Võ Xuân Trường
Well-known member
Khác biệt đặc sản phở khô ăn bằng hai tô ở Gia Lai
Khác với phở truyền thống kiểu Bắc, phở xào hay phở trộn, phở khô Gia Lai luôn được phục vụ hai tô, để riêng bánh phở và nước dùng.
Phở khô - Niềm tự hào người dân Gia Lai. Ảnh: NVCC
https://hapacol.vn/danh_muc_san_pham/danh-cho-tre-em/?utm_source=MBPull_Oct
Nói về đặc sản phố núi, chị Lương Vũ Thảo Nguyên (41 tuổi), chủ một quán ăn tại Gia Lai cho biết, nước phở khô không cầu kỳ hay hương vị từ hồi, quế… như nước phở truyền thống. Phần nước dùng đơn giản chỉ là hành lá, nước ninh xương bò hoặc xương gà, có thể ăn kèm bò viên, bò tái.
Một phần phở khô Gia Lai luôn có hai tô. Một tô đựng bánh phở đã trụng qua nước sôi, thịt bò hoặc thịt gà xé, nước béo, tương đen, xì dầu. Một tô nước dùng. Đồ ăn kèm là rau quế, giá đỗ, xà lách và tóp mỡ.
Bánh phở khô khi thoạt nhìn sẽ khá giống hủ tiếu, nhưng sợi mảnh và dai hơn chứ không dẹt, mềm như bánh phở thông thường. Bánh phở được làm từ loại gạo đặc trưng của Gia Lai.
Chị Nguyên cho biết, khâu trụng bánh phở đòi hỏi người làm có kinh nghiệm, sự tỉ mỉ và khéo léo. Nếu trụng quá lâu sợi sẽ dai, còn nếu nhiệt độ cao quá phở sẽ bị nhão.
“Sợi phở khô mình phải trụng cẩn thận để có được độ mềm, dai nhất định, cùng đó là nó phải ngấm được những gia vị, nguyên liệu ăn kèm”, chị Nguyên nói về yếu tố của sợi phở đạt chuẩn.
Chị Nguyên cho biết, nước dùng của phở khô cần có vị thanh, nhẹ. Ảnh: NVCC
Nước dùng của phở khô đơn giản như tạo điểm cân bằng hương vị. Bởi, thực khách có thể tuỳ ý gia giảm tương đen, xì dầu, tóp mỡ, hành phi...
Người dân Gia Lai thường gọi chén tương đen là “linh hồn” bát phở khô, tạo hương vị đặc trưng. Những hạt đậu chắc, mịn, to và đạt chuẩn để đem đi ủ, sau nhiều công đoạn sẽ cho ra vị tương vừa mặn vừa ngọt rất riêng. Cảm quan về một chén tương đen ngon là kết cấu phải sáng, mịn và sánh.
Khi ăn, thực khách cho tương đen vào tô, trộn đều với bánh phở, thêm sa tế cay cay kích thích vị giác. Nước dùng vẫn để riêng một tô, không trút ào vào bát phở. Gắp một đũa bánh phở, thực khách sẽ nếm một thìa nước dùng.
Cách ăn này giữ nét đặc trưng của một món khô, nhưng vẫn ăn kèm với nước dùng để thực khách cảm nhận hương vị hài hoà, không thấy khan. Vị ngọt của thịt cùng vị thanh thanh của nước dùng hòa lẫn, tròn trịa hương vị tổng hoà trong tô phở.
Chị Nguyễn Thanh Tú (42 tuổi, Hai Bà Trưng) có ấn tượng tốt với món ăn khi có dịp thưởng thức tại Hà Nội: “Mình thấy loại bánh phở này rất lạ, hơi dai, ăn cùng những nguyên liệu đi kèm có độ bùi và thơm”, chị Tú nói.
Thực khách có thể dễ tìm thấy những quán phở khô Gia Lai dọc đường Nguyễn Thái Học, Nguyễn Trãi, Nguyễn Văn Trỗi hay Phan Đình Phùng và nhiều con đường khác ở Pleiku. Ngoài ra, tại TPHCM, Đà Nẵng, hay Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc cũng có quán phở khô Gia Lai.
Thực khách sẽ tự gia giảm sao cho phù hợp với khẩu vị của mình. Ảnh: NVCC
Khác với phở truyền thống kiểu Bắc, phở xào hay phở trộn, phở khô Gia Lai luôn được phục vụ hai tô, để riêng bánh phở và nước dùng.
Phở khô - Niềm tự hào người dân Gia Lai. Ảnh: NVCC
https://hapacol.vn/danh_muc_san_pham/danh-cho-tre-em/?utm_source=MBPull_Oct
Nói về đặc sản phố núi, chị Lương Vũ Thảo Nguyên (41 tuổi), chủ một quán ăn tại Gia Lai cho biết, nước phở khô không cầu kỳ hay hương vị từ hồi, quế… như nước phở truyền thống. Phần nước dùng đơn giản chỉ là hành lá, nước ninh xương bò hoặc xương gà, có thể ăn kèm bò viên, bò tái.
Một phần phở khô Gia Lai luôn có hai tô. Một tô đựng bánh phở đã trụng qua nước sôi, thịt bò hoặc thịt gà xé, nước béo, tương đen, xì dầu. Một tô nước dùng. Đồ ăn kèm là rau quế, giá đỗ, xà lách và tóp mỡ.
Bánh phở khô khi thoạt nhìn sẽ khá giống hủ tiếu, nhưng sợi mảnh và dai hơn chứ không dẹt, mềm như bánh phở thông thường. Bánh phở được làm từ loại gạo đặc trưng của Gia Lai.
Chị Nguyên cho biết, khâu trụng bánh phở đòi hỏi người làm có kinh nghiệm, sự tỉ mỉ và khéo léo. Nếu trụng quá lâu sợi sẽ dai, còn nếu nhiệt độ cao quá phở sẽ bị nhão.
“Sợi phở khô mình phải trụng cẩn thận để có được độ mềm, dai nhất định, cùng đó là nó phải ngấm được những gia vị, nguyên liệu ăn kèm”, chị Nguyên nói về yếu tố của sợi phở đạt chuẩn.
Nước dùng của phở khô đơn giản như tạo điểm cân bằng hương vị. Bởi, thực khách có thể tuỳ ý gia giảm tương đen, xì dầu, tóp mỡ, hành phi...
Người dân Gia Lai thường gọi chén tương đen là “linh hồn” bát phở khô, tạo hương vị đặc trưng. Những hạt đậu chắc, mịn, to và đạt chuẩn để đem đi ủ, sau nhiều công đoạn sẽ cho ra vị tương vừa mặn vừa ngọt rất riêng. Cảm quan về một chén tương đen ngon là kết cấu phải sáng, mịn và sánh.
Khi ăn, thực khách cho tương đen vào tô, trộn đều với bánh phở, thêm sa tế cay cay kích thích vị giác. Nước dùng vẫn để riêng một tô, không trút ào vào bát phở. Gắp một đũa bánh phở, thực khách sẽ nếm một thìa nước dùng.
Cách ăn này giữ nét đặc trưng của một món khô, nhưng vẫn ăn kèm với nước dùng để thực khách cảm nhận hương vị hài hoà, không thấy khan. Vị ngọt của thịt cùng vị thanh thanh của nước dùng hòa lẫn, tròn trịa hương vị tổng hoà trong tô phở.
Chị Nguyễn Thanh Tú (42 tuổi, Hai Bà Trưng) có ấn tượng tốt với món ăn khi có dịp thưởng thức tại Hà Nội: “Mình thấy loại bánh phở này rất lạ, hơi dai, ăn cùng những nguyên liệu đi kèm có độ bùi và thơm”, chị Tú nói.
Thực khách có thể dễ tìm thấy những quán phở khô Gia Lai dọc đường Nguyễn Thái Học, Nguyễn Trãi, Nguyễn Văn Trỗi hay Phan Đình Phùng và nhiều con đường khác ở Pleiku. Ngoài ra, tại TPHCM, Đà Nẵng, hay Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc cũng có quán phở khô Gia Lai.