Hút khách chi trả cao từ xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe

Võ Xuân Trường

Well-known member
Hút khách chi trả cao từ xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe

Xu hướng du lịch chăm sóc sức khỏe đang nở rộ có thể là hướng đi giúp ngành du lịch thu hút du khách chất lượng cao, phát triển bền vững, khắc phục tính thời vụ.
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu Chăm sóc Sức khỏe Toàn cầu GWI (Global Wellness Institute), đến hết năm 2022, doanh thu của mảng du lịch chữa lành ước đạt 919 tỉ USD, chiếm 18% tỉ trọng doanh thu của ngành du lịch thế giới.
Trong 5 năm trở lại đây, châu Á dẫn đầu cả số lượng khách và nguồn thu từ du lịch chăm sóc sức khỏe. Tại một số quốc gia như: Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia... du lịch chăm sóc sức khỏe đã trở thành loại hình du lịch phổ biến và phát triển.
GWI dự báo tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành du lịch chăm sóc sức khỏe giai đoạn 2020 – 2025 là 21%, vượt qua tất cả các lĩnh vực khác của ngành chăm sóc sức khỏe nói chung. Nếu loại hình này duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 7,5%/năm sẽ đóng góp 18% tỉ trọng cho ngành du lịch toàn cầu.
Do đó, ngành du lịch Việt Nam cần nhanh chóng nắm bắt xu hướng này. TS. KTS. Dương Đình Hiền, từ Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch, chỉ ra tiềm năng phát triển du lịch chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam ngày càng lớn, khi tầng lớp trung lưu và người giàu ngày một nhiều lên, nhu cầu về dịch vụ du lịch chăm sóc sức khoẻ này cũng ngày càng mở rộng hơn.
Bên cạnh đó, ông Dương Đình Hiền lưu ý rằng hàng năm rất nhiều Việt kiều về nước để chăm sóc nha khoa, thẩm mỹ, chữa bệnh theo y học cổ truyền. Ở chiều ngược lại, mỗi năm có khoảng hàng nghìn đến chục ngàn người Việt ra nước ngoài để chữa bệnh – du lịch, chi tiêu xấp xỉ hàng tỉ USD mỗi năm.
Các khách sạn và khu nghỉ dưỡng có xu hướng cung cấp dịch vụ du lịch chăm sóc sức khỏe phục vụ cho tâm trí, cơ thể và tinh thần. Ảnh: SG



Các khách sạn và khu nghỉ dưỡng có xu hướng cung cấp dịch vụ du lịch chăm sóc sức khỏe phục vụ cho tâm trí, cơ thể và tinh thần. Ảnh: SG
Theo báo cáo của GWI, khách du lịch chăm sóc sức khỏe thường giàu hơn, có học thức và được đi du lịch nhiều hơn. Họ sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho các trải nghiệm du lịch, dịch vụ và tiện nghi hỗ trợ sức khỏe và hạnh phúc của họ.
Thống kê cho thấy trung bình cứ 6 USD chi tiêu cho du lịch trên toàn cầu thì 1 USD thuộc về thị trường wellness. Trong vòng 5 năm qua, châu Á dẫn đầu về cả số lượng chuyến đi lẫn doanh thu du lịch wellness.
ThS. Nguyễn Thanh Huyền, từ Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, cho rằng loại hình du lịch chăm sóc sức khỏe có thể giúp các điểm đến giảm thiểu tác động tiêu cực của du lịch đại chúng: “Bởi vì khách du lịch chăm sóc có xu hướng chi tiêu cao và ưa thích những trải nghiệm chân thực và độc đáo, sẽ có ít áp lực hơn cho các điểm đến khi tham gia vào thị trường này và giảm thiểu sự cạnh tranh về giá cả và số lượng”.
Đồng thời, du lịch chăm sóc sức khỏe giúp các điểm đến có thể giảm tính thời vụ nhờ dòng khách ghé thăm. Ví dụ, các điểm trượt tuyết có thể thu hút khách du lịch chăm sóc sức khỏe thích đi bộ đường dài và các hoạt động ngoài trời khác vào mùa hè, trong khi các điểm đến biển đảo có thể thu hút khách du lịch đang tìm kiếm một môi trường yên tĩnh để có được cảm giác tịnh tâm và thư giãn vào mùa đông.
Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng đánh giá, vị trí yên tĩnh, loại hình du lịch này sẽ giúp hạn chế tối đa tác động xấu tới môi trường, khuyến khích khách du lịch và người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hỗ trợ hệ sinh thái bản địa, cung cấp thực phẩm có nguồn gốc địa phương đồng thời quảng bá và bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc.
Dù tiềm năng lớn như vậy, du lịch chăm sóc sức khỏe không phải một ngành dễ dàng phát triển trong ngắn hạn, mà cần đầu tư lâu dài. TS. Nguyễn Lan Anh, đại diện nhóm nghiên cứu về Thực trạng và giải pháp phát triển sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe ở Việt Nam, ghi nhận thực tế rằng du lịch chăm sóc sức khỏe mới chỉ đang được xem như sản phẩm bổ trợ, phụ thuộc vào nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng hạn chế của doanh nghiệp.
“Các doanh nghiệp muốn triển khai hoạt động có liên quan đến du lịch chăm sóc sức khỏe gặp khó khăn từ việc định hướng, cho đến nguồn lực, tài chính, quy trình thẩm định để đưa vào khai thác”, TS. Nguyễn Lan Anh bày tỏ.
 
Bên trên