Hơn 100 loại bánh dân gian được các nghệ nhân, nhà hàng giới thiệu tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ ở TP Cần Thơ, thu hút hàng nghìn người đến trong ngày khai mạc.
23
250 gian hàng bày bán hơn 100 món bánh dân gian, các món ẩm thực, sản phẩm địa phương OCOP được quy tụ tại Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ diễn ra từ 17 đến 21/4. Khoảng 100 nghệ nhân tham gia lễ hội trình diễn chế biến nhiều loại bánh phục vụ khách tham quan.
Lễ hội khai mạc tối 17/4, tại quảng trường quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan và thưởng thức các loại bánh miền Tây. Hầu hết các gian hàng đều bày bán 7-10 loại bánh.
Vượt hơn 250 km từ huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đến TP Cần Thơ, bà Hồ Thị Tuyết Lan, 61 tuổi, cảm thấy "xứng đáng". Bà thích không khí nhộn nhịp tại lễ hội và đã thử bánh bò, bánh đúc, bánh tằm.
Bánh bột báng (đỏ, tròn) và bánh tằm (ở giữa) được ăn kèm với nước cốt dừa. Mỗi phần bánh này ở lễ hội giá bán trung bình 10.000 - 30.000 đồng.
Bánh ít trần (trắng, tròn) và bánh chuối (vàng) được bày bán tại lễ hội, giá 10.000 đồng mỗi cái. Bánh ít trần tại lễ hội được giới thiệu với các cách chế biến mặn, ngọt, nhưng nguyên liệu chính vẫn là bột nếp, nhân đậu xanh. Phiên bản mặn có nhân tôm thịt. Bánh ít trần ăn cùng nước mắm pha ngọt. Đây là loại bánh phổ biến ở miền Tây, có quanh năm trong các gia đình và các dịp lễ.
Một phiên bản khách của bánh ít trần với vỏ ngoài được chế biến đa dạng màu sắc, được lấy màu từ các loại lá, củ. Võ Thị Mỹ Trân, 23 tuổi, ngụ quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, nói giá các loại bánh ở hội chợ hợp lý và cô xác định "ăn bánh thay cơm".
Nghệ nhân Trần Lê Thị Huệ Linh (nghệ nhân bánh dân gian Cô Mười), tham gia lễ hội với hơn 12 loại bánh, trong đó 4 loại bánh gần như thất truyền như bánh Điền chủ (trên tay).
Bánh Điền chủ hay Công tử Bạc Liêu vàng đậm, nguyên liệu chính là bí đỏ, một thời chỉ dành cho công tử Bạc Liêu. Giá một bánh 10.000 đồng.
Năm nay lễ hội đổi mới về cách bố trí các gian hàng theo từng khu vực riêng, thông thoáng. Bàn ghế được bố trí phù hợp để du khách nghỉ chân và thưởng thức các loại bánh. Giá bán được niêm yết rõ ràng.
Ngoài các hoạt động giới thiệu, bày bán các loại bánh dân gian, lễ hội còn có nhiều sự kiện hứa hẹn thu hút khách như trình diễn bánh xèo khổng lồ 3 m, tái hiện làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2023). Các khu trình diễn cách làm những loại bánh dân gian tạo được dấu ấn riêng trong lòng du khách.
Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI kéo dài đến hết ngày 21/4.
23
250 gian hàng bày bán hơn 100 món bánh dân gian, các món ẩm thực, sản phẩm địa phương OCOP được quy tụ tại Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ diễn ra từ 17 đến 21/4. Khoảng 100 nghệ nhân tham gia lễ hội trình diễn chế biến nhiều loại bánh phục vụ khách tham quan.
Lễ hội khai mạc tối 17/4, tại quảng trường quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, thu hút hàng nghìn lượt khách tham quan và thưởng thức các loại bánh miền Tây. Hầu hết các gian hàng đều bày bán 7-10 loại bánh.
Vượt hơn 250 km từ huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương đến TP Cần Thơ, bà Hồ Thị Tuyết Lan, 61 tuổi, cảm thấy "xứng đáng". Bà thích không khí nhộn nhịp tại lễ hội và đã thử bánh bò, bánh đúc, bánh tằm.
Bánh bột báng (đỏ, tròn) và bánh tằm (ở giữa) được ăn kèm với nước cốt dừa. Mỗi phần bánh này ở lễ hội giá bán trung bình 10.000 - 30.000 đồng.
Bánh ít trần (trắng, tròn) và bánh chuối (vàng) được bày bán tại lễ hội, giá 10.000 đồng mỗi cái. Bánh ít trần tại lễ hội được giới thiệu với các cách chế biến mặn, ngọt, nhưng nguyên liệu chính vẫn là bột nếp, nhân đậu xanh. Phiên bản mặn có nhân tôm thịt. Bánh ít trần ăn cùng nước mắm pha ngọt. Đây là loại bánh phổ biến ở miền Tây, có quanh năm trong các gia đình và các dịp lễ.
Một phiên bản khách của bánh ít trần với vỏ ngoài được chế biến đa dạng màu sắc, được lấy màu từ các loại lá, củ. Võ Thị Mỹ Trân, 23 tuổi, ngụ quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ, nói giá các loại bánh ở hội chợ hợp lý và cô xác định "ăn bánh thay cơm".
Nghệ nhân Trần Lê Thị Huệ Linh (nghệ nhân bánh dân gian Cô Mười), tham gia lễ hội với hơn 12 loại bánh, trong đó 4 loại bánh gần như thất truyền như bánh Điền chủ (trên tay).
Bánh Điền chủ hay Công tử Bạc Liêu vàng đậm, nguyên liệu chính là bí đỏ, một thời chỉ dành cho công tử Bạc Liêu. Giá một bánh 10.000 đồng.
Năm nay lễ hội đổi mới về cách bố trí các gian hàng theo từng khu vực riêng, thông thoáng. Bàn ghế được bố trí phù hợp để du khách nghỉ chân và thưởng thức các loại bánh. Giá bán được niêm yết rõ ràng.
Ngoài các hoạt động giới thiệu, bày bán các loại bánh dân gian, lễ hội còn có nhiều sự kiện hứa hẹn thu hút khách như trình diễn bánh xèo khổng lồ 3 m, tái hiện làng nghề bánh tráng Thuận Hưng (di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2023). Các khu trình diễn cách làm những loại bánh dân gian tạo được dấu ấn riêng trong lòng du khách.
Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ XI kéo dài đến hết ngày 21/4.