Intel, công ty từng bá chủ trong ngành chip, đang đối mặt khó khăn tương tự những gã khổng lồ công nghệ trước đây như Nokia, Kodak, Yahoo hay BlackBerry.
Nokia từng thống trị thị trường điện thoại di động nhưng bỏ lỡ cuộc cách mạng smartphone. Kodak là ông vua máy ảnh nhưng hụt chân với công nghệ số. Còn Blackberry, một trong những hãng đầu tiên ra smartphone, lại không theo kịp xu hướng thị trường.
Các tên tuổi trên đều có điểm chung là từng ở top đầu trong ngành công nghệ, nhưng hiện gần như vắng bóng trên thị trường. Intel, gã khổng lồ trong ngành chip máy tính, đang đối mặt khó khăn tương tự khi Nvidia và AMD vươn lên mạnh mẽ.
Logo Intel tại Triển lãm Computex 2024 diễn ra ở Đài Bắc, Đài Loan hồi tháng 6. Ảnh: Khương Nha
Khi Intel bị đối thủ đe dọa, vượt mặt
Các mẫu chip xử lý CPU của Intel hiện diện trong hầu hết máy tính trên toàn cầu trong nhiều thập kỷ. Từ PC, laptop đến máy chủ trung tâm, người dùng không xa lạ với những model như Pentium, Core i hay Xeon.
Ở vị trí hàng đầu quá lâu, Intel vẫn không thể cản bước sự phát triển mạnh mẽ của AMD, Nvidia và khiến cục diện thị trường dần bắt đầu thay đổi. Nvidia, từng được coi là bé nhỏ xét cả về doanh thu và vốn hóa so với Intel, hiện thống trị thị trường chip AI, trong khi CPU của AMD ngày càng cải tiến để đạt hiệu suất cao hơn, giá hợp lý hơn.
Thống kê cho thấy Intel vẫn dẫn đầu thị phần chip máy tính, nhưng đang để mất dần vào tay đối thủ. Theo dữ liệu được công ty nghiên cứu Stocklytics công bố tháng trước, thị phần chip dành cho PC và laptop của Intel giảm 20% trong quý II/2024. Trong khi đó, thị phần của AMD tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính rộng hơn, từ quý II/2016 đến II/2019, Intel luôn thống trị với 91% thị phần, còn AMD nắm giữ 8%. Tuy nhiên, đến quý cuối 2023, Intel tụt xuống 77,3% thị phần, trong khi AMD đạt 20,4%. Đến quý II/2024, thị phần của Intel còn 71,9%, ngược lại đối thủ là 21,7%.
Intel còn để mất lợi thế sản xuất chip về tay đối thủ TSMC. Từng đứng đầu mảng sản xuất, công ty Mỹ bị hãng gia công bán dẫn từ đảo Đài Loan vượt qua vào năm 2021 và trở thành công ty chip lớn nhất thế giới hai năm sau đó. Intel đang đẩy mạnh các chiến lược để lấy lại thị phần, nhưng được dự đoán gặp nhiều khó khăn.
Intel cũng từng là hãng chip có giá trị thị trường cao nhất ở Mỹ. Nhưng hiện vốn hóa của hãng chỉ bằng một phần 16 của Nvidia và thậm chí nhỏ hơn Qualcomm, Broadcom, Texas Instrument và AMD. Việc công bố sa thải 15% nhân viên làm cho tình hình thêm ảm đạm.
Theo CNBC, Intel mắc nhiều sai lầm trong các năm qua. Họ bỏ lỡ làn sóng chip di động khi iPhone ra mắt năm 2007. Họ cũng đứng ngoài cuộc đua AI, trong bối cảnh các công ty như Meta, Microsoft và Google cần lượng lớn chip từ Nvidia.
Trước đây, Intel luôn duy trì lợi thế đi trước gần hai năm so với các đối thủ. Tuy nhiên, theo Reuters, sau 2014, mọi thứ trở nên tồi tệ.
Câu chuyện thực tế bắt đầu từ năm 2011 khi EUV (Extreme Ultra Violet) - công nghệ in thạch bản mới - ra đời. Đây là kỹ thuật in khắc cực cao, sử dụng ánh sáng để khắc mạch tích hợp phức tạp. EUV cho phép đưa nhiều bóng bán dẫn hơn lên bề mặt tấm silicon, giúp tạo chip mạnh, kích thước nhỏ và tiết kiệm điện năng so với trước.
Dù đánh giá cao, lãnh đạo Intel nghĩ rằng sẽ phải mất nhiều năm nữa EUV mới có thể hoàn thiện và ứng dụng thực tế. Vì thế, công ty tiếp tục dùng công nghệ cũ hơn là DUV (Deep Ultra Violet). Theo FT, đây là quyết định sai lầm với cái giá phải trả là ngôi vương ở lĩnh vực gia công bán dẫn. Chỉ trong chưa đầy một thập kỷ, Intel trượt từ vị trí đi trước các đối thủ một thế hệ về công nghệ chip xuống đi sau một thế hệ.
Theo The Globe and Mail, khó khăn hiện tại của Intel khiến giới công nghệ liên tưởng đến những gã khổng lồ trước đây như Nokia, Kodak và Blackberry. Họ đều dẫn đầu nhưng ngủ quên trên chiến thắng cũng như tốc độ đổi mới giảm dẫn đến tụt hậu. Intel chậm triển khai EUV, giống như Kodak chậm thích nghi với nhiếp ảnh số.
"Sự thay đổi nhanh chóng về nhu cầu thị trường và tiến bộ công nghệ thách thức vị thế thống trị một thời của Intel", The Globe and Mail bình luận. "Intel gặp khó khi muốn theo kịp cơn sốt AI, giống như Nokia không thể chuyển mình sang thời đại smartphone. Họ thích ứng kém, như sự thất bại của Blackberry trong việc dự đoán sở thích của người dùng để điều chỉnh cho phù hợp".
Ván cược may rủi
Trong thông báo sa thải 15% nhân sự ngày 1/8, CEO Intel Pat Gelsinger dự tính giảm chi tiêu và chi phí hoạt động khoảng 10 tỷ USD từ nay đến 2025. Theo giới chuyên gia, khả năng đối phó với những khó khăn hiện tại sẽ quyết định số phận của Intel.
Trong kịch bản tốt nhất, hãng đảo ngược tình thế và đổi mới, đẩy mạnh R&D, sử dụng nguồn lực để tạo ra công nghệ tiên tiến và giành lại thị trường. Tuy nhiên, họ cần áp dụng AI và tái cơ cấu theo cách linh hoạt hơn.
Nếu không thể thích nghi và còn để mất thêm thị phần, mọi kế hoạch có thể phản tác dụng. Kịch bản xấu nhất, công ty có thể sẽ theo chân Nokia hay Yahoo.
"Kế hoạch cho thấy ban lãnh đạo Intel sẵn sàng áp dụng biện pháp mạnh mẽ và quyết liệt", Michael Schulman, Giám đốc phụ trách đầu tư của Running Point Capital, nói với Reuters. "Nhưng tôi tự hỏi, liệu điều đó có đủ không và họ phản ứng có muộn không, khi Gelsinger đã nắm quyền hơn ba năm".
Tuy nhiên, theo Bloomberg, Intel có nhiều lựa chọn chiến lược để đảo ngược tình thế hiện tại. Bằng cách đầu tư mạnh vào R&D, họ có thể thu hẹp khoảng cách về công nghệ với Nvidia và AMD. Việc thâu tóm, sáp nhập và liên minh có thể đem lại công nghệ và ý tưởng mới. "Intel chỉ có thể tránh được số phận của những gã khổng lồ công nghệ thất bại khác và lấy lại vị thế thống trị thị trường bằng cách hành động nhanh chóng", trang này viết.
Ngoài ra, một trong những yếu tố có lợi cho Intel là chính phủ Mỹ. Tổng thống Joe Biden và giới chức Mỹ coi hãng là nòng cốt của chuỗi cung ứng chip và đổ hàng tỷ USD để thúc đẩy sản xuất tại Mỹ. "Intel là công ty lớn, mang tính biểu tượng và là người dẫn đầu suốt nhiều năm. Tôi cho rằng công ty này đáng để bảo vệ. Và họ phải lấy lại lợi thế cạnh tranh", Nicholas Brathwaite, Giám đốc quỹ đầu tư Celesta Capital, viết trên blog hồi tháng 4.
Tablet Gò Vấp
859 Quang Trung, Phường 12, Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
Maps: https://g.page/r/CVSFBogl7CfWEAE
Thời gian làm việc: 08h00 - 22h00
Nokia từng thống trị thị trường điện thoại di động nhưng bỏ lỡ cuộc cách mạng smartphone. Kodak là ông vua máy ảnh nhưng hụt chân với công nghệ số. Còn Blackberry, một trong những hãng đầu tiên ra smartphone, lại không theo kịp xu hướng thị trường.
Các tên tuổi trên đều có điểm chung là từng ở top đầu trong ngành công nghệ, nhưng hiện gần như vắng bóng trên thị trường. Intel, gã khổng lồ trong ngành chip máy tính, đang đối mặt khó khăn tương tự khi Nvidia và AMD vươn lên mạnh mẽ.
Logo Intel tại Triển lãm Computex 2024 diễn ra ở Đài Bắc, Đài Loan hồi tháng 6. Ảnh: Khương Nha
Khi Intel bị đối thủ đe dọa, vượt mặt
Các mẫu chip xử lý CPU của Intel hiện diện trong hầu hết máy tính trên toàn cầu trong nhiều thập kỷ. Từ PC, laptop đến máy chủ trung tâm, người dùng không xa lạ với những model như Pentium, Core i hay Xeon.
Ở vị trí hàng đầu quá lâu, Intel vẫn không thể cản bước sự phát triển mạnh mẽ của AMD, Nvidia và khiến cục diện thị trường dần bắt đầu thay đổi. Nvidia, từng được coi là bé nhỏ xét cả về doanh thu và vốn hóa so với Intel, hiện thống trị thị trường chip AI, trong khi CPU của AMD ngày càng cải tiến để đạt hiệu suất cao hơn, giá hợp lý hơn.
Thống kê cho thấy Intel vẫn dẫn đầu thị phần chip máy tính, nhưng đang để mất dần vào tay đối thủ. Theo dữ liệu được công ty nghiên cứu Stocklytics công bố tháng trước, thị phần chip dành cho PC và laptop của Intel giảm 20% trong quý II/2024. Trong khi đó, thị phần của AMD tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính rộng hơn, từ quý II/2016 đến II/2019, Intel luôn thống trị với 91% thị phần, còn AMD nắm giữ 8%. Tuy nhiên, đến quý cuối 2023, Intel tụt xuống 77,3% thị phần, trong khi AMD đạt 20,4%. Đến quý II/2024, thị phần của Intel còn 71,9%, ngược lại đối thủ là 21,7%.
Intel còn để mất lợi thế sản xuất chip về tay đối thủ TSMC. Từng đứng đầu mảng sản xuất, công ty Mỹ bị hãng gia công bán dẫn từ đảo Đài Loan vượt qua vào năm 2021 và trở thành công ty chip lớn nhất thế giới hai năm sau đó. Intel đang đẩy mạnh các chiến lược để lấy lại thị phần, nhưng được dự đoán gặp nhiều khó khăn.
Intel cũng từng là hãng chip có giá trị thị trường cao nhất ở Mỹ. Nhưng hiện vốn hóa của hãng chỉ bằng một phần 16 của Nvidia và thậm chí nhỏ hơn Qualcomm, Broadcom, Texas Instrument và AMD. Việc công bố sa thải 15% nhân viên làm cho tình hình thêm ảm đạm.
Theo CNBC, Intel mắc nhiều sai lầm trong các năm qua. Họ bỏ lỡ làn sóng chip di động khi iPhone ra mắt năm 2007. Họ cũng đứng ngoài cuộc đua AI, trong bối cảnh các công ty như Meta, Microsoft và Google cần lượng lớn chip từ Nvidia.
Trước đây, Intel luôn duy trì lợi thế đi trước gần hai năm so với các đối thủ. Tuy nhiên, theo Reuters, sau 2014, mọi thứ trở nên tồi tệ.
Câu chuyện thực tế bắt đầu từ năm 2011 khi EUV (Extreme Ultra Violet) - công nghệ in thạch bản mới - ra đời. Đây là kỹ thuật in khắc cực cao, sử dụng ánh sáng để khắc mạch tích hợp phức tạp. EUV cho phép đưa nhiều bóng bán dẫn hơn lên bề mặt tấm silicon, giúp tạo chip mạnh, kích thước nhỏ và tiết kiệm điện năng so với trước.
Dù đánh giá cao, lãnh đạo Intel nghĩ rằng sẽ phải mất nhiều năm nữa EUV mới có thể hoàn thiện và ứng dụng thực tế. Vì thế, công ty tiếp tục dùng công nghệ cũ hơn là DUV (Deep Ultra Violet). Theo FT, đây là quyết định sai lầm với cái giá phải trả là ngôi vương ở lĩnh vực gia công bán dẫn. Chỉ trong chưa đầy một thập kỷ, Intel trượt từ vị trí đi trước các đối thủ một thế hệ về công nghệ chip xuống đi sau một thế hệ.
Theo The Globe and Mail, khó khăn hiện tại của Intel khiến giới công nghệ liên tưởng đến những gã khổng lồ trước đây như Nokia, Kodak và Blackberry. Họ đều dẫn đầu nhưng ngủ quên trên chiến thắng cũng như tốc độ đổi mới giảm dẫn đến tụt hậu. Intel chậm triển khai EUV, giống như Kodak chậm thích nghi với nhiếp ảnh số.
"Sự thay đổi nhanh chóng về nhu cầu thị trường và tiến bộ công nghệ thách thức vị thế thống trị một thời của Intel", The Globe and Mail bình luận. "Intel gặp khó khi muốn theo kịp cơn sốt AI, giống như Nokia không thể chuyển mình sang thời đại smartphone. Họ thích ứng kém, như sự thất bại của Blackberry trong việc dự đoán sở thích của người dùng để điều chỉnh cho phù hợp".
Ván cược may rủi
Trong thông báo sa thải 15% nhân sự ngày 1/8, CEO Intel Pat Gelsinger dự tính giảm chi tiêu và chi phí hoạt động khoảng 10 tỷ USD từ nay đến 2025. Theo giới chuyên gia, khả năng đối phó với những khó khăn hiện tại sẽ quyết định số phận của Intel.
Trong kịch bản tốt nhất, hãng đảo ngược tình thế và đổi mới, đẩy mạnh R&D, sử dụng nguồn lực để tạo ra công nghệ tiên tiến và giành lại thị trường. Tuy nhiên, họ cần áp dụng AI và tái cơ cấu theo cách linh hoạt hơn.
Nếu không thể thích nghi và còn để mất thêm thị phần, mọi kế hoạch có thể phản tác dụng. Kịch bản xấu nhất, công ty có thể sẽ theo chân Nokia hay Yahoo.
"Kế hoạch cho thấy ban lãnh đạo Intel sẵn sàng áp dụng biện pháp mạnh mẽ và quyết liệt", Michael Schulman, Giám đốc phụ trách đầu tư của Running Point Capital, nói với Reuters. "Nhưng tôi tự hỏi, liệu điều đó có đủ không và họ phản ứng có muộn không, khi Gelsinger đã nắm quyền hơn ba năm".
Tuy nhiên, theo Bloomberg, Intel có nhiều lựa chọn chiến lược để đảo ngược tình thế hiện tại. Bằng cách đầu tư mạnh vào R&D, họ có thể thu hẹp khoảng cách về công nghệ với Nvidia và AMD. Việc thâu tóm, sáp nhập và liên minh có thể đem lại công nghệ và ý tưởng mới. "Intel chỉ có thể tránh được số phận của những gã khổng lồ công nghệ thất bại khác và lấy lại vị thế thống trị thị trường bằng cách hành động nhanh chóng", trang này viết.
Ngoài ra, một trong những yếu tố có lợi cho Intel là chính phủ Mỹ. Tổng thống Joe Biden và giới chức Mỹ coi hãng là nòng cốt của chuỗi cung ứng chip và đổ hàng tỷ USD để thúc đẩy sản xuất tại Mỹ. "Intel là công ty lớn, mang tính biểu tượng và là người dẫn đầu suốt nhiều năm. Tôi cho rằng công ty này đáng để bảo vệ. Và họ phải lấy lại lợi thế cạnh tranh", Nicholas Brathwaite, Giám đốc quỹ đầu tư Celesta Capital, viết trên blog hồi tháng 4.
Tablet Gò Vấp
859 Quang Trung, Phường 12, Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
Maps: https://g.page/r/CVSFBogl7CfWEAE
Thời gian làm việc: 08h00 - 22h00