tran hương
Well-known member
Khách nước ngoài thích chăn trâu, bắt cá khi tới Việt Nam
Nhiều khách quốc tế đến Việt Nam chán du lịch "cưỡi ngựa xem hoa", ngày càng thích trải nghiệm đời sống địa phương như chăn trâu, bắt cá.
Tháng 11, du khách Romania Silviu tới Hà Giang du lịch, vốn định trải nghiệm cung "Ha Giang loop" nổi tiếng nhưng bất ngờ được hướng dẫn viên đưa vào nơi những người bản địa đang gặt lúa.
Hoạt động không nằm trong chương trình lại là điều Silviu nhớ nhất về Việt Nam khi lần đầu được tự tay cắt và đập lúa, tách hạt. Khác biệt ngôn ngữ khiến du khách Romania không giao tiếp được với những người nông dân nhưng anh nhớ cả cánh đồng "rộn trong tiếng cười của những du khách nước ngoài".
Tại Ninh Bình, du khách nước ngoài cũng có những trải nghiệm tương tự khi ngày càng nhiều nơi cho khách tới để chăn trâu, bắt cá. Verus, khách New Zealand, nói những hoạt động với người bản địa đã cho cô "khoảng thời gian thực sự tuyệt vời". Nữ du khách dành hơn nửa ngày ở một trang trại, lần đầu được cưỡi và tắm cho trâu. Sau đó, cô được thử bắt cá bằng rổ và nấu ăn trong gian bếp như một người dân nông thôn.
"Thực sự thư giãn và tôi nghĩ du khách nước ngoài nên thử khi tới Việt Nam", cô nói, đồng thời cho biết không tưởng tượng đời sống của người nông dân lại thú vị đến thế.
Những bức ảnh, video về khách Tây làm nông ở Việt Nam thu hút sự quan tâm từ đông đảo cộng đồng mạng trong năm qua. Theo ông Phạm Anh Vũ, Phó tổng giám đốc Du Lịch Việt, loại hình du lịch gắn với nông nghiệp này có từ khoảng năm 2010, cùng với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam sau dịch SARS. Trên hành trình tour, du khách phát sinh nhu cầu trải nghiệm hoạt động cùng người dân, khám phá nông thôn. Tuy nhiên, hoạt động này được chú ý hơn gần đây nhờ sự bùng nổ của mạng xã hội.
"Sau dịch, khách quốc tế cũng thích những sản phẩm gần gũi thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa ở tầng sâu hơn", ông Vũ nói.
Du khách bắt cá ở Ninh Bình. Ảnh: Buffalo Cave Tours
Du khách bắt cá ở Ninh Bình. Ảnh: Buffalo Cave Tours
Ông Cao Kim Kiên, đại diện Buffalo Cave Tours, đơn vị tổ chức hoạt động tắm trâu cho Verus, nói du khách muốn trải nghiệm du lịch gắn với đời sống người địa phương ngày một nhiều. Những năm trước, mỗi ngày đơn vị nhận khoảng 60 khách tham gia trải nghiệm nhưng hiện con số tăng lên 100. Theo ông Kiên, khách quốc tế ngày càng thích những trải nghiệm thực tế thay vì du lịch "cưỡi ngựa xem hoa" kiểu truyền thống.
Alex Sheal, nhà sáng lập Vietnam In Focus - chuyên cung cấp tour chụp ảnh cho khách quốc tế tới Việt Nam - cho biết họ luôn tạo điều kiện cho khách hòa mình vào cuộc sống người địa phương mỗi khi có thể. Gần đây, khách của Alex đã được tham gia làm hương ở Quảng Phú Cầu và hỗ trợ người dân thu hoạch lúa tại Mù Cang Chải.
Theo Alex, khách nước ngoài thích trải nghiệm thực tế ở nông thôn vì ở các nước phát triển, nhiều phương pháp thủ công trong canh tác và công nghiệp không còn do cơ giới hóa, khơi gợi sự tò mò của khách. Mặt khác, khách balo - nhóm chủ yếu tham gia những trải nghiệm này - chán những kiểu du lịch truyền thống, đậm chất thương mại hóa.
"Họ thấy thú vị và cảm giác tạo được mối liên hệ với người địa phương cũng như những khách cùng đoàn", Alex nói.
Silviu đồng tình, nói cảnh thu hoạch lúa ở Hà Giang hiện không thể thấy ở các nước phương Tây. Nền nông nghiệp ở phương Tây đã được cơ giới hóa hướng đến lợi nhuận và không còn cảnh lao động truyền thống.
Đoàn khách đi chợ mua đồ nấu ăn ở Huế. Ảnh: Du Lịch Việt
Đoàn khách đi chợ mua đồ nấu ăn ở Huế. Ảnh: Du Lịch Việt
Tuy nhiên, theo nhiều người trong ngành du lịch, loại hình này vẫn cần được chăm chút hơn để đảm bảo trải nghiệm tốt cho khách. Ví dụ, các chương trình trải nghiệm ở Hà Giang thường chỉ kéo dài 5-10 phút, gần như chỉ kịp để quay phim, chụp hình. Silviu nói muốn được hiểu sâu hơn, gợi ý các đơn vị lữ hành nên đầu tư cho chương trình như "một ngày với người nông dân".
Best Price cũng thường xuyên tổ chức những tour với trải nghiệm bản địa cho khách nước ngoài như bắt cá, bắt vịt ở Mekong - TP HCM; cuốc đất, trồng rau, chèo thuyền tại Hội An hay nhảy sạp, ngủ nhà sàn tại Mai Châu. Giám đốc Marketing Bùi Thanh Tú nói đa số khách đều thích và tham gia "một cách nghiêm túc".
Trong khi đó, đại diện Du Lịch Việt nói công ty tập trung vào các sản phẩm trải nghiệm sâu về văn hóa như đi chợ nấu ăn, đạp xe trên đồng lúa. Các chương trình tại Huế, Hội An của công ty được du khách quốc tế đón nhận, nhiều người chia sẻ "cảm nhận rõ sự hiếu khách từ người dân Việt Nam".
Theo ông Vũ, mô hình du lịch gắn liền nông nghiệp là điểm sáng kinh doanh các doanh nghiệp lữ hành cần chú ý. Bên cạnh tạo hình ảnh đẹp cho ngành du lịch với khách quốc tế, người địa phương cũng hưởng lợi kinh tế thông qua các hoạt động, qua đó góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống.
"Chúng ta cần đầu tư những chương trình chuyên sâu, nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng thị hiếu của khách quốc tế", ông nói.
Alex nhận xét các hoạt động trải nghiệm cần giữ được "chất" thay vì cố gắng thương mại hóa, biến thành sản phẩm đại chúng. Khi những trải nghiệm trở nên "giả tạo và nhập vai", Alex tin khách sẽ quay lưng.
Nhiều khách quốc tế đến Việt Nam chán du lịch "cưỡi ngựa xem hoa", ngày càng thích trải nghiệm đời sống địa phương như chăn trâu, bắt cá.
Tháng 11, du khách Romania Silviu tới Hà Giang du lịch, vốn định trải nghiệm cung "Ha Giang loop" nổi tiếng nhưng bất ngờ được hướng dẫn viên đưa vào nơi những người bản địa đang gặt lúa.
Hoạt động không nằm trong chương trình lại là điều Silviu nhớ nhất về Việt Nam khi lần đầu được tự tay cắt và đập lúa, tách hạt. Khác biệt ngôn ngữ khiến du khách Romania không giao tiếp được với những người nông dân nhưng anh nhớ cả cánh đồng "rộn trong tiếng cười của những du khách nước ngoài".
Tại Ninh Bình, du khách nước ngoài cũng có những trải nghiệm tương tự khi ngày càng nhiều nơi cho khách tới để chăn trâu, bắt cá. Verus, khách New Zealand, nói những hoạt động với người bản địa đã cho cô "khoảng thời gian thực sự tuyệt vời". Nữ du khách dành hơn nửa ngày ở một trang trại, lần đầu được cưỡi và tắm cho trâu. Sau đó, cô được thử bắt cá bằng rổ và nấu ăn trong gian bếp như một người dân nông thôn.
"Thực sự thư giãn và tôi nghĩ du khách nước ngoài nên thử khi tới Việt Nam", cô nói, đồng thời cho biết không tưởng tượng đời sống của người nông dân lại thú vị đến thế.
Những bức ảnh, video về khách Tây làm nông ở Việt Nam thu hút sự quan tâm từ đông đảo cộng đồng mạng trong năm qua. Theo ông Phạm Anh Vũ, Phó tổng giám đốc Du Lịch Việt, loại hình du lịch gắn với nông nghiệp này có từ khoảng năm 2010, cùng với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam sau dịch SARS. Trên hành trình tour, du khách phát sinh nhu cầu trải nghiệm hoạt động cùng người dân, khám phá nông thôn. Tuy nhiên, hoạt động này được chú ý hơn gần đây nhờ sự bùng nổ của mạng xã hội.
"Sau dịch, khách quốc tế cũng thích những sản phẩm gần gũi thiên nhiên, trải nghiệm văn hóa ở tầng sâu hơn", ông Vũ nói.
Du khách bắt cá ở Ninh Bình. Ảnh: Buffalo Cave Tours
Du khách bắt cá ở Ninh Bình. Ảnh: Buffalo Cave Tours
Ông Cao Kim Kiên, đại diện Buffalo Cave Tours, đơn vị tổ chức hoạt động tắm trâu cho Verus, nói du khách muốn trải nghiệm du lịch gắn với đời sống người địa phương ngày một nhiều. Những năm trước, mỗi ngày đơn vị nhận khoảng 60 khách tham gia trải nghiệm nhưng hiện con số tăng lên 100. Theo ông Kiên, khách quốc tế ngày càng thích những trải nghiệm thực tế thay vì du lịch "cưỡi ngựa xem hoa" kiểu truyền thống.
Alex Sheal, nhà sáng lập Vietnam In Focus - chuyên cung cấp tour chụp ảnh cho khách quốc tế tới Việt Nam - cho biết họ luôn tạo điều kiện cho khách hòa mình vào cuộc sống người địa phương mỗi khi có thể. Gần đây, khách của Alex đã được tham gia làm hương ở Quảng Phú Cầu và hỗ trợ người dân thu hoạch lúa tại Mù Cang Chải.
Theo Alex, khách nước ngoài thích trải nghiệm thực tế ở nông thôn vì ở các nước phát triển, nhiều phương pháp thủ công trong canh tác và công nghiệp không còn do cơ giới hóa, khơi gợi sự tò mò của khách. Mặt khác, khách balo - nhóm chủ yếu tham gia những trải nghiệm này - chán những kiểu du lịch truyền thống, đậm chất thương mại hóa.
"Họ thấy thú vị và cảm giác tạo được mối liên hệ với người địa phương cũng như những khách cùng đoàn", Alex nói.
Silviu đồng tình, nói cảnh thu hoạch lúa ở Hà Giang hiện không thể thấy ở các nước phương Tây. Nền nông nghiệp ở phương Tây đã được cơ giới hóa hướng đến lợi nhuận và không còn cảnh lao động truyền thống.
Đoàn khách đi chợ mua đồ nấu ăn ở Huế. Ảnh: Du Lịch Việt
Đoàn khách đi chợ mua đồ nấu ăn ở Huế. Ảnh: Du Lịch Việt
Tuy nhiên, theo nhiều người trong ngành du lịch, loại hình này vẫn cần được chăm chút hơn để đảm bảo trải nghiệm tốt cho khách. Ví dụ, các chương trình trải nghiệm ở Hà Giang thường chỉ kéo dài 5-10 phút, gần như chỉ kịp để quay phim, chụp hình. Silviu nói muốn được hiểu sâu hơn, gợi ý các đơn vị lữ hành nên đầu tư cho chương trình như "một ngày với người nông dân".
Best Price cũng thường xuyên tổ chức những tour với trải nghiệm bản địa cho khách nước ngoài như bắt cá, bắt vịt ở Mekong - TP HCM; cuốc đất, trồng rau, chèo thuyền tại Hội An hay nhảy sạp, ngủ nhà sàn tại Mai Châu. Giám đốc Marketing Bùi Thanh Tú nói đa số khách đều thích và tham gia "một cách nghiêm túc".
Trong khi đó, đại diện Du Lịch Việt nói công ty tập trung vào các sản phẩm trải nghiệm sâu về văn hóa như đi chợ nấu ăn, đạp xe trên đồng lúa. Các chương trình tại Huế, Hội An của công ty được du khách quốc tế đón nhận, nhiều người chia sẻ "cảm nhận rõ sự hiếu khách từ người dân Việt Nam".
Theo ông Vũ, mô hình du lịch gắn liền nông nghiệp là điểm sáng kinh doanh các doanh nghiệp lữ hành cần chú ý. Bên cạnh tạo hình ảnh đẹp cho ngành du lịch với khách quốc tế, người địa phương cũng hưởng lợi kinh tế thông qua các hoạt động, qua đó góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống.
"Chúng ta cần đầu tư những chương trình chuyên sâu, nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng thị hiếu của khách quốc tế", ông nói.
Alex nhận xét các hoạt động trải nghiệm cần giữ được "chất" thay vì cố gắng thương mại hóa, biến thành sản phẩm đại chúng. Khi những trải nghiệm trở nên "giả tạo và nhập vai", Alex tin khách sẽ quay lưng.