 100 năm ngày hoằng khai đại đạo. Ảnh: Hữu Lợi
Thành lập năm 1926, đến nay đạo Cao Đài có khoảng 2,4 triệu tín đồ, xếp thứ tư trong 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận. Trong đó, riêng Cao Đài Tây Ninh có hơn một triệu tín đồ, phạm vi hoạt động ở 35 tỉnh, thành phố... Tòa thánh Tây Ninh là công trình tôn giáo lớn nhất của đạo, tọa lạc tại thị xã Hòa Thành, cách TP Tây Ninh khoảng 5 km.
Lúc 17h, từ cổng Chánh môn, các chức sắc của đạo bắt đầu lễ rước hương án là một kiệu gỗ, bát hương được bốn tín đồ gánh trên vai dẫn đầu là lá cờ Thiên Nhãn - biểu tượng này tượng trưng cho Thượng đế toàn năng của đại Cao Đài. Sau đó đoàn tiến vào tòa thánh làm lễ hoằng khai đại đạo.
Theo Phối sư Ngọc Hồng Thanh, quản lý Tòa thánh, có khoảng 50.000 người từ khắp nơi tới đây dự đại lễ. Nhiều người ở nơi xa xôi, không ngại nắng mưa đi từ sáng sớm về công trình lớn nhất của đạo Cao Đài.
Bấm để lật ảnh sau/trước
Hai hàng người mang lễ phục đánh trống, thổi kèn trong sự hưởng ứng của biển tín đồ cầm cờ đạo và cờ Tổ quốc đứng hai bên.
Các tín đồ họ đạo đến từ Lào, Thái Lan... diện trang phục truyền thống, diễu hành cùng đoàn rước.
Dịp này nhiều lãnh đạo UBND tỉnh Tây Ninh và Ban Tôn giáo Trung ương cũng dự lễ mừng. Ông Vũ Hoài Bắc, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, đã gửi lời chúc mừng đến chức sắc, tín đồ của đạo Cao Đài trong ngày kỷ niệm 100 năm thành lập đạo. “Trong tương lai, Ban Tôn giáo Chính phủ mong rằng đạo tiếp tục phát huy những truyền thống tốt đẹp, thực hiện tốt đường lối, chủ trương, sống tốt đời đẹp đạo”, ông Bắc nói.
Đến giờ Mão (18h), các tín đồ mang trang phục đạo hữu áo dài trắng tập trung trước khuôn viên Toà thánh, cột phướn để đọc kinh thiên đạo, tế đạo và cúng trời trong vòng 30 phút. Biển người ngồi xếp bằng hoặc quỳ trên nền đất hướng về Toà thánh. Mỗi khi kết thúc một hồi kinh, chuông toà thánh gõ ba lần để họ gập người bái lạy.
Biển người về dự lễ tập trung trước khuôn viên Toà thánh. Ảnh: Thanh Liêm
Tòa thánh Tây Ninh được coi là tổ đình - cơ sở thờ tự cấp trung ương của đạo Cao Đài. Công trình khởi công năm 1931, hoàn thành năm 1947 nhưng đến năm 1955 mới khánh thành.
Nhiều trẻ nhỏ cũng được gia đình dẫn theo để dự lễ. Mang lễ phục, đội khăn đóng, bé Trần Thiện Nhân, 9 tuổi, đã thuần thục các loại kinh và nghi lễ của đạo Cao Đài. “Mấy năm qua con được cha mẹ dạy kinh, lễ nghi sau đó làm theo, lâu dần đã thuộc lòng”, em Nhân nói.
Diễn ra đồng thời với nghi lễ, tại sân khấu nằm trong khuôn viên toà thánh trình diễn múa Long Lân Quy Phụng; dâng mâm ngũ quả, bánh mứt cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, người dân ấm no hạnh phúc.
Bấm để lật ảnh sau/trước
Buổi lễ tái hiện màn múa rồng nhang phun lửa. Mô hình rồng dài khoảng 20 m, được 30 thanh niên biểu diễn hai bên Đông Tây khán đài.
Khác với lễ Hội yến Diêu Trì Cung và Vía Đức Chí Tôn diễn ra vào tháng Giêng và tháng 8 âm lịch hàng năm, đại lễ lần này được tổ chức lớn hơn, có dựng phần sân khấu để các đoàn nghệ thuật từ các tỉnh thành về trình diễn ca hát, nhảy múa các điệu truyền thống.
Buổi diễn trong ba giờ cũng thu hút hàng nghìn người xem ngồi chật kín hai khán đài và sân trước toà thánh. “Tôi dự lễ ở toà thánh nhiều lần rồi, nhưng lần này được tổ chức quy mô và ấn tượng nhất. Dù mất nhiều thời gian, công sức từ miền Tây lên đây nhưng khi dự lễ, xem múa tôi thấy rất thoải mái”, ông Minh, đến từ Trà Vinh, nói.
Các đại biểu thả bóng bay mang màu sắc cờ đạo, kết thúc buổi lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập đạo Cao Đài.
Ngoài đạo hữu từ miền Tây, một số tín đồ từ nước ngoài cũng về Toà thánh dự lễ. Bà Lê Thị Mạo, 74 tuổi từ Phnom Penh, Campuchia, bị bệnh không thể tự đi lại đã dùng xe đẩy cùng hai người thân dìu vào Toà thánh. “Tôi bị bệnh nặng không đi được nhưng cũng cố đến toà thánh, cầu mong ơn trên giúp đỡ mau khỏi bệnh”, bà Mạo nói.
Video Player is loading.
Dừng
Hiện tại 0:04
/
Thời lượng 0:36
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Bỏ tắt tiếng
Toàn màn hình
Đông đảo người dân dự đại lễ. Video: Đình Văn
Tây NinhBiển người từ nhiều tỉnh, thành và nước ngoài về phủ kín khuôn viên Toà thánh, đồng thanh đọc kinh, bái lễ dịp 100 năm ngày hoằng khai đại đạo, tối 14/11.
8
Từ chiều hàng chục nghìn người dân, tín đồ từ trong và ngoài nước đổ về Tòa thánh Tây Ninh, nơi được coi là tổ đình của đạo để dự lễ 100 năm ngày hoằng khai đại đạo. Ảnh: Hữu Lợi
Thành lập năm 1926, đến nay đạo Cao Đài có khoảng 2,4 triệu tín đồ, xếp thứ tư trong 16 tôn giáo được Nhà nước công nhận. Trong đó, riêng Cao Đài Tây Ninh có hơn một triệu tín đồ, phạm vi hoạt động ở 35 tỉnh, thành phố... Tòa thánh Tây Ninh là công trình tôn giáo lớn nhất của đạo, tọa lạc tại thị xã Hòa Thành, cách TP Tây Ninh khoảng 5 km.
Lúc 17h, từ cổng Chánh môn, các chức sắc của đạo bắt đầu lễ rước hương án là một kiệu gỗ, bát hương được bốn tín đồ gánh trên vai dẫn đầu là lá cờ Thiên Nhãn - biểu tượng này tượng trưng cho Thượng đế toàn năng của đại Cao Đài. Sau đó đoàn tiến vào tòa thánh làm lễ hoằng khai đại đạo.
Theo Phối sư Ngọc Hồng Thanh, quản lý Tòa thánh, có khoảng 50.000 người từ khắp nơi tới đây dự đại lễ. Nhiều người ở nơi xa xôi, không ngại nắng mưa đi từ sáng sớm về công trình lớn nhất của đạo Cao Đài.
Bấm để lật ảnh sau/trước
Hai hàng người mang lễ phục đánh trống, thổi kèn trong sự hưởng ứng của biển tín đồ cầm cờ đạo và cờ Tổ quốc đứng hai bên.
Các tín đồ họ đạo đến từ Lào, Thái Lan... diện trang phục truyền thống, diễu hành cùng đoàn rước.
Dịp này nhiều lãnh đạo UBND tỉnh Tây Ninh và Ban Tôn giáo Trung ương cũng dự lễ mừng. Ông Vũ Hoài Bắc, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, đã gửi lời chúc mừng đến chức sắc, tín đồ của đạo Cao Đài trong ngày kỷ niệm 100 năm thành lập đạo. “Trong tương lai, Ban Tôn giáo Chính phủ mong rằng đạo tiếp tục phát huy những truyền thống tốt đẹp, thực hiện tốt đường lối, chủ trương, sống tốt đời đẹp đạo”, ông Bắc nói.
Đến giờ Mão (18h), các tín đồ mang trang phục đạo hữu áo dài trắng tập trung trước khuôn viên Toà thánh, cột phướn để đọc kinh thiên đạo, tế đạo và cúng trời trong vòng 30 phút. Biển người ngồi xếp bằng hoặc quỳ trên nền đất hướng về Toà thánh. Mỗi khi kết thúc một hồi kinh, chuông toà thánh gõ ba lần để họ gập người bái lạy.
Biển người về dự lễ tập trung trước khuôn viên Toà thánh. Ảnh: Thanh Liêm
Tòa thánh Tây Ninh được coi là tổ đình - cơ sở thờ tự cấp trung ương của đạo Cao Đài. Công trình khởi công năm 1931, hoàn thành năm 1947 nhưng đến năm 1955 mới khánh thành.
Nhiều trẻ nhỏ cũng được gia đình dẫn theo để dự lễ. Mang lễ phục, đội khăn đóng, bé Trần Thiện Nhân, 9 tuổi, đã thuần thục các loại kinh và nghi lễ của đạo Cao Đài. “Mấy năm qua con được cha mẹ dạy kinh, lễ nghi sau đó làm theo, lâu dần đã thuộc lòng”, em Nhân nói.
Diễn ra đồng thời với nghi lễ, tại sân khấu nằm trong khuôn viên toà thánh trình diễn múa Long Lân Quy Phụng; dâng mâm ngũ quả, bánh mứt cầu mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an, người dân ấm no hạnh phúc.
Bấm để lật ảnh sau/trước
Buổi lễ tái hiện màn múa rồng nhang phun lửa. Mô hình rồng dài khoảng 20 m, được 30 thanh niên biểu diễn hai bên Đông Tây khán đài.
Khác với lễ Hội yến Diêu Trì Cung và Vía Đức Chí Tôn diễn ra vào tháng Giêng và tháng 8 âm lịch hàng năm, đại lễ lần này được tổ chức lớn hơn, có dựng phần sân khấu để các đoàn nghệ thuật từ các tỉnh thành về trình diễn ca hát, nhảy múa các điệu truyền thống.
Buổi diễn trong ba giờ cũng thu hút hàng nghìn người xem ngồi chật kín hai khán đài và sân trước toà thánh. “Tôi dự lễ ở toà thánh nhiều lần rồi, nhưng lần này được tổ chức quy mô và ấn tượng nhất. Dù mất nhiều thời gian, công sức từ miền Tây lên đây nhưng khi dự lễ, xem múa tôi thấy rất thoải mái”, ông Minh, đến từ Trà Vinh, nói.
Các đại biểu thả bóng bay mang màu sắc cờ đạo, kết thúc buổi lễ kỷ niệm 100 năm ngày thành lập đạo Cao Đài.
Ngoài đạo hữu từ miền Tây, một số tín đồ từ nước ngoài cũng về Toà thánh dự lễ. Bà Lê Thị Mạo, 74 tuổi từ Phnom Penh, Campuchia, bị bệnh không thể tự đi lại đã dùng xe đẩy cùng hai người thân dìu vào Toà thánh. “Tôi bị bệnh nặng không đi được nhưng cũng cố đến toà thánh, cầu mong ơn trên giúp đỡ mau khỏi bệnh”, bà Mạo nói.
Video Player is loading.
Dừng
Hiện tại 0:04
/
Thời lượng 0:36
Đã tải: 0%
Tiến trình: 0%
Bỏ tắt tiếng
Toàn màn hình
Đông đảo người dân dự đại lễ. Video: Đình Văn