Kẹo Giáng sinh và những câu chuyện ít người biết

Quang Minh

Well-known member
Những chiếc kẹo gậy thường được uốn bằng tay khi ra khỏi dây chuyền để tạo hình dạng cong và tỷ lệ gãy thường khoảng 20%.

Kẹo Giáng sinh (kẹo gậy) là món trang trí ăn được rất phổ biến mỗi dịp Giáng sinh và năm mới. Kẹo có dạng cứng, dài, màu trắng - đỏ, vị bạc hà và được uốn cong một đầu giống cây gậy.

Những chiếc kẹo gậy thường chỉ xuất hiện dịp Giáng sinh. Ảnh: Freepik
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 466.667px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Những chiếc kẹo gậy thường chỉ xuất hiện dịp Giáng sinh. Ảnh: Freepik


Những chiếc kẹo gậy thường chỉ xuất hiện dịp Giáng sinh. Ảnh: Freepik

Lịch sử của chiếc kẹo cũng khác nhau, nhưng được lan truyền nhiều nhất là câu chuyện xảy ra khoảng năm 1670 ở nhà thờ Cologne (Đức). Trẻ con khi đến nhà thờ hay làm ầm ĩ, chạy khắp nơi và không để ý đến những gì cha xứ dạy. Điều này cản trở những người người ngồi đọc kinh và cầu nguyện. Vì thế để làm cho lũ trẻ ngồi yên, cha xứ đã cho bọn trẻ những chiếc kẹo dài, màu trắng.

Người làm kẹo đã tạo hình một cái móc, giúp trẻ nhớ đến chiếc gậy của những mục đồng đã đến thăm hài nhi Jesus. Một truyền thuyết khác cho rằng người thợ làm kẹo ở Indiana, đầu thế kỷ XX, đã tạo hình thanh kẹo bạc hà thành hình chữ "J" để tượng trưng cho Chúa Jesus, với sọc trắng là sự trong sạch khi ra đời và sọc đỏ sau này là máu đã đổ trên Thập giá.

Số khác cho rằng chiếc móc đã được thêm vào để giúp treo trên cây Giáng sinh dễ dàng hơn. Cũng có truyền thuyết những cây kẹo bạc hà treo trên cây để ngăn chặn loài gặm nhấm làm hỏng cây thông. Từ Đức, kẹo gậy lan sang các vùng khác của châu Âu, được phân phát trong các vở kịch tái hiện Chúa Giáng sinh, và trở thành đồ trang trí.


Cũng như các loại khác, những chiếc kẹo gậy đầu tiên được sản xuất bằng tay, đòi hỏi nhiều lao động nên số lượng sản xuất bị hạn chế. Năm 1957, nhiều loại máy móc mới được đưa vào sử dụng, khi đó số lượng cũng như chất lượng kẹo được cải thiện.

Các thành phần chính gồm đường, siro, dầu bạc hà, nước trộn với nhau và đun nóng đến khoảng 140 độ C cho đến khi trở thành chất lỏng màu nâu vàng. Chất lỏng này được đổ lên bàn làm mát rồi kéo căng bằng máy gia công. Phần kẹo tương tự màu đỏ được bổ sung xen kẽ, trộn với nhau, sau đó được kéo nhỏ và uống cong khi còn nóng. Kẹo gậy được uốn cong bằng tay khi ra khỏi dây chuyền và tỷ lệ gãy thường lên tới trên 20%.

Hạn sử dụng kẹo gậy có thể tới 5 năm khi bảo quản ở nơi thoáng mát. Đường là yếu tố giúp sản phẩm trữ được lâu.

Theo Hiệp hội bánh kẹo Mỹ (NCA), hằng năm, kẹo gậy là loại kẹo không phải chocolate bán chạy nhất trong tháng 12, đặc biệt tuần thứ hai. Thống kê cho thấy, mọi người bắt đầu trang trí Giáng sinh thời điểm này. Có khoảng 1,76 tỷ chiếc kẹo gậy được sản xuất ở Mỹ hàng năm.

Kẹo gậy treo trên cây thông Noel. Ảnh: AllChristmasStore
" style="margin: 0px; padding: 0px 0px 710.444px; box-sizing: border-box; text-rendering: optimizelegibility; width: 680px; float: left; display: table; -webkit-box-pack: center; justify-content: center; background: rgb(240, 238, 234); text-align: center; position: relative;">
Kẹo gậy treo trên cây thông Noel. Ảnh:

Kẹo gậy treo trên cây thông Noel. Ảnh: AllChristmasStore

Cách ăn kẹo đã gây ra một vài tranh cãi. Theo một cuộc khảo sát của NCA, có khoảng 72% cho rằng nên ăn kẹo từ đầu thẳng, trong khi 28% còn lại khuyên nên bắt đầu từ phía cong.

Theo truyền thống, kẹo có màu trắng với sọc đỏ và có vị bạc hà, nhưng ngày nay, món này có nhiều hương vị như sriracha, wasabi, nước thịt, thịt xông khói, Hawaiian Punch, thì là và màu sắc có thể là xanh lá, vàng, nâu.

Tại Việt Nam, kẹo gậy được bán rộng rãi ở các cửa hàng thực phẩm nhập khẩu nước ngoài, các cửa hàng tiện lợi, các shop online, với giá dao động từ vài nghìn đồng đến vài chục nghìn đồng một chiếc tùy loại và kích thước. Có thể mua lẻ hoặc theo hộp.
 
Bên trên