nhatlinh2000
Well-known member
Một nghiên cứu từ Úc - Việt Nam - Trung Quốc cho thấy có thể người Óc Eo cổ đại ở Việt Nam là những người đầu tiên được thưởng thức cà ri bên ngoài Ấn Độ, lại còn "nâng tầm" món ăn bằng công thức đặc biệt.
Theo Ancient-Origins, đây là món cà ri cổ xưa nhất được phát hiện ở Đông Nam Á và cũng là cổ xưa nhất bên ngoài Ấn Độ.
Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Quốc gia Úc (ANU, TP Canberra - Úc), Trung tâm Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ (TP HCM - Việt Nam) và Đại học Tôn Trung Sơn (TP Chu Hải - Trung Quốc) đã có phát hiện thú vị này khi khai quật ở Gò Sáu Thuận - tỉnh An Giang, thuộc quần thể di chỉ nền văn hóa Óc Eo.
Cà ri hiện đã là món ăn nổi tiếng khắp thế giới nhờ hương vị độc đáo - Ảnh: ANCIENT ORIGINS
Thông qua việc phân tích xác thực vật và 717 hạt tinh bột được thu hồi và chiết xuất từ 12 công cụ mài đá cổ đại được phát hiện tại một di chỉ thuộc nền văn hóa Óc Eo, họ đã tìm thấy dấu vết của gạo, nghệ, gừng, rễ cây, gừng cát, riềng, đinh hương, nhục đậu khấu và quế.
Trước sự ngạc nhiên của các nhà khoa học, các gia vị được bảo quản tốt đến nỗi nhục đậu khấu vẫn còn thơm dẫu niên đại của chúng được xác định là 2.000 năm trước.
Đặc biệt hơn, các hạt tinh bột từ nghệ và gừng có dấu hiệu vỡ, cho thấy các gia vị này đã được nghiền mịn.
Tất cả những yếu tố đó hướng đến một món ăn quen thuộc: Cà ri.
Điều đó càng được khẳng định khi bên cạnh là một bộ dụng cụ chế biến món cà ri đúng kiểu gồm cối, chày đá, một dụng cụ như chiếc đe dài 75 cm dùng để nghiền bộ gia vị, tương tự những thứ từng được khai quật ở Ấn Độ.
Các dụng cụ chế biến gia vị cà ri được khai quật tại Việt Nam - Ảnh: Nguyễn Khánh Trung Kiên/VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÙNG NAM BỘ
Ngoài ra, theo TS Hsiao-chun Hung từ ANU, trưởng nhóm nghiên cứu, nhiều loại gia vị trong số đó không có ở Việt Nam vào 2.000 năm trước, cho thấy chúng đã được nhập khẩu nhằm chế biến ra món cà ri.
Di chỉ này nằm giữa các con kênh cổ xưa ở Tây Nam Đồng bằng sông Cửu Long, nơi được cho là một thương cảng nổi bật thời cổ đại.
Các di tích ở Gò Sáu Thuận nhìn từ trên không - Ảnh: Nguyễn Khánh Trung Kiên/VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÙNG NAM BỘ
Từ lâu người ta đã cho rằng Ấn Độ có tác động mạnh mẽ đến Đông Nam Á, bao gồm các điểm tương đồng trong kiến trúc, ngôn ngữ, tôn giáo... ở một số vùng. Món cà ri 2.000 tuổi này cho thấy ảnh hưởng này mở rộng cả trong lĩnh vực ẩm thực.
Điều thú vị nhất là những thứ dùng trong món cà ri cổ đại này gần như được bảo tồn nguyên vẹn sau 2.000 năm, vẫn là những gia vị không thể thiếu trong cà ri kiểu Việt Nam và các nước Đông Nam Á ngày nay.
Ngoài ra, người Óc Eo cổ đại còn thêm vào công thức cà ri một thứ mà cà ri Ấn Độ không có: Nước cốt dừa, làm sánh và tạo thêm hương vị cho nước cà ri. Công thức này dường như đã lan tỏa rất xa và hiện nay được nhiều nước Đông Nam Á sử dụng.
Ngoài ra, điều này còn cho thấy di chỉ Óc Eo - một thành phố cảng sơ khai - còn là một điểm quan trọng trong mạng lưới giao thương đường biển phức tạp thời kỳ đó trong khu vực, được mệnh danh "Con đường tơ lụa trên biển", bao gồm hoạt đông buôn bán gia vị sôi động.
Theo Ancient-Origins, đây là món cà ri cổ xưa nhất được phát hiện ở Đông Nam Á và cũng là cổ xưa nhất bên ngoài Ấn Độ.
Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Quốc gia Úc (ANU, TP Canberra - Úc), Trung tâm Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ (TP HCM - Việt Nam) và Đại học Tôn Trung Sơn (TP Chu Hải - Trung Quốc) đã có phát hiện thú vị này khi khai quật ở Gò Sáu Thuận - tỉnh An Giang, thuộc quần thể di chỉ nền văn hóa Óc Eo.
Cà ri hiện đã là món ăn nổi tiếng khắp thế giới nhờ hương vị độc đáo - Ảnh: ANCIENT ORIGINS
Thông qua việc phân tích xác thực vật và 717 hạt tinh bột được thu hồi và chiết xuất từ 12 công cụ mài đá cổ đại được phát hiện tại một di chỉ thuộc nền văn hóa Óc Eo, họ đã tìm thấy dấu vết của gạo, nghệ, gừng, rễ cây, gừng cát, riềng, đinh hương, nhục đậu khấu và quế.
Trước sự ngạc nhiên của các nhà khoa học, các gia vị được bảo quản tốt đến nỗi nhục đậu khấu vẫn còn thơm dẫu niên đại của chúng được xác định là 2.000 năm trước.
Đặc biệt hơn, các hạt tinh bột từ nghệ và gừng có dấu hiệu vỡ, cho thấy các gia vị này đã được nghiền mịn.
Tất cả những yếu tố đó hướng đến một món ăn quen thuộc: Cà ri.
Điều đó càng được khẳng định khi bên cạnh là một bộ dụng cụ chế biến món cà ri đúng kiểu gồm cối, chày đá, một dụng cụ như chiếc đe dài 75 cm dùng để nghiền bộ gia vị, tương tự những thứ từng được khai quật ở Ấn Độ.
Các dụng cụ chế biến gia vị cà ri được khai quật tại Việt Nam - Ảnh: Nguyễn Khánh Trung Kiên/VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÙNG NAM BỘ
Ngoài ra, theo TS Hsiao-chun Hung từ ANU, trưởng nhóm nghiên cứu, nhiều loại gia vị trong số đó không có ở Việt Nam vào 2.000 năm trước, cho thấy chúng đã được nhập khẩu nhằm chế biến ra món cà ri.
Di chỉ này nằm giữa các con kênh cổ xưa ở Tây Nam Đồng bằng sông Cửu Long, nơi được cho là một thương cảng nổi bật thời cổ đại.
Các di tích ở Gò Sáu Thuận nhìn từ trên không - Ảnh: Nguyễn Khánh Trung Kiên/VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VÙNG NAM BỘ
Từ lâu người ta đã cho rằng Ấn Độ có tác động mạnh mẽ đến Đông Nam Á, bao gồm các điểm tương đồng trong kiến trúc, ngôn ngữ, tôn giáo... ở một số vùng. Món cà ri 2.000 tuổi này cho thấy ảnh hưởng này mở rộng cả trong lĩnh vực ẩm thực.
Điều thú vị nhất là những thứ dùng trong món cà ri cổ đại này gần như được bảo tồn nguyên vẹn sau 2.000 năm, vẫn là những gia vị không thể thiếu trong cà ri kiểu Việt Nam và các nước Đông Nam Á ngày nay.
Ngoài ra, người Óc Eo cổ đại còn thêm vào công thức cà ri một thứ mà cà ri Ấn Độ không có: Nước cốt dừa, làm sánh và tạo thêm hương vị cho nước cà ri. Công thức này dường như đã lan tỏa rất xa và hiện nay được nhiều nước Đông Nam Á sử dụng.
Ngoài ra, điều này còn cho thấy di chỉ Óc Eo - một thành phố cảng sơ khai - còn là một điểm quan trọng trong mạng lưới giao thương đường biển phức tạp thời kỳ đó trong khu vực, được mệnh danh "Con đường tơ lụa trên biển", bao gồm hoạt đông buôn bán gia vị sôi động.