Thịnh Lê
Well-known member
Không cần mua hàng hay trả phí, người dùng có thể lên sàn TMĐT này để hỏi ChatGPT bất kỳ câu hỏi nào.
Ngày 8/5, sàn TMĐT Tiki bất ngờ thông báo tích hợp ChatGPT vào nền tảng của mình. Theo đó, người dùng sẽ không phải mất bất kỳ khoản phí nào, chỉ cần tạo tài khoản Tiki là có thể sử dụng, cả trên app và website.
Theo sàn TMĐT này, việc tích hợp chatbot đang nổi đình nổi đám này nhằm giúp khách hàng có thể trải nghiệm, sử dụng hoàn toàn miễn phí và nhanh chóng, thuận tiện. Trong khi đó, việc sử dụng ChatGPT trên Tiki không giúp đề xuất cụ thể đường link bán hàng hay hỗ trợ gì đáng kể cho hành trình mua hàng trên sàn TMĐT này. Đây gần như là tính năng cộng thêm mà không tạo ra bất cứ thay đổi nào trong trải nghiệm mua hàng. Tuy nhiên, việc này có thể giúp gia tăng lượng truy cập vào nền tảng do sức hút của chatbot.
Trong thời gian trở lại đây, Tiki đang dần hụt hơi so với các đối thủ trên đấu trường TMĐT. Theo Báo cáo TMĐT Quý I/2023 được Metric - Nền tảng số liệu E-commerce công bố, Tiki chỉ ghi nhận 846,5 tỷ đồng doanh thu, bị bỏ lại rất xa so với mức doanh thu 24.700 tỷ đồng của Shopee, 7.500 tỷ đồng của Lazada hay 6.000 tỷ đồng của tân binh TikTok Shop.
Cũng theo Metric, luỹ kế 11 tháng đầu năm 2022, doanh thu của Tiki ước đạt 5.700 tỷ đồng, chỉ chiếm 5% thị phần TMĐT Việt Nam. Trong khi đó, Shopee chiếm đến gần 73% tổng doanh thu 4 sàn, Lazada chiếm 20%.
Không chỉ Tiki, sự bùng nổ trên toàn cầu của ChatGPT đã khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam quyết định tích hợp nền tảng này. Cách đây không lâu, trường Funix - một đơn vị thuộc Tập đoàn FPT đã cho hơn 5.000 sinh viên của mình trải nghiệm ChatGPT nhờ việc tích hợp vào hệ thống chat nội bộ. Thậm chí, ngôi trường này không dùng tài khoản miễn phí mà mua gói cao cấp nhất của ứng dụng để ChatGPT cho câu trả lời chính xác nhất.
Ngày 8/5, sàn TMĐT Tiki bất ngờ thông báo tích hợp ChatGPT vào nền tảng của mình. Theo đó, người dùng sẽ không phải mất bất kỳ khoản phí nào, chỉ cần tạo tài khoản Tiki là có thể sử dụng, cả trên app và website.
Theo sàn TMĐT này, việc tích hợp chatbot đang nổi đình nổi đám này nhằm giúp khách hàng có thể trải nghiệm, sử dụng hoàn toàn miễn phí và nhanh chóng, thuận tiện. Trong khi đó, việc sử dụng ChatGPT trên Tiki không giúp đề xuất cụ thể đường link bán hàng hay hỗ trợ gì đáng kể cho hành trình mua hàng trên sàn TMĐT này. Đây gần như là tính năng cộng thêm mà không tạo ra bất cứ thay đổi nào trong trải nghiệm mua hàng. Tuy nhiên, việc này có thể giúp gia tăng lượng truy cập vào nền tảng do sức hút của chatbot.
Trong thời gian trở lại đây, Tiki đang dần hụt hơi so với các đối thủ trên đấu trường TMĐT. Theo Báo cáo TMĐT Quý I/2023 được Metric - Nền tảng số liệu E-commerce công bố, Tiki chỉ ghi nhận 846,5 tỷ đồng doanh thu, bị bỏ lại rất xa so với mức doanh thu 24.700 tỷ đồng của Shopee, 7.500 tỷ đồng của Lazada hay 6.000 tỷ đồng của tân binh TikTok Shop.
Cũng theo Metric, luỹ kế 11 tháng đầu năm 2022, doanh thu của Tiki ước đạt 5.700 tỷ đồng, chỉ chiếm 5% thị phần TMĐT Việt Nam. Trong khi đó, Shopee chiếm đến gần 73% tổng doanh thu 4 sàn, Lazada chiếm 20%.
Không chỉ Tiki, sự bùng nổ trên toàn cầu của ChatGPT đã khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam quyết định tích hợp nền tảng này. Cách đây không lâu, trường Funix - một đơn vị thuộc Tập đoàn FPT đã cho hơn 5.000 sinh viên của mình trải nghiệm ChatGPT nhờ việc tích hợp vào hệ thống chat nội bộ. Thậm chí, ngôi trường này không dùng tài khoản miễn phí mà mua gói cao cấp nhất của ứng dụng để ChatGPT cho câu trả lời chính xác nhất.