TUVM
Well-known member
Nhiều căn nhà nằm sâu trong hẻm với gần chục xuyệt, một số khu vực số nhà lộn xộn khiến nhiều shipper ở TPHCM tìm mỏi mắt, đến ứng dụng chỉ dẫn cũng phải "bó tay".
tại hẻm 1806 đường Huỳnh Tấn Phát, thị trấn Nhà Bè (huyện Nhà Bè, TPHCM), con hẻm rộng khoảng 4m với nhiều ngõ ngách, càng vào sâu bên trong càng thu hẹp, số nhà thay đổi từ 2 đến 7 xuyệt. Người dân khu vực này vẫn hay gọi đây là con hẻm "siêu xuyệt" ở TPHCM.
Số nhà 6 xuyệt tại đường Huỳnh Tấn Phát, thị trấn Nhà Bè đã được rút gọn, tuy nhiên vẫn chưa thay đổi bảng (Ảnh: Hoàng Hướng).
Lần đầu giao hàng cho khách trong hẻm này, anh Nguyễn Đình Vũ (35 tuổi) phải mất gần nửa tiếng để tìm địa chỉ người nhận hàng. Anh Vũ cho biết, theo địa chỉ trên đơn hàng có tới 7 xuyệt, anh lần theo chỉ dẫn mãi mới tìm được lối vào nằm đầu con hẻm 1806/127.
Đến đây, nam shipper vừa đi vừa hỏi người dân, tuy nhiên đi khoảng gần 30 phút nam shipper cũng phải "bó tay" chạy ra.
"Con hẻm này thực sự như một ma trận, tôi liên tục gọi khách để hỏi địa điểm, tuy nhiên khi vào bên trong hẻm, tôi chạy vòng vòng hỏi người dân vẫn không dò ra. Vì quá mất thời gian nên tôi đành phải đợi khách chạy ra đón nhận hàng", anh Vũ nói.
Chuyển về hẻm sống đã hơn 10 năm, chị Anh Thơ tại số 1806/127/2/6/15/27/5 cho biết, thời gian đầu về đây chị không khỏi choáng váng với những số nhà "siêu xuyệt" này, phải mất thời gian để tập quen, nhớ được số nhà của chính mình.
Hẻm "siêu xuyệt" ở thị trấn Nhà Bè, mỗi căn nhà tới 7 xuyệt (Ảnh: Hoàng Hướng).
"Hẻm 1806/127 trước đây là đất ruộng sau đó được quy hoạch thành đất ở, số nhà được cấp sẵn. Việc số nhà dài gây khó khăn ngay chính việc làm giấy tờ, lên cơ quan làm việc lúc nào cán bộ cũng hỏi sao số nhà tới tận 7 xuyệt.
Ngoài ra, nếu có người thân từ xa đến chơi nếu rành công nghệ thì đỡ, còn không tôi phải đi đón chứ họ rất khó tìm được", chị Thơ cho hay.
Theo người dân khu vực này, năm 2015 chính quyền địa phương đã hỗ trợ rút gọn số nhà từ 7 xuống 4 xuyệt, tuy nhiên chỉ mới có một số hộ thay đổi.
Ngoài thị trấn Nhà Bè, một số tuyến đường khác ở TPHCM như Lương Định Của (phường An Phú, TP Thủ Đức), Song Hành (phường Đông Hưng Thuận, quận 12), Phan Xích Long (quận Phú Nhuận), việc số nhà trùng nhau, số nhà lộn xộn giữa cũ và mới cũng khiến người dân hoang mang, gặp khó khăn trong việc tìm kiếm.
Chỉ trên một tuyến đường Lương Định Của (phường An Phú, TP Thủ Đức) có tới 5 căn nhà cùng số 148. Trong đó, 4 căn nhà đặt liên tiếp nhau và một căn nhà phần đường đối diện. Một số nhà số chẵn, số lẻ sắp xếp không thống nhất như "đánh đố" người muốn tìm nhà.
Số nhà cũ và mới tại đường Phan Xích Long, quận Phú Nhuận khiến người đi đường hoang mang (Ảnh: Hoàng Hướng).
Theo người dân, nguyên nhân do việc cấp số nhà từ trước đã lộn xộn, một số người dân sở hữu chung bất động sản nên xin số giống nhau. Người dân mong muốn chính quyền sớm triển khai phương án sắp xếp, quản lý số nhà phù hợp để thuận tiện trong di chuyển.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 164/NQ-CP. Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài nguyên và Môi trường; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Công an nghiên cứu, xây dựng thống nhất giải pháp quản lý đánh số nhà, đánh số và gắn biển số nhà, hướng dẫn UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện.
Trước đó, năm 2006, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân ký ban hành kèm theo Quyết định về quy chế đánh số và gắn biển số nhà. Quy định, hướng dẫn đã có từ lâu, tuy nhiên việc đánh số nhà ở TPHCM vẫn diễn ra không theo quy tắc, gây khó khăn cho người dân.
tại hẻm 1806 đường Huỳnh Tấn Phát, thị trấn Nhà Bè (huyện Nhà Bè, TPHCM), con hẻm rộng khoảng 4m với nhiều ngõ ngách, càng vào sâu bên trong càng thu hẹp, số nhà thay đổi từ 2 đến 7 xuyệt. Người dân khu vực này vẫn hay gọi đây là con hẻm "siêu xuyệt" ở TPHCM.
Số nhà 6 xuyệt tại đường Huỳnh Tấn Phát, thị trấn Nhà Bè đã được rút gọn, tuy nhiên vẫn chưa thay đổi bảng (Ảnh: Hoàng Hướng).
Lần đầu giao hàng cho khách trong hẻm này, anh Nguyễn Đình Vũ (35 tuổi) phải mất gần nửa tiếng để tìm địa chỉ người nhận hàng. Anh Vũ cho biết, theo địa chỉ trên đơn hàng có tới 7 xuyệt, anh lần theo chỉ dẫn mãi mới tìm được lối vào nằm đầu con hẻm 1806/127.
Đến đây, nam shipper vừa đi vừa hỏi người dân, tuy nhiên đi khoảng gần 30 phút nam shipper cũng phải "bó tay" chạy ra.
"Con hẻm này thực sự như một ma trận, tôi liên tục gọi khách để hỏi địa điểm, tuy nhiên khi vào bên trong hẻm, tôi chạy vòng vòng hỏi người dân vẫn không dò ra. Vì quá mất thời gian nên tôi đành phải đợi khách chạy ra đón nhận hàng", anh Vũ nói.
Chuyển về hẻm sống đã hơn 10 năm, chị Anh Thơ tại số 1806/127/2/6/15/27/5 cho biết, thời gian đầu về đây chị không khỏi choáng váng với những số nhà "siêu xuyệt" này, phải mất thời gian để tập quen, nhớ được số nhà của chính mình.
Hẻm "siêu xuyệt" ở thị trấn Nhà Bè, mỗi căn nhà tới 7 xuyệt (Ảnh: Hoàng Hướng).
"Hẻm 1806/127 trước đây là đất ruộng sau đó được quy hoạch thành đất ở, số nhà được cấp sẵn. Việc số nhà dài gây khó khăn ngay chính việc làm giấy tờ, lên cơ quan làm việc lúc nào cán bộ cũng hỏi sao số nhà tới tận 7 xuyệt.
Ngoài ra, nếu có người thân từ xa đến chơi nếu rành công nghệ thì đỡ, còn không tôi phải đi đón chứ họ rất khó tìm được", chị Thơ cho hay.
Theo người dân khu vực này, năm 2015 chính quyền địa phương đã hỗ trợ rút gọn số nhà từ 7 xuống 4 xuyệt, tuy nhiên chỉ mới có một số hộ thay đổi.
Ngoài thị trấn Nhà Bè, một số tuyến đường khác ở TPHCM như Lương Định Của (phường An Phú, TP Thủ Đức), Song Hành (phường Đông Hưng Thuận, quận 12), Phan Xích Long (quận Phú Nhuận), việc số nhà trùng nhau, số nhà lộn xộn giữa cũ và mới cũng khiến người dân hoang mang, gặp khó khăn trong việc tìm kiếm.
Chỉ trên một tuyến đường Lương Định Của (phường An Phú, TP Thủ Đức) có tới 5 căn nhà cùng số 148. Trong đó, 4 căn nhà đặt liên tiếp nhau và một căn nhà phần đường đối diện. Một số nhà số chẵn, số lẻ sắp xếp không thống nhất như "đánh đố" người muốn tìm nhà.
Số nhà cũ và mới tại đường Phan Xích Long, quận Phú Nhuận khiến người đi đường hoang mang (Ảnh: Hoàng Hướng).
Theo người dân, nguyên nhân do việc cấp số nhà từ trước đã lộn xộn, một số người dân sở hữu chung bất động sản nên xin số giống nhau. Người dân mong muốn chính quyền sớm triển khai phương án sắp xếp, quản lý số nhà phù hợp để thuận tiện trong di chuyển.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 164/NQ-CP. Chính phủ giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài nguyên và Môi trường; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Công an nghiên cứu, xây dựng thống nhất giải pháp quản lý đánh số nhà, đánh số và gắn biển số nhà, hướng dẫn UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai thực hiện.
Trước đó, năm 2006, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân ký ban hành kèm theo Quyết định về quy chế đánh số và gắn biển số nhà. Quy định, hướng dẫn đã có từ lâu, tuy nhiên việc đánh số nhà ở TPHCM vẫn diễn ra không theo quy tắc, gây khó khăn cho người dân.