tran hương
Well-known member
Khách Việt gợi ý 5 điểm đến ở miền nam Đài Loan
Đài Bắc và Đài Trung quen thuộc với du khách Việt nhưng miền nam cũng có nhiều điều mới lạ cho các du khách khám phá.
Nhiếp ảnh gia Tuấn Đào, Hà Nội, chọn miền nam là nơi đến cho chuyến đi Đài Loan đầu tháng 9, với các thành phố gồm Cao Hùng, Đài Nam, huyện Bình Đông. Sau chuyến đi, anh bị chinh phục bởi cảnh quan thiên nhiên, con người và văn hóa miền nam xứ Đài.
"Nơi đây mang đến nguồn cảm hứng bất tận và những trải nghiệm đầy bất ngờ", anh Tuấn Đào nói và gợi ý du khách Việt 5 trải nghiệm sau đây.
Ẩm thực và nghề làm đá lưu ly của thổ dân Paiwan
Người Paiwan hướng dẫn khách làm bánh truyền thống của Đài Loan với nguyên liệu chính từ ốc sên, hạt kê, và bột nghiền từ khoai môn.
Người Paiwan hướng dẫn khách làm bánh truyền thống của Đài Loan với nguyên liệu chính từ ốc sên, hạt kê, và bột nghiền từ khoai môn.
Paiwan là bộ tộc sinh sống tại huyện Bình Đông, tận cùng phía nam của đảo Đài Loan. Họ có các món ăn truyền thống được làm từ ốc sên, bột kê, thịt lợn và gạo nếp, bên ngoài được cuốn bằng lá rừng và buộc lại bằng lá diệp đào để tăng hương vị cho món ăn. Món này được luộc lên rồi thưởng thức. Do ngày càng hiếm ốc sên, nên món chỉ được thưởng thức khi có khách quý đến nhà, hay các dịp đặc biệt như kết hôn và lễ Tết.
Nghề làm hạt thủy tinh đá lưu ly tại đây cũng được truyền từ đời này sang đời khác trong các gia đình nghệ nhân của bộ tộc Paiwan, trở thành di sản văn hóa. Với họ, hạt thủy tinh không chỉ là trang sức mà là một câu chuyện, một ý nghĩa sâu sắc, thể hiện thế giới quan, tín ngưỡng và lịch sử của người Paiwan.
Thư viện sách huyện Bình Đông
Người dân Đài Loan đầu tư khá nhiều cho hệ thống công cộng và giáo dục, điển hình như thư viện sách huyện Bình Đông. Du khách ghé qua đây sẽ bất ngờ trước không gian rộng lớn và hiện đại của thư viện. "Thư viện được thiết kế để khi bước vào, khách có cảm giác như đi trong một khu rừng", Tuấn Đào nói.
Với kiến trúc hiện đại nằm giữa một công viên rộng, thư viện mở cửa cho người dân và du khách đến để đọc sách cũng như học tập. Ngoài ra, nơi đây còn có khu vực cà phê, ăn uống cho những ai muốn nghỉ ngơi thư giãn.
Công viên văn hóa dân tộc bản địa Đài Loan
Cầu treo trong công viên văn hóa bản địa Đài Loan.
Cầu treo trong công viên văn hóa bản địa Đài Loan.
Công viên nằm ở huyện Bình Đông, trên vùng núi có độ cao từ 145 đến 220 m so với mực nước biển, cảnh quan thiên nhiên đẹp và đa dạng. Công viên mở cửa từ 8h30 đến 17h từ thứ ba đến chủ nhật hàng tuần, gồm cả các ngày lễ Tết. Tại công viên thường có các buổi biểu diễn âm nhạc truyền thống.
"Du khách sẽ có cảm giác như đi vào vườn quốc gia Ba Vì ở Hà Nội, đường đi khá ngoằn ngoèo, hai bên đường là rừng cây", anh Tuấn Đào cho hay. Có những cây cầu treo vắt qua các nhánh sông suối thử thách sự can đảm của du khách. Với diện tích hơn 82 ha, công viên được chia thành nhiều khu vực như phòng triển lãm, nhà biểu diễn và Làng Bộ tộc truyền thống.
Du khách có thể khám phá phong tục, lối sống và lịch sử của các cộng đồng tại chỗ thông qua triển lãm tương tác, buổi biểu diễn văn hóa và các hoạt động truyền thống, mang lại cái nhìn sống động về những di sản văn hóa bản địa.
Bảo tàng Chimei
Bảo tàng Chimei (hay còn gọi là bảo thàng Kỳ Mỹ) tọa lạc tại số 66, khu 2, đường Wenhua, quận Rende, cách trung tâm thành phố Đài Nam khoảng 10 km.
Nằm giữa một công viên rộng, phía bên ngoài bảo tàng là một tháp nước được chế tác tinh xảo bằng đá, hai bên đường vào được trang trí bằng các bức tượng trong thần thoại Hy Lạp. Bảo tàng được xây hai tầng theo lối kiến trúc Phục hưng, khiến du khách có cảm giác như đang ở một bảo tàng ở châu Âu. Trước đây nơi này vốn thuộc sở hữu của tư nhân, nhưng sau đó được trao tặng cho chính quyền Đài Loan. Nơi đây sở hữu những bộ sưu tập đồ sộ và đắt giá trên thế giới thuộc các lĩnh vực gồm mỹ thuật, âm nhạc, quân sự, lịch sử.
Làng văn hóa Ten Drum
Làng văn hóa Ten Drum được trang trí chủ đề Trống, khiến du khách thích thú và bất ngờ.
Làng văn hóa Ten Drum được trang trí chủ đề Trống, khiến du khách thích thú và bất ngờ.
Ten Drum nằm ở quận Nhân Đức, thành phố Đài Nam, rộng 5 ha. Nơi đây vốn là một nhà máy đường tinh luyện bỏ hoang, hiện được quy hoạch thành một làng văn hóa với chủ đề Trống. "Nếu là người đam mê nghệ thuật, du khách sẽ thích nơi này", anh Tuấn Đào cho hay.
Điểm đặc biệt tại đây là khu nhà máy được giữ hầu như nguyên vẹn với các máy móc, thiết bị từ khi còn hoạt động, các khu cà phê, trải nghiệm, trò chơi đều được xây dựng dựa trên không gian nhà kho. Nơi đây còn là điểm đến yêu thích của fan Harry Potter với các thiết kế và trang trí được lấy cảm hứng từ bộ truyện nổi tiếng. Du khách còn có thể trải nghiệm các trò chơi cảm giác mạnh như trượt zipline, bắn súng laser, bắn cung và điểm nhấn là màn biểu diễn trống đặc sắc của Ten Drum Art Percussion.
Ngoài những điểm tham quan đậm chất nghệ thuật, du khách còn có cơ hội thưởng thức các món ăn như bánh chưng Đài, bánh dứa, kem gạo, cơm vịt quay.
Di chuyển đến miền nam Đài Loan
Từ Việt Nam (Hà Nội và TP HCM), du khách có thể bay thẳng tới miền nam Đài Loan, hạ cánh ở sân bay Cao Hùng. Giá vé khoảng 3 triệu đồng một chiều. Thời điểm tốt nhất để tới Đài Loan là từ tháng 10 tới tháng 2 năm sau, khi thời tiết không bị nắng nóng và không có bão.
Đài Bắc và Đài Trung quen thuộc với du khách Việt nhưng miền nam cũng có nhiều điều mới lạ cho các du khách khám phá.
Nhiếp ảnh gia Tuấn Đào, Hà Nội, chọn miền nam là nơi đến cho chuyến đi Đài Loan đầu tháng 9, với các thành phố gồm Cao Hùng, Đài Nam, huyện Bình Đông. Sau chuyến đi, anh bị chinh phục bởi cảnh quan thiên nhiên, con người và văn hóa miền nam xứ Đài.
"Nơi đây mang đến nguồn cảm hứng bất tận và những trải nghiệm đầy bất ngờ", anh Tuấn Đào nói và gợi ý du khách Việt 5 trải nghiệm sau đây.
Ẩm thực và nghề làm đá lưu ly của thổ dân Paiwan
Người Paiwan hướng dẫn khách làm bánh truyền thống của Đài Loan với nguyên liệu chính từ ốc sên, hạt kê, và bột nghiền từ khoai môn.
Người Paiwan hướng dẫn khách làm bánh truyền thống của Đài Loan với nguyên liệu chính từ ốc sên, hạt kê, và bột nghiền từ khoai môn.
Paiwan là bộ tộc sinh sống tại huyện Bình Đông, tận cùng phía nam của đảo Đài Loan. Họ có các món ăn truyền thống được làm từ ốc sên, bột kê, thịt lợn và gạo nếp, bên ngoài được cuốn bằng lá rừng và buộc lại bằng lá diệp đào để tăng hương vị cho món ăn. Món này được luộc lên rồi thưởng thức. Do ngày càng hiếm ốc sên, nên món chỉ được thưởng thức khi có khách quý đến nhà, hay các dịp đặc biệt như kết hôn và lễ Tết.
Nghề làm hạt thủy tinh đá lưu ly tại đây cũng được truyền từ đời này sang đời khác trong các gia đình nghệ nhân của bộ tộc Paiwan, trở thành di sản văn hóa. Với họ, hạt thủy tinh không chỉ là trang sức mà là một câu chuyện, một ý nghĩa sâu sắc, thể hiện thế giới quan, tín ngưỡng và lịch sử của người Paiwan.
Thư viện sách huyện Bình Đông
Người dân Đài Loan đầu tư khá nhiều cho hệ thống công cộng và giáo dục, điển hình như thư viện sách huyện Bình Đông. Du khách ghé qua đây sẽ bất ngờ trước không gian rộng lớn và hiện đại của thư viện. "Thư viện được thiết kế để khi bước vào, khách có cảm giác như đi trong một khu rừng", Tuấn Đào nói.
Với kiến trúc hiện đại nằm giữa một công viên rộng, thư viện mở cửa cho người dân và du khách đến để đọc sách cũng như học tập. Ngoài ra, nơi đây còn có khu vực cà phê, ăn uống cho những ai muốn nghỉ ngơi thư giãn.
Công viên văn hóa dân tộc bản địa Đài Loan
Cầu treo trong công viên văn hóa bản địa Đài Loan.
Cầu treo trong công viên văn hóa bản địa Đài Loan.
Công viên nằm ở huyện Bình Đông, trên vùng núi có độ cao từ 145 đến 220 m so với mực nước biển, cảnh quan thiên nhiên đẹp và đa dạng. Công viên mở cửa từ 8h30 đến 17h từ thứ ba đến chủ nhật hàng tuần, gồm cả các ngày lễ Tết. Tại công viên thường có các buổi biểu diễn âm nhạc truyền thống.
"Du khách sẽ có cảm giác như đi vào vườn quốc gia Ba Vì ở Hà Nội, đường đi khá ngoằn ngoèo, hai bên đường là rừng cây", anh Tuấn Đào cho hay. Có những cây cầu treo vắt qua các nhánh sông suối thử thách sự can đảm của du khách. Với diện tích hơn 82 ha, công viên được chia thành nhiều khu vực như phòng triển lãm, nhà biểu diễn và Làng Bộ tộc truyền thống.
Du khách có thể khám phá phong tục, lối sống và lịch sử của các cộng đồng tại chỗ thông qua triển lãm tương tác, buổi biểu diễn văn hóa và các hoạt động truyền thống, mang lại cái nhìn sống động về những di sản văn hóa bản địa.
Bảo tàng Chimei
Bảo tàng Chimei (hay còn gọi là bảo thàng Kỳ Mỹ) tọa lạc tại số 66, khu 2, đường Wenhua, quận Rende, cách trung tâm thành phố Đài Nam khoảng 10 km.
Nằm giữa một công viên rộng, phía bên ngoài bảo tàng là một tháp nước được chế tác tinh xảo bằng đá, hai bên đường vào được trang trí bằng các bức tượng trong thần thoại Hy Lạp. Bảo tàng được xây hai tầng theo lối kiến trúc Phục hưng, khiến du khách có cảm giác như đang ở một bảo tàng ở châu Âu. Trước đây nơi này vốn thuộc sở hữu của tư nhân, nhưng sau đó được trao tặng cho chính quyền Đài Loan. Nơi đây sở hữu những bộ sưu tập đồ sộ và đắt giá trên thế giới thuộc các lĩnh vực gồm mỹ thuật, âm nhạc, quân sự, lịch sử.
Làng văn hóa Ten Drum
Làng văn hóa Ten Drum được trang trí chủ đề Trống, khiến du khách thích thú và bất ngờ.
Làng văn hóa Ten Drum được trang trí chủ đề Trống, khiến du khách thích thú và bất ngờ.
Ten Drum nằm ở quận Nhân Đức, thành phố Đài Nam, rộng 5 ha. Nơi đây vốn là một nhà máy đường tinh luyện bỏ hoang, hiện được quy hoạch thành một làng văn hóa với chủ đề Trống. "Nếu là người đam mê nghệ thuật, du khách sẽ thích nơi này", anh Tuấn Đào cho hay.
Điểm đặc biệt tại đây là khu nhà máy được giữ hầu như nguyên vẹn với các máy móc, thiết bị từ khi còn hoạt động, các khu cà phê, trải nghiệm, trò chơi đều được xây dựng dựa trên không gian nhà kho. Nơi đây còn là điểm đến yêu thích của fan Harry Potter với các thiết kế và trang trí được lấy cảm hứng từ bộ truyện nổi tiếng. Du khách còn có thể trải nghiệm các trò chơi cảm giác mạnh như trượt zipline, bắn súng laser, bắn cung và điểm nhấn là màn biểu diễn trống đặc sắc của Ten Drum Art Percussion.
Ngoài những điểm tham quan đậm chất nghệ thuật, du khách còn có cơ hội thưởng thức các món ăn như bánh chưng Đài, bánh dứa, kem gạo, cơm vịt quay.
Di chuyển đến miền nam Đài Loan
Từ Việt Nam (Hà Nội và TP HCM), du khách có thể bay thẳng tới miền nam Đài Loan, hạ cánh ở sân bay Cao Hùng. Giá vé khoảng 3 triệu đồng một chiều. Thời điểm tốt nhất để tới Đài Loan là từ tháng 10 tới tháng 2 năm sau, khi thời tiết không bị nắng nóng và không có bão.