Nguyễn Thị Hồng
Well-known member
Hơn 161.000 lượt khách Việt Nam đến Nhật Bản trong ba tháng đầu năm, tăng 31% so với trước dịch và cao nhất so với các quốc gia khác.
Theo báo cáo mới nhất từ Cơ quan Xúc tiến Du lịch Nhật Bản tại Việt Nam (JNTO) ngày 25/4, lượng khách Việt đến Nhật quý I đạt hơn 161.000 lượt, tăng hơn 31% so với cùng kỳ 2019 và gấp hơn 12 lần năm 2022.
"Đây là sự tăng trưởng cao nhất so với bất kỳ thị trường nào mà JNTO đang coi là trọng điểm", Trưởng đại diện JNTO Việt Nam, Yoshida Kenji, nói. Mỹ là quốc gia đứng thứ hai, sau Việt Nam, có lượng khách đến Nhật tăng trưởng (hơn 1,5%) cao so trước dịch. Các quốc gia khác đều có chỉ số âm.
Khách Việt chụp với hoa anh đào hồi tháng 3 ở dọc sông Takada, Nhật Bản. Ảnh: Nguyễn Anh Chiêm
Với kết quả này, Việt Nam đang là thị trường khách quốc tế lớn thứ năm của Nhật Bản, chỉ đứng sau Hàn Quốc (hơn 1,6 triệu lượt khách), Trung Quốc (gần 1 triệu), Mỹ (hơn 378.000) và Thái Lan (hơn 244.000).
Riêng tháng 3, lượng khách Việt đến Nhật đạt hơn 53.000 lượt, tiếp tục tăng trưởng so với tháng 1 và 2. Đại diện từ JNTO Việt Nam cho biết đây là "con số đáng mừng" vì ba tháng liên tiếp lượng khách Việt đều đạt hơn 50.000 lượt.
Hai tháng đầu năm, Việt Nam cũng liên tiếp lập kỷ lục mới về lượt khách đến Nhật Bản. Tháng 1, lượng khách Việt đến Nhật hơn 51.000, tăng gần 46% so với cùng kỳ 2019, con số tháng 2 là gần 56.000. Kỷ lục trước đây là 55.300 lượt hồi tháng 4/2019.
Trưởng đại diện Yoshida Kenji cho biết "rất vui mừng". Ông nhận định kết quả khả quan này công lớn là nhờ sự hỗ trợ của các cá nhân, đoàn thể trong lĩnh vực du lịch Việt Nam.
Giám đốc Tiếp thị Truyền thông của Vietluxtour, Trần Thị Bảo Thu, đơn vị nhiều năm kinh nghiệm tổ chức tour đi Nhật Bản, cho biết ba tháng đầu năm là thời điểm Tết và mùa hoa anh đào. Đây cũng là một trong những mùa du lịch cao điểm nên khách quốc tế đổ đến Nhật đông. Khách Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Ngoài ra, khách Việt đi đông một phần vì nhu cầu "tồn" trong thời gian không thể đi do dịch bệnh.
Theo bà Thu, trong quý hai, lượng khách Việt đến Nhật vẫn tiếp tục tăng nhưng "không đột phá". Lý do là visa Nhật yêu cầu cao, chi phí đi Nhật cũng thuộc tầm trung. Bà Thu nhận định nhu cầu tham quan các tuyến Đông Bắc Á của khách Việt sắp tới có thể sẽ bị san sẻ cho các điểm khác xin visa dễ và chi phí thấp hơn như Hàn Quốc, Trung Quốc và đảo Đài Loan.
Theo báo cáo mới nhất từ Cơ quan Xúc tiến Du lịch Nhật Bản tại Việt Nam (JNTO) ngày 25/4, lượng khách Việt đến Nhật quý I đạt hơn 161.000 lượt, tăng hơn 31% so với cùng kỳ 2019 và gấp hơn 12 lần năm 2022.
"Đây là sự tăng trưởng cao nhất so với bất kỳ thị trường nào mà JNTO đang coi là trọng điểm", Trưởng đại diện JNTO Việt Nam, Yoshida Kenji, nói. Mỹ là quốc gia đứng thứ hai, sau Việt Nam, có lượng khách đến Nhật tăng trưởng (hơn 1,5%) cao so trước dịch. Các quốc gia khác đều có chỉ số âm.
Khách Việt chụp với hoa anh đào hồi tháng 3 ở dọc sông Takada, Nhật Bản. Ảnh: Nguyễn Anh Chiêm
Với kết quả này, Việt Nam đang là thị trường khách quốc tế lớn thứ năm của Nhật Bản, chỉ đứng sau Hàn Quốc (hơn 1,6 triệu lượt khách), Trung Quốc (gần 1 triệu), Mỹ (hơn 378.000) và Thái Lan (hơn 244.000).
Riêng tháng 3, lượng khách Việt đến Nhật đạt hơn 53.000 lượt, tiếp tục tăng trưởng so với tháng 1 và 2. Đại diện từ JNTO Việt Nam cho biết đây là "con số đáng mừng" vì ba tháng liên tiếp lượng khách Việt đều đạt hơn 50.000 lượt.
Hai tháng đầu năm, Việt Nam cũng liên tiếp lập kỷ lục mới về lượt khách đến Nhật Bản. Tháng 1, lượng khách Việt đến Nhật hơn 51.000, tăng gần 46% so với cùng kỳ 2019, con số tháng 2 là gần 56.000. Kỷ lục trước đây là 55.300 lượt hồi tháng 4/2019.
Trưởng đại diện Yoshida Kenji cho biết "rất vui mừng". Ông nhận định kết quả khả quan này công lớn là nhờ sự hỗ trợ của các cá nhân, đoàn thể trong lĩnh vực du lịch Việt Nam.
Giám đốc Tiếp thị Truyền thông của Vietluxtour, Trần Thị Bảo Thu, đơn vị nhiều năm kinh nghiệm tổ chức tour đi Nhật Bản, cho biết ba tháng đầu năm là thời điểm Tết và mùa hoa anh đào. Đây cũng là một trong những mùa du lịch cao điểm nên khách quốc tế đổ đến Nhật đông. Khách Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Ngoài ra, khách Việt đi đông một phần vì nhu cầu "tồn" trong thời gian không thể đi do dịch bệnh.
Theo bà Thu, trong quý hai, lượng khách Việt đến Nhật vẫn tiếp tục tăng nhưng "không đột phá". Lý do là visa Nhật yêu cầu cao, chi phí đi Nhật cũng thuộc tầm trung. Bà Thu nhận định nhu cầu tham quan các tuyến Đông Bắc Á của khách Việt sắp tới có thể sẽ bị san sẻ cho các điểm khác xin visa dễ và chi phí thấp hơn như Hàn Quốc, Trung Quốc và đảo Đài Loan.