Minh Thư
Well-known member
Thống kê lần đầu được Apple công bố liên quan đến số lượng ứng dụng phát hành, bị gỡ và lý do được phân chia theo từng quốc gia.
Theo báo cáo minh bạch năm 2022, Apple có hơn 1,7 triệu ứng dụng trên App Store. Đây là số liệu lần đầu được công bố, như một phần trong thỏa thuận trị giá 100 triệu USD giữa Táo khuyết với các nhà phát triển ký năm 2021.
Bên cạnh lượng ứng dụng phát hành, dữ liệu của Apple xác nhận có hơn 6,1 triệu lượt xét duyệt ứng dụng trong năm 2022 (một ứng dụng có thể gửi yêu cầu xét duyệt nhiều lần), với hơn 1,6 triệu lần từ chối.
Trong những lý do khiến ứng dụng bị từ chối xét duyệt, phổ biến nhất là hiệu năng không đảm bảo (1,01 triệu lượt), vấn đề pháp lý (441.972 lượt) hay vi phạm quy chuẩn thiết kế (212.464 lượt).
Trong năm 2022, có 186.195 ứng dụng bị gỡ khỏi App Store, chủ yếu do không tuân thủ quy tắc thiết kế (149.378 ứng dụng), lừa đảo (32.009 ứng dụng), sai quy chuẩn cơ bản (1.272 ứng dụng) và một số lý do khác.
Game là thể loại ứng dụng bị gỡ nhiều nhất với 38.883 app. Trong số đó, 6.713 ứng dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc, 5.830 ứng dụng đến từ Mỹ, 4.561 ứng dụng đến từ Việt Nam và 3.342 ứng dụng đến từ Ấn Độ.
Có 20.045 ứng dụng bị gỡ thuộc loại công cụ tiện ích. Trong đó, 9.077 ứng dụng đến từ lập trình viên/nhà phát hành Trung Quốc, 1.829 ứng dụng đến từ Mỹ, 800 ứng dụng của Việt nam và 571 ứng dụng của Ấn Độ.
Tổng cộng, có 8.462 ứng dụng đến từ lập trình viên Việt Nam bị gỡ khỏi App Store trong năm 2022. Lý do phổ biến nhất là vi phạm quy tắc thiết kế (4.657 ứng dụng) và lừa đảo (3.626 ứng dụng). Để so sánh, Trung Quốc có hơn 40.000 ứng dụng, còn Mỹ có hơn 32.000 ứng dụng bị gỡ khỏi App Store.
Sau khi ứng dụng bị gỡ bỏ, có 18.412 lượt khiếu nại gửi đến Apple. Tuy nhiên, chỉ 616 ứng dụng được khôi phục, với 169 ứng dụng đến từ Trung Quốc, 129 ứng dụng của Mỹ, 36 ứng dụng của Anh và 24 ứng dụng của Ấn Độ. Việt Nam có 11 ứng dụng được khôi phục nhờ khiếu nại.
Có 1.474 ứng dụng bị gỡ bỏ theo yêu cầu của chính phủ trong năm 2022. Trung Quốc chiếm nhiều nhất với 1.435 ứng dụng dụng, tiếp đến là Ấn Độ (14 ứng dụng), Pakistan (10 ứng dụng), Nga (7 ứng dụng), Thổ Nhĩ Kỳ (2 ứng dụng).
Tại Trung Quốc, Apple nhấn mạnh 1.276 game bị gỡ do không được chính phủ cấp giấy phép phát hành. Ứng dụng chỉ biến mất khỏi kho ứng dụng tại quốc gia gửi yêu cầu gỡ bỏ và vẫn xuất hiện trên những nước khác.
Báo cáo cũng cho biết có gần 37 triệu nhà phát triển đăng ký với Apple trong năm 2022, trong khi số tài khoản bị vô hiệu là 428.487. Hầu hết trường hợp do lừa đảo, hoặc có liên quan đến những tài khoản bị khóa khác.
Về mặt người dùng, có hơn 282 triệu tài khoản Apple ID bị đình chỉ trong năm 2022. Mỗi tuần, kho ứng dụng của Apple ghi nhận trung bình hơn 656 triệu người truy cập, hơn 747 triệu lượt tải app và hơn 373 triệu người tìm kiếm.
Đáng chú ý, Táo khuyết đã chặn hơn 2,09 tỷ USD giao dịch lừa đảo trên App Store, gỡ hơn 147 triệu lượt đánh giá app giả mạo vào năm ngoái.
Theo thỏa thuận của Apple, báo cáo minh bạch trên App Store được công bố mỗi năm. Do đó, số liệu năm nay dự kiến được công bố vào giữa 2024.
Theo báo cáo minh bạch năm 2022, Apple có hơn 1,7 triệu ứng dụng trên App Store. Đây là số liệu lần đầu được công bố, như một phần trong thỏa thuận trị giá 100 triệu USD giữa Táo khuyết với các nhà phát triển ký năm 2021.
Bên cạnh lượng ứng dụng phát hành, dữ liệu của Apple xác nhận có hơn 6,1 triệu lượt xét duyệt ứng dụng trong năm 2022 (một ứng dụng có thể gửi yêu cầu xét duyệt nhiều lần), với hơn 1,6 triệu lần từ chối.
Trong những lý do khiến ứng dụng bị từ chối xét duyệt, phổ biến nhất là hiệu năng không đảm bảo (1,01 triệu lượt), vấn đề pháp lý (441.972 lượt) hay vi phạm quy chuẩn thiết kế (212.464 lượt).
Trong năm 2022, có 186.195 ứng dụng bị gỡ khỏi App Store, chủ yếu do không tuân thủ quy tắc thiết kế (149.378 ứng dụng), lừa đảo (32.009 ứng dụng), sai quy chuẩn cơ bản (1.272 ứng dụng) và một số lý do khác.
Game là thể loại ứng dụng bị gỡ nhiều nhất với 38.883 app. Trong số đó, 6.713 ứng dụng có nguồn gốc từ Trung Quốc, 5.830 ứng dụng đến từ Mỹ, 4.561 ứng dụng đến từ Việt Nam và 3.342 ứng dụng đến từ Ấn Độ.
Có 20.045 ứng dụng bị gỡ thuộc loại công cụ tiện ích. Trong đó, 9.077 ứng dụng đến từ lập trình viên/nhà phát hành Trung Quốc, 1.829 ứng dụng đến từ Mỹ, 800 ứng dụng của Việt nam và 571 ứng dụng của Ấn Độ.
Tổng cộng, có 8.462 ứng dụng đến từ lập trình viên Việt Nam bị gỡ khỏi App Store trong năm 2022. Lý do phổ biến nhất là vi phạm quy tắc thiết kế (4.657 ứng dụng) và lừa đảo (3.626 ứng dụng). Để so sánh, Trung Quốc có hơn 40.000 ứng dụng, còn Mỹ có hơn 32.000 ứng dụng bị gỡ khỏi App Store.
Sau khi ứng dụng bị gỡ bỏ, có 18.412 lượt khiếu nại gửi đến Apple. Tuy nhiên, chỉ 616 ứng dụng được khôi phục, với 169 ứng dụng đến từ Trung Quốc, 129 ứng dụng của Mỹ, 36 ứng dụng của Anh và 24 ứng dụng của Ấn Độ. Việt Nam có 11 ứng dụng được khôi phục nhờ khiếu nại.
Có 1.474 ứng dụng bị gỡ bỏ theo yêu cầu của chính phủ trong năm 2022. Trung Quốc chiếm nhiều nhất với 1.435 ứng dụng dụng, tiếp đến là Ấn Độ (14 ứng dụng), Pakistan (10 ứng dụng), Nga (7 ứng dụng), Thổ Nhĩ Kỳ (2 ứng dụng).
Tại Trung Quốc, Apple nhấn mạnh 1.276 game bị gỡ do không được chính phủ cấp giấy phép phát hành. Ứng dụng chỉ biến mất khỏi kho ứng dụng tại quốc gia gửi yêu cầu gỡ bỏ và vẫn xuất hiện trên những nước khác.
Báo cáo cũng cho biết có gần 37 triệu nhà phát triển đăng ký với Apple trong năm 2022, trong khi số tài khoản bị vô hiệu là 428.487. Hầu hết trường hợp do lừa đảo, hoặc có liên quan đến những tài khoản bị khóa khác.
Về mặt người dùng, có hơn 282 triệu tài khoản Apple ID bị đình chỉ trong năm 2022. Mỗi tuần, kho ứng dụng của Apple ghi nhận trung bình hơn 656 triệu người truy cập, hơn 747 triệu lượt tải app và hơn 373 triệu người tìm kiếm.
Đáng chú ý, Táo khuyết đã chặn hơn 2,09 tỷ USD giao dịch lừa đảo trên App Store, gỡ hơn 147 triệu lượt đánh giá app giả mạo vào năm ngoái.
Theo thỏa thuận của Apple, báo cáo minh bạch trên App Store được công bố mỗi năm. Do đó, số liệu năm nay dự kiến được công bố vào giữa 2024.