Khách hành hương ở Núi Sam, Núi Cấm sau lễ vì ngại đông đúc

Thanh Tuấn

Well-known member

An Giang
- Nhiều du khách tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chọn đi hành hương ở Núi Sam, Núi Cấm sau lễ Quốc khánh 2.9 vì ngại đông đúc.
Ghi nhận của phóng viên những ngày sau lễ Quốc khánh 2.9 vẫn có khá đông du khách đến du lịch tại An Giang, đặc biệt là hành hương ở Miếu Bà Chúa xứ Núi Sam. Du khách cho biết, đây là thời gian thấp điểm nên việc thăm viếng, cầu an cũng dễ dàng, ít xảy ra chen lấn.
Chị Nguyễn Phương Trúc (29 tuổi, TP Cần Thơ) cho biết, gia đình chị xuất phát từ quận Bình Thủy vào lúc 6h30, chạy khoảng 9h là đến nơi. Trên đường đi, không khí rất mát mẻ, không xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông. Đoạn đến gần khu vực Miếu Bà ai cũng thoải mái vì cảm nhận được sự "linh thiêng".
Khách đến viếng Miếu bà Chúa Xứ Núi Sam sau lễ Quốc khánh 2.9. Ảnh: Phong Linh.
Khách đến viếng Miếu bà Chúa Xứ Núi Sam sau lễ Quốc khánh 2.9. Ảnh: Phong Linh.
Ngôi chính của Miếu được thiết kế theo hình “Hoa sen nở“. Ảnh: Lục Tùng
Ngôi chính của Miếu được thiết kế theo hình “Hoa sen nở“. Ảnh: Phong Linh.
"Rút kinh nghiệm mấy năm trước khi lễ là tấp nập, đông nghẹt người đi rất mệt mỏi nên năm nay gia đình tôi quyết định đi cầu an sau lễ Quốc khánh. Cũng tương tự mọi khi, mình mua một ít hoa quả để dâng lên Bà bài tỏ lòng thầm kín. Tôi cầu bình an, sức khỏe cho gia đình và có thể vượt qua mọi chông gai trong cuộc sống" - chị Trúc chia sẻ.
Anh Hồ Văn Khoa (38 tuổi, TP Hồ Chí Minh) cũng cho hay: "Mấy ngày lễ tôi chủ yếu dành thời gian cho gia đình, mặt khác ngại đường phố đông đúng nên mình không xuống viếng Bà. Do đó, tôi sắp xếp qua lễ là xin nghỉ phép để "trả lễ" ở Miếu Bà Chúa Xứ. Năm nay công việc của tôi cũng không được tốt lắm, mình hy vọng từ đây đến cuối năm sẽ suôn sẻ, thuận lợi".
f
Dịp này, du khách có thể thoải mái chiêm ngưỡng vẻ đẹp Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam mà không sợ tấp nập. Ảnh: Phong Linh
Cùng với Núi Bà Chúa Xứ Núi Sam, những ngày này có nhiều đoàn khách đến hành hương tại Núi Cấm. Nơi đây có hệ thống chùa chiền lâu đời và được xem là vùng đất Phật. Khách đến núi Cấm đa số cầu quốc thái, dân an, cầu gia đạo hòa hiếu, làm ăn phát tài...
Ngoài ra, nằm ở độ cao trên 700m so mặt nước biển, Núi Cấm được xem là nóc nhà của miền Tây và là điểm đến chinh phục của nhiều du khách.
g
Dòng người đi hành hương ở núi Cấm. Ảnh: Phong Linh.
Tượng phật Di Lạc trên núi Cấm. Ảnh: Phong Linh.
Tượng phật Di Lạc trên núi Cấm. Ảnh: Phong Linh.
Vạn Linh tự, Chùa Lá nhìn từ xa. Ảnh:
Vạn Linh tự, Chùa Lá nhìn từ xa. Ảnh: Phong Linh.
"Do áp lực trong công việc, cuộc sống nên cứ mỗi khi sắp xếp được thời gian là tôi đến đây để "chữa lành". Lựa chọn đi sau lễ cũng là giải pháp tránh ồn ào, tấp nập. Đường sá ở đây rộng rãi, chi phí hợp lý nên có khi tôi lên đây lưu trú 1 - 2 ngày cuối tuần để bản thân được sống chậm lại, cân bằng cuộc sống sau đó về tiếp tục công việc" - anh Nguyễn Hoài Nam (tỉnh Đồng Tháp) tâm sự.
 
Bên trên