nhatlinh2000
Well-known member
Chỉ trong 3 ngày, tiệm nước mía của một người Việt tiêu thụ 1,5 tấn mía. Nhiều người Hàn và người Việt xa quê yêu thích món nước uống này.
Quầy nước mía Việt Nam tại Hàn Quốc thu hút rất đông khách hàng trong những ngày qua. Ảnh: Chơn Phương.
Chủ nhân của quầy nước mía Việt Nam tại Hàn Quốc với lượng khách xếp hàng dài này là chị Huỳnh Chơn Phương (quê Cà Mau), hiện kinh doanh quán ăn ở thành phố Choengju, tỉnh Chungcheongbuk-do, Hàn Quốc.
Trước đó, Chơn Phương từng kết hợp bán nước mía tại quán ăn của mình nhưng chưa được nhiều người biết tới. Khi Hàn Quốc diễn ra lễ hội hoa anh đào, chị đã đăng ký độc quyền một khu vực để bán nước mía.
Trong 3 ngày, quầy nước mía bán hơn 2.700 ly, ép hết 1,5 tấn mía. Mỗi buổi tối, nhân viên phải thu gom những bao xác mía khổng lồ. Tổng số tiền thu được tương đương hơn 250 triệu đồng.
Bà chủ này tâm sự: "Trong lòng tôi cảm thấy tự hào và tràn đầy hạnh phúc khi mang được nét ẩm thực Việt Nam giới thiệu đến nhiều người Hàn Quốc, cũng như bạn bè đến từ các nước khác. Họ sẽ biết thêm về một loại thức uống thơm ngon của Việt Nam".
3 ngày bán hết 2.700 cốc
ỞHàn Quốc, cây mía khó trồng vì thời tiết lạnh. Các tỉnh cũng chưa có nơi nào bán nước mía. Thế nên, đây là loại thức uống mới lạ với người Hàn Quốc.
Chơn Phương nhận định lễ hội hoa anh đào sẽ có nhiều người tới ngắm hoa, nên đã đăng ký địa điểm, mang 2 máy ép nước mía ra bán để kiếm thêm thu nhập. "Tôi cũng muốn cho người Hàn uống thử nước mía Việt Nam xem phản ứng của họ như thế nào", người này chia sẻ.
Quầy nước mía Việt Nam trong khu vực lễ hội ở Hàn Quốc. Ảnh: Chơn Phương.
Quầy nước mía chỉ có một chiếc bàn, vài chiếc ghế nhựa nhỏ nên chủ yếu bán mang đi. Nhiều khách hàng đi ngang và không khỏi tò mò khi nhìn thấy tấm bảng hiệu tiếng Việt: "nước mía siêu sạch". Về sau, người chủ quán đã bổ sung tiếng Hàn, cho nhân viên cạo mía ngay tại địa điểm bán, kết hợp với việc ép mía để thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Khi khách hàng uống thấy ngon, họ giới thiệu bạn bè tới thử. Có người uống một lúc 3 ly, có người mua chai to về để dành uống dần. Thậm chí, nhiều người Việt Nam đang sinh sống, học tập tại Hàn Quốc khi biết được thông tin về quầy nước mía Việt Nam cũng tới mua vì nhớ hương vị quê nhà.
Ban đầu, chị bán cùng 2 nhân viên là du học sinh người Việt. Tuy nhiên, lượng khách đến mua nước mía ngày càng đông, xếp thành hàng dài trước quầy. Chị phải thuê thêm nhân viên với mức thù lao tương đương 2,5 triệu đồng/người để kịp phục vụ khách hàng.
Quầy nước mía mang lại thu nhập ổn định cho chị Phương trong những ngày qua. Ảnh: Ngọc Lee, Chơn Phương.
Quầy nước mía mang lại thu nhập ổn định cho chị Phương trong những ngày qua. Ảnh: Ngọc Lee, Chơn Phương.
Chủ tiệm nước mía người Việt này nhận xét người Hàn chuộng món ăn, thức uống ngọt. "Ban đầu tôi không nghĩ họ sẽ ủng hộ quầy nước mía và dành sự yêu thích lớn như vậy. Khi bày bán, một phần họ hiếu kỳ vì thấy cây mía lại ép ra được loại nước ngon như thế. Phần vì lần đầu được thử loại thức uống mới lạ nên họ truyền tai nhau", người này cho biết.
Vào ngày 24/4 sắp tới, quầy nước mía sẽ mở bán 10 ngày liên tiếp để phục vụ khách hàng tại lễ hội hoa anh đào.
Người Hàn mê nước mía Việt
Câu chuyện về món nước mía trở thành một "hiện tượng" ở Hàn Quốc cho thấy một thực tế thú vị, có những thức uống đã quen thuộc tới mức hóa bình thường đối với người dân Việt Nam lại là "của hiếm" nơi xứ người.
Hàn Quốc là xứ lạnh nên cây mía khó phát triển như ở Việt Nam. Khi hay tin ở Hàn Quốc có một quầy nước mía đang nổi, Jin Young (sống tại Choengju) cùng bạn đến trải nghiệm. Bạn trẻ này cho biết cô rất thích vị ngọt đặc trưng của nước mía tại quán.
"Chị gái tôi giới thiệu ở Hàn có một quầy nước mía đang nổi do người Việt làm chủ. Vị của món nước này rất lạ và ngon nên tôi sẽ quay lại để uống nhiều lần", Jin Young chia sẻ với Zing.
Hye Jin thích thú khi uống nước mía Việt Nam. Ảnh: Lương Đặng.
Cùng quan điểm với Jin Young, Hwang Dong Hyun (Seoul) cũng cho rằng vị nước mía Việt Nam rất ngon. Người này đã từng thử nước mía bán tại Hội An và nhận xét loại thức uống này xứng đáng là thức uống mà du khách nhất định phải thử khi đến Việt Nam du lịch.
"Wow. Sao mà ngon quá vậy" là những gì Hwang thốt lên khi uống ngụm nước mía đầu tiên. Bạn trẻ này còn bày tỏ ý định mang nước mía sang Hàn Quốc để kinh doanh.
Hai người trẻ Hye Jin và Jay Park (đều sống tại TP.HCM) cũng có cảm nhận như Hwang. Jay Park cho biết bản thân rất thích vị của nước mía nhưng anh không thể uống nhiều vì không thích đồ ngọt.
Ngoài vị ngọt đặc trưng, một lý do khác khiến nước mía Việt Nam hấp dẫn du khách Hàn là Hàn Quốc không có văn hóa dùng thức uống vỉa hè như Việt Nam. Vỉa hè tại nước này chủ yếu bán các món ăn như bánh gạo cay (tokbokki), bánh cá boong-uh-ppang, khoai lang nướng... Khi có nhu cầu dùng loại nước nào đó, họ sẽ tới các quán cà phê.
Người Hàn Quốc có thói quen uống cà phê hay trà hơn là uống các loại sinh tố trái cây như người Việt, trừ một số loại quả phổ biến như nước ép cam hay nước ép bưởi. Chính vì vậy, khi du nhập sang Hàn, nước mía nhanh chóng nhận được sự quan tâm của người dân nơi đây.
Tuy nhiên, khi xét về giá, nhiều người Hàn cho rằng mức giá 5.000 won (khoảng 90.000 đồng) cho một ly nước mía là tương đối đắt.
Park Kwan Woon (người Hàn sống tại TP.HCM) chia sẻ với Zing: "Tôi thấy người Hàn hay rủ nhau đi uống cà phê và trà. Khi có một quầy nước mới như nước mía xuất hiện, họ rất tò mò. Nhưng với tôi 5.000 won cho một ly nước mía là khá đắt, tôi sẽ không uống lần 2 nếu ở Hàn Quốc. Thông thường, một ly nước ép hoa quả tại đây chỉ có giá 3.000 won (khoảng 55.000 đồng). Tuy nhiên mức giá như vậy có thể hiểu được vì người bán phải nhập khẩu mía từ Việt Nam sang".
Theo chị Phương, phí vận chuyển và phí thuê địa điểm bán là 2 yếu tố để chị đưa ra mức giá 5.000 won/cốc. Hàn Quốc là đất nước có tiêu chí ăn uống hợp vệ sinh cao, ưu tiên thực phẩm tươi ngon, bổ dưỡng. Chị phải ưu tiên dùng loại mía tím Hòa Bình để cho ra nước mía có vị ngọt đậm, thay vì mía xanh như bình thường.
Chưa kể, cây mía phải cắt khúc, đóng thùng kỹ càng và nhập từ Việt Nam sang khi còn tươi. Chi phí vận chuyển trung bình 40.000 đồng/kg. Địa điểm bán nước mía trong khu vực lễ hội cũng phải thuê với giá tương đương 20 triệu đồng/ngày.
Park Kwan Woon chia sẻ thêm nước mía chỉ bán được vào mùa hè vì mùa đông ở Hàn Quốc rất lạnh. Cá nhân Park không muốn uống đồ lạnh vào mùa đông. Bạn trẻ này cũng dự đoán nước mía sẽ tiếp tục được người dân Hàn Quốc ưa chuộng trong vòng 3 tháng tới.
Quầy nước mía Việt Nam tại Hàn Quốc thu hút rất đông khách hàng trong những ngày qua. Ảnh: Chơn Phương.
|
Quầy nước mía Việt Nam tại Hàn Quốc thu hút rất đông khách hàng trong những ngày qua. Ảnh: Chơn Phương. |
Trước đó, Chơn Phương từng kết hợp bán nước mía tại quán ăn của mình nhưng chưa được nhiều người biết tới. Khi Hàn Quốc diễn ra lễ hội hoa anh đào, chị đã đăng ký độc quyền một khu vực để bán nước mía.
Trong 3 ngày, quầy nước mía bán hơn 2.700 ly, ép hết 1,5 tấn mía. Mỗi buổi tối, nhân viên phải thu gom những bao xác mía khổng lồ. Tổng số tiền thu được tương đương hơn 250 triệu đồng.
Bà chủ này tâm sự: "Trong lòng tôi cảm thấy tự hào và tràn đầy hạnh phúc khi mang được nét ẩm thực Việt Nam giới thiệu đến nhiều người Hàn Quốc, cũng như bạn bè đến từ các nước khác. Họ sẽ biết thêm về một loại thức uống thơm ngon của Việt Nam".
3 ngày bán hết 2.700 cốc
ỞHàn Quốc, cây mía khó trồng vì thời tiết lạnh. Các tỉnh cũng chưa có nơi nào bán nước mía. Thế nên, đây là loại thức uống mới lạ với người Hàn Quốc.
Chơn Phương nhận định lễ hội hoa anh đào sẽ có nhiều người tới ngắm hoa, nên đã đăng ký địa điểm, mang 2 máy ép nước mía ra bán để kiếm thêm thu nhập. "Tôi cũng muốn cho người Hàn uống thử nước mía Việt Nam xem phản ứng của họ như thế nào", người này chia sẻ.
Quầy nước mía Việt Nam trong khu vực lễ hội ở Hàn Quốc. Ảnh: Chơn Phương.
|
Quầy nước mía Việt Nam trong khu vực lễ hội ở Hàn Quốc. Ảnh: Chơn Phương. |
Khi khách hàng uống thấy ngon, họ giới thiệu bạn bè tới thử. Có người uống một lúc 3 ly, có người mua chai to về để dành uống dần. Thậm chí, nhiều người Việt Nam đang sinh sống, học tập tại Hàn Quốc khi biết được thông tin về quầy nước mía Việt Nam cũng tới mua vì nhớ hương vị quê nhà.
Ban đầu, chị bán cùng 2 nhân viên là du học sinh người Việt. Tuy nhiên, lượng khách đến mua nước mía ngày càng đông, xếp thành hàng dài trước quầy. Chị phải thuê thêm nhân viên với mức thù lao tương đương 2,5 triệu đồng/người để kịp phục vụ khách hàng.
Quầy nước mía mang lại thu nhập ổn định cho chị Phương trong những ngày qua. Ảnh: Ngọc Lee, Chơn Phương.
Quầy nước mía mang lại thu nhập ổn định cho chị Phương trong những ngày qua. Ảnh: Ngọc Lee, Chơn Phương.
|
Quầy nước mía mang lại thu nhập ổn định cho chị Phương trong những ngày qua. Ảnh: Ngọc Lee, Chơn Phương. |
Vào ngày 24/4 sắp tới, quầy nước mía sẽ mở bán 10 ngày liên tiếp để phục vụ khách hàng tại lễ hội hoa anh đào.
Người Hàn mê nước mía Việt
Câu chuyện về món nước mía trở thành một "hiện tượng" ở Hàn Quốc cho thấy một thực tế thú vị, có những thức uống đã quen thuộc tới mức hóa bình thường đối với người dân Việt Nam lại là "của hiếm" nơi xứ người.
Hàn Quốc là xứ lạnh nên cây mía khó phát triển như ở Việt Nam. Khi hay tin ở Hàn Quốc có một quầy nước mía đang nổi, Jin Young (sống tại Choengju) cùng bạn đến trải nghiệm. Bạn trẻ này cho biết cô rất thích vị ngọt đặc trưng của nước mía tại quán.
"Chị gái tôi giới thiệu ở Hàn có một quầy nước mía đang nổi do người Việt làm chủ. Vị của món nước này rất lạ và ngon nên tôi sẽ quay lại để uống nhiều lần", Jin Young chia sẻ với Zing.
Hye Jin thích thú khi uống nước mía Việt Nam. Ảnh: Lương Đặng.
|
Hye Jin thích thú khi uống nước mía Việt Nam. Ảnh: Lương Đặng. |
"Wow. Sao mà ngon quá vậy" là những gì Hwang thốt lên khi uống ngụm nước mía đầu tiên. Bạn trẻ này còn bày tỏ ý định mang nước mía sang Hàn Quốc để kinh doanh.
Hai người trẻ Hye Jin và Jay Park (đều sống tại TP.HCM) cũng có cảm nhận như Hwang. Jay Park cho biết bản thân rất thích vị của nước mía nhưng anh không thể uống nhiều vì không thích đồ ngọt.
Ngoài vị ngọt đặc trưng, một lý do khác khiến nước mía Việt Nam hấp dẫn du khách Hàn là Hàn Quốc không có văn hóa dùng thức uống vỉa hè như Việt Nam. Vỉa hè tại nước này chủ yếu bán các món ăn như bánh gạo cay (tokbokki), bánh cá boong-uh-ppang, khoai lang nướng... Khi có nhu cầu dùng loại nước nào đó, họ sẽ tới các quán cà phê.
Người Hàn Quốc có thói quen uống cà phê hay trà hơn là uống các loại sinh tố trái cây như người Việt, trừ một số loại quả phổ biến như nước ép cam hay nước ép bưởi. Chính vì vậy, khi du nhập sang Hàn, nước mía nhanh chóng nhận được sự quan tâm của người dân nơi đây.
Tuy nhiên, khi xét về giá, nhiều người Hàn cho rằng mức giá 5.000 won (khoảng 90.000 đồng) cho một ly nước mía là tương đối đắt.
Park Kwan Woon (người Hàn sống tại TP.HCM) chia sẻ với Zing: "Tôi thấy người Hàn hay rủ nhau đi uống cà phê và trà. Khi có một quầy nước mới như nước mía xuất hiện, họ rất tò mò. Nhưng với tôi 5.000 won cho một ly nước mía là khá đắt, tôi sẽ không uống lần 2 nếu ở Hàn Quốc. Thông thường, một ly nước ép hoa quả tại đây chỉ có giá 3.000 won (khoảng 55.000 đồng). Tuy nhiên mức giá như vậy có thể hiểu được vì người bán phải nhập khẩu mía từ Việt Nam sang".
Theo chị Phương, phí vận chuyển và phí thuê địa điểm bán là 2 yếu tố để chị đưa ra mức giá 5.000 won/cốc. Hàn Quốc là đất nước có tiêu chí ăn uống hợp vệ sinh cao, ưu tiên thực phẩm tươi ngon, bổ dưỡng. Chị phải ưu tiên dùng loại mía tím Hòa Bình để cho ra nước mía có vị ngọt đậm, thay vì mía xanh như bình thường.
Chưa kể, cây mía phải cắt khúc, đóng thùng kỹ càng và nhập từ Việt Nam sang khi còn tươi. Chi phí vận chuyển trung bình 40.000 đồng/kg. Địa điểm bán nước mía trong khu vực lễ hội cũng phải thuê với giá tương đương 20 triệu đồng/ngày.
Park Kwan Woon chia sẻ thêm nước mía chỉ bán được vào mùa hè vì mùa đông ở Hàn Quốc rất lạnh. Cá nhân Park không muốn uống đồ lạnh vào mùa đông. Bạn trẻ này cũng dự đoán nước mía sẽ tiếp tục được người dân Hàn Quốc ưa chuộng trong vòng 3 tháng tới.