Đến nay, sau 15 năm, Samsung hiện là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Tính đến cuối năm 2022, tổng vốn đầu tư đã tăng gấp gần 30 lần, lên tới khoảng 20 tỷ USD.
Samsung đầu tư chính thức vào Việt Nam năm 2008 với việc xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động tại tỉnh Bắc Ninh.
Sau đó, thông qua các hoạt động đầu tư liên tục tại Thái Nguyên, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, hiện nay Samsung đang vận hành 6 nhà máy, 1 pháp nhân bán hàng, 1 trung tâm nghiên cứu và phát triển. Lũy kế đầu tư tính đến cuối năm 2022 là 20 tỷ USD khẳng định Samsung đang là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam.
Đặc biệt, sau sự góp mặt của Samsung, hai tỉnh Bắc Ninh và Thái Nguyên, nơi vốn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp đã thay đổi hoàn toàn, trở thành cứ điểm sản xuất chính của thiết bị công nghệ thông tin.
Hơn thế nữa, với việc Trung tâm R&D của Samsung đi vào hoạt động từ cuối năm 2022, Samsung đang đặt ra mục tiêu đưa nơi đây trở thành trung tâm R&D hàng đầu không chỉ ở Đông Nam Á, mà còn trên phạm vi thế giới. Nhiệm vụ cốt lỗi của trung tâm này là góp phần đặt nền móng cho nhân tài công nghệ Việt Nam và phát triển công nghiệp.
"Có thể nói ngay từ giây phút đầu tư vào Việt Nam thì nơi đây đã không chỉ đơn thuần là thị trường đầu tư mà đã trở thành 'mảnh đất' nuôi dưỡng các doanh nghiệp. Và doanh nghiệp cần phải bồi đắp liên tục mảnh đất này thì mới có thể phát triển biền vững được", ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam nhấn mạnh.
Samsung hiện đóng góp khoảng 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam; đồng thời tạo công ăn việc làm chất lượng tốt cho khoảng 300 nghìn người lao động. Có hơn 2.000 kỹ sư đang làm việc tại Trung tâm R&D của Samsung tại Hà Nội. Số lượng nhà cung ứng cấp 1 và cấp 2 của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Samsung đã tăng gấp 10 lần, từ 25 doanh nghiệp vào năm 2014 lên 257 doanh nghiệp vào cuối năm 2022.
Hiện tại hơn 50% điện thoại của Samsung bán trên toàn thế giới là sản phẩm "Made in Vietnam". Qua đó, Việt Nam đã phát triển nhảy vọt trở thành quốc gia trọng điểm toàn cầu sản xuất điện thoại di động ra toàn thế giới.
Báo cáo xuất nhập khẩu năm 2022 được Bộ Công Thương công bố cuối tháng 4 vừa qua cho biết, trong năm 2022, số lượng điện thoại sản xuất ở Việt Nam ước đạt khoảng 210,5 triệu chiếc. Kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện đạt 57,99 tỷ USD, tăng 0,81% so với năm 2021 và chiếm 15,62% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước. Trong đó, kim ngạch của khối doanh nghiệp FDI đạt 57,8 tỷ USD, tăng 1,35% so với năm trước và chiếm 99,67% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng.
Về chủng loại, xuất khẩu điện thoại nguyên chiếc đạt 33,32 tỷ USD, tăng 0,67% so với năm 2021, chiếm 57,4% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng. Trong đó, xuất khẩu điện thoại Samsung đạt trên 31,42 tỷ USD, chiếm 95% tổng kim ngạch xuất khẩu điện thoại nguyên chiếc của cả nước.
Nói về triển vọng hợp tác kinh tế, trong một bài phỏng vấn hồi đầu năm, ông Choi Joo Ho cho biết: "Năm 2023 là một năm đặc biệt, đánh dấu chặng đường 15 năm Samsung thực hiện kế hoạch "đại đầu tư" tại Việt Nam. Cho đến thời điểm này, có thể nói Việt Nam là đất nước quan trọng nhất của Samsung trên phạm vi toàn cầu... Bắt đầu từ năm 2023, chúng tôi có kế hoạch mở rộng lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, nâng cao năng lực chuyên môn nhằm nâng tầm Trung tâm R&D trở thành trung tâm nghiên cứu và phát triển hàng đầu của Samsung trên toàn cầu".
Samsung đầu tư chính thức vào Việt Nam năm 2008 với việc xây dựng nhà máy sản xuất điện thoại di động tại tỉnh Bắc Ninh.
Sau đó, thông qua các hoạt động đầu tư liên tục tại Thái Nguyên, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, hiện nay Samsung đang vận hành 6 nhà máy, 1 pháp nhân bán hàng, 1 trung tâm nghiên cứu và phát triển. Lũy kế đầu tư tính đến cuối năm 2022 là 20 tỷ USD khẳng định Samsung đang là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam.
Đặc biệt, sau sự góp mặt của Samsung, hai tỉnh Bắc Ninh và Thái Nguyên, nơi vốn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp đã thay đổi hoàn toàn, trở thành cứ điểm sản xuất chính của thiết bị công nghệ thông tin.
Hơn thế nữa, với việc Trung tâm R&D của Samsung đi vào hoạt động từ cuối năm 2022, Samsung đang đặt ra mục tiêu đưa nơi đây trở thành trung tâm R&D hàng đầu không chỉ ở Đông Nam Á, mà còn trên phạm vi thế giới. Nhiệm vụ cốt lỗi của trung tâm này là góp phần đặt nền móng cho nhân tài công nghệ Việt Nam và phát triển công nghiệp.
"Có thể nói ngay từ giây phút đầu tư vào Việt Nam thì nơi đây đã không chỉ đơn thuần là thị trường đầu tư mà đã trở thành 'mảnh đất' nuôi dưỡng các doanh nghiệp. Và doanh nghiệp cần phải bồi đắp liên tục mảnh đất này thì mới có thể phát triển biền vững được", ông Choi Joo Ho, Tổng Giám đốc Samsung Việt Nam nhấn mạnh.
Samsung hiện đóng góp khoảng 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam; đồng thời tạo công ăn việc làm chất lượng tốt cho khoảng 300 nghìn người lao động. Có hơn 2.000 kỹ sư đang làm việc tại Trung tâm R&D của Samsung tại Hà Nội. Số lượng nhà cung ứng cấp 1 và cấp 2 của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Samsung đã tăng gấp 10 lần, từ 25 doanh nghiệp vào năm 2014 lên 257 doanh nghiệp vào cuối năm 2022.
Hiện tại hơn 50% điện thoại của Samsung bán trên toàn thế giới là sản phẩm "Made in Vietnam". Qua đó, Việt Nam đã phát triển nhảy vọt trở thành quốc gia trọng điểm toàn cầu sản xuất điện thoại di động ra toàn thế giới.
Báo cáo xuất nhập khẩu năm 2022 được Bộ Công Thương công bố cuối tháng 4 vừa qua cho biết, trong năm 2022, số lượng điện thoại sản xuất ở Việt Nam ước đạt khoảng 210,5 triệu chiếc. Kim ngạch xuất khẩu điện thoại và linh kiện đạt 57,99 tỷ USD, tăng 0,81% so với năm 2021 và chiếm 15,62% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa cả nước. Trong đó, kim ngạch của khối doanh nghiệp FDI đạt 57,8 tỷ USD, tăng 1,35% so với năm trước và chiếm 99,67% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng.
Về chủng loại, xuất khẩu điện thoại nguyên chiếc đạt 33,32 tỷ USD, tăng 0,67% so với năm 2021, chiếm 57,4% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng. Trong đó, xuất khẩu điện thoại Samsung đạt trên 31,42 tỷ USD, chiếm 95% tổng kim ngạch xuất khẩu điện thoại nguyên chiếc của cả nước.
Nói về triển vọng hợp tác kinh tế, trong một bài phỏng vấn hồi đầu năm, ông Choi Joo Ho cho biết: "Năm 2023 là một năm đặc biệt, đánh dấu chặng đường 15 năm Samsung thực hiện kế hoạch "đại đầu tư" tại Việt Nam. Cho đến thời điểm này, có thể nói Việt Nam là đất nước quan trọng nhất của Samsung trên phạm vi toàn cầu... Bắt đầu từ năm 2023, chúng tôi có kế hoạch mở rộng lĩnh vực nghiên cứu và phát triển, nâng cao năng lực chuyên môn nhằm nâng tầm Trung tâm R&D trở thành trung tâm nghiên cứu và phát triển hàng đầu của Samsung trên toàn cầu".