Trong dân gian ta có câu rằng “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Thật vậy, câu châm ngôn này rất đúng bởi trong cuộc sống nếu như mỗi người chúng ta đều biết cách ăn nói thường xuyên những lời hay, ý đẹp thì mọi người đều yêu quý kính trọng lẫn nhau. Ngược lại, những ai ăn nói độc miệng, nói lời gian ác thì sẽ bị người đời ghét và được gọi là khẩu nghiệp từ miệng.
Vậy khẩu nghiệp là gì? Biểu hiện của khẩu nghiệp như thế nào? Hậu quả của khẩu nghiệp ra sao?… Các bạn hãy cùng mayruaxegiadinh.com.vn tìm hiểu về thuật ngữ này cũng như luật nhân quả khẩu nghiệp và báo ứng của nó nhé!
Khẩu nghiệp là gì?
Tìm hiểu khẩu nghiệp là gì trên Facebook?
Theo đạo Phật, khẩu nghiệp là một trong bốn loại nghiệp nặng nhất bởi hậu quả mà khẩu nghiệp gây ra là vô cùng nghiêm trọng. Nó gây ra cho đối phương sự đau khổ tột cùng, sự phiền não và sự đổ vỡ,…. Chỉ một lời nói dù là vô tình nhưng cũng có thể khiến cho người khác cảm thấy đau khổ và day dứt cả một đời. Và một khi bạn đã nói ra rồi thì sẽ không thể thu lại được nữa.
Người xưa thường nói rằng: Bệnh từ miệng mà họa cũng từ miệng mà ra. Chúng ta có thể hiểu là bệnh từ miệng do ăn uống mà đem vào và họa cũng chính từ miệng bởi nói bậy mà ra. Mở miệng nhiều lời khiến cho chúng ta bị hao tổn thần khí, lưỡi nói chuyện hơn thua, phải tái, khen chê, đẹp xấu là nguyên nhân dẫn tới sự tranh cãi, tranh đấu gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Bốn thứ khẩu nghiệp không nên phạm
Trong Phật giáo, khẩu nghiệp được phân thành nhiều loại với nhiều mức độ khác nhau. Trong đó gồm có 4 loại khẩu nghiệp chính là: vọng ngữ, ỷ ngữ, ba phải và xảo ngữ. Đặc điểm riêng của mỗi loại khẩu ngữ cụ thể như sau:
Khẩu nghiệp thứ nhất: Vọng ngữ – Nói dối
Theo Phật giáo, sự thật vốn được xem là một điều quan trọng đầu tiên bởi thế mà nói dối được xem là một trong những nghiệp rất nặng. Theo lời Phật dạy, nghiệp nói dối là nghiêm trọng nhất khi mình đang nói dối trong khi chính bản thân mình lại không biết rõ rằng mình đang nói dối.
Có thể những lời nói dối đó không chủ đích để hãm hại một ai đó và chỉ nói đùa để tạo sự vui vẻ. Tuy nhiên, đó lại là một hình thức mà chính bản thân bạn đang rước họa về mình. Theo đó, những lời nói dối này lại là yếu tố khiến cho bạn bị mọi người cảm thấy mất niềm tin, dè chừng và xa lánh bạn.
Nói dối là một biểu hiện nghiêm trọng của khẩu nghiệp.
Vì vậy, dù là lời nói dối đó có tâm ý hay là ác ý đi chăng nữa thì đề là nghiệp không tốt trong cuộc sống. Hành động này sẽ làm tổn hại tới chính danh dự, uy tín của bản thân bạn.
Khẩu nghiệp thứ hai: Ỷ ngữ – Những lời lẽ thô thiển
Ỷ ngữ hay còn gọi khác là xảo ngữ là những lời nói xảo trá, thêu dệt nhằm khiêu khích người khác với ý không tốt. Những người thường thích châm chọc, nói móc, khích bác và nói xỉa xói người khác chính là đang tự tạo khẩu nghiệp cho bản thân. Điều này chẳng những không giúp chúng ta được tốt nên mà còn dùng nghiệp này để chuốc lấy nhiều điều không tốt lành cho mình.
Điển hình nhất cho nghiệp phải trả nhãn tiền này đó chính là việc bị mọi người xa lánh, không xem trọng vì vậy cũng không nhận được sự quý mến, yêu thương của những người xung quanh. Và thậm chí, bạn sẽ khó để tránh khỏi việc bị trả đũa nếu gặp phải những người xấu.
Khẩu nghiệp thứ ba: Ba phải – Nói hai lời
Ba phải – nói hai lời hiểu đơn giản chính là những lời nói đâm chọt. Những người có sở thích “đâm bị thóc chọc bị gạo” chính là người thường xuyên phạm tới nghiệp này. Theo đó, bạn cần tránh xa và không nên kết giao với những người này trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong công việc bạn tuyệt đối không nên ở cạnh họ.
Cần tránh xa những người thích “đâm bị thóc chọc bị gạo”.
Những người có tính ba phải này thường rất nham hiểm. Những lời họ nói thường là nói sai sự thật và đây chính là một nghiệp ác đặc biệt nghiêm trọng. Đây là những người có tính cách hai lời, nghĩa là lúc thì nói thế này nhưng lúc sau lại nói thế khác và luôn tạo ra mâu thuẫn trong những mối quan hệ. Vì vậy, nếu bạn đang có tính cách này thì hãy ngay lập tức bỏ đi để tránh tạo nghiệp nặng và quả báo về sau.
Khẩu nghiệp thứ tư: Xảo ngữ – Những lời lẽ khiêu khích
Xảo ngữ là sử dụng những lời nói nhằm khích bác, châm chọc người khác và thể hiện tính đố kỵ của bản thân. Mặc dù đây chỉ là những lời nói châm chọc tuy nhiên nó cũng đang tạo nghiệp từ miệng mà ra. Những người hay nóng nảy, mắng nhiếc và chửi rủa người khác khiến cho người nghe bị tổn thương chính là những người mang ác khẩu cho chính mình.
Do đó, hãy học cách tiết chế cảm xúc trong cuộc sống hàng ngày, cần suy nghĩ kỹ càng và thấu đáo để những câu từ thốt ra mang ý giảng giải chứ không phải là chửi rủa, lớn tiếng cho sướng miệng thì sẽ khổ thân về sau nhé!
Hậu quả của khẩu nghiệp là gì?
Mỗi chúng ta đều biết rằng vết thương trên thân thể có thể dễ lành nhưng vết thương do lời nói đả kích tới thì khó mà lành nhanh được. Khẩu nghiệp tạo ra ô số những hậu quả xấu, nó không chỉ làm hại cho chính người nói ra mà còn cả những người liên quan. Như vậy, khẩu nghiệp làm ảnh hưởng tới cả cộng đồng và xã hội.
Khẩu nghiệp hạ thấp uy tín bản thân người nói, đồng thời gây vết thương lòng, tâm lý cho đối phương.
Theo đó, chúng ta không nên dùng lời nói ác động hay chỉ nói cho sướng miệng, dùng toàn những lời cay nghiệt để chửi bới và nhục mạ người khác,… Không được nói thêu dệt nghĩa là không nói thêm bớt hay nghe câu chuyện ở đâu đó xong đi kể cho người khác nghe mà thường thì khi kể lại rất hay thêm chút ít để tăng phần phóng đại cuốn hút.
Như vậy, những người thường xuyên dùng những lời nói thô bạo, thâm độc, chửi rủa hay mắng nhiếc,… trong cuộc sống hàng ngày của họ thì trước hết chính người đó đã thể hiện một lối sống thiếu đạo đức, phẩm chất và văn minh trong lời nói, trong giao tiếp. Từ đó dẫn tới hạ thấp uy tín của chính bản thân mình và dần dần mọi người xung quanh sẽ xa lánh họ.
Trong xã hội hiện nay, nhất là trên các trang mạng xã hội, những người trẻ thường sử dụng lời lẽ ác ý, thô tục và xúc phạm tới người khác cũng trở thành một hiện tượng. Mặc dù rằng họ không ám chỉ đích danh một ai tuy nhiên đây cũng là việc mà tất cả chúng ta cần phải tránh phạm phải.
Không chỉ trực tiếp viết những lời ác ý mà thậm chí chỉ cần nhấp chuột tán thành hay ủng hộ những lời ác ngữ đó thì đều nguy hiểm cả. Một lý do cụ thể là bởi thực hiện việc làm đó nhiều như vậy, không ai kiểm soát hay khuyên nhủ nên lâu ngày chúng sẽ trở thành một thói quen vô cùng xấu.
Trong Phật giáo điều này được gọi là nghiệp mà đã là nghiệp thì đồng nghĩa rằng nó sẽ chi phối đối với đời sống của tự thân người đó. Do đó, một lời ác ngữ đều có thể sẽ dẫn tới những hậu quả khó lường. Cũng vì vậy mà người phương Tây từng có câu: “Phải uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” nếu không muốn gieo khẩu nghiệp và nhận hậu quả từ nó.
Nhân quả báo ứng khẩu nghiệp
Ông bà ta thường nói rằng “tu cái miệng chính là tu nửa đời người”, nhân quả báo ứng khẩu nghiệp cũng như quả báo và hậu quả của khẩu nghiệp sẽ chẳng chừa một ai, con người ta yêu thương nhau hay ghét bỏ nhau cũng xuất phát từ lời nói mà ra. Có đôi khi chúng ta thêu dệt và nói xấu người khác chỉ nhằm mục đích để nâng cao sĩ diện của chính mình.
Bởi có thể người ta hơn mình về nhan sắc, tiền tài, địa vị và quyền lực hay họ thành công mà mình cảm thấy ấm ức quá, thua kém lại sinh lòng ghen ghét nên nói xấu, đâm thọc họ. Mình đi nói xấu họ thì liệu họ có mất đi những thứ đó hay không hay chỉ mình lại dần mất đi phước báu và mình lại càng nghèo hơn.
Nhân quả báo ứng khẩu nghiệp, quả báo và hậu quả của khẩu nghiệp là không chừa một ai.
Chính vì vậy, người xưa thường dạy con người rằng nên tập ít nói, tức là “cẩn ngôn, cẩn hạnh, cẩn thận quả báo” bởi nhân quả báo ứng khẩu nghiệp, quả báo và hậu quả của khẩu nghiệp là điều tất yếu khó mà tránh được.
Lưới trời lồng lộng tuy thưa nhưng mà khó để thoát, nhân quả là thế mà chẳng ai có thể thoát nổi. Việc nói xấu tạo nghiệp với người khác rồi có khi chính bản thân người nói lại bị nói hơn mình đã từng, lời nói cay độc, nặng nề hơn. Từ đó mà dẫn tới gây gổ, hiềm khích và cả thù hằn nữa vậy nên không nên gieo khẩu nghiệp.
Cách tu tập để tránh quả báo khổ đau từ khẩu nghiệp
Khẩu nghiệp là bởi miệng mà ra, do đó chúng ta hãy lựa lời mà nói để tránh gây hiểu nhầm làm mất hòa khí trong các mối quan hệ. Dưới đây là những điều nên tránh tụ nghiệp vành môi:
Không nói dối: Trong cuộc sống như công việc hay tình cảm,… bạn cần luôn thật thà và ngay thẳng và dù có là việc nhỏ nhất cũng phải thật lòng. Một khi đã nói dối lần 1 thì chắc chắn sẽ có lần 2, lần 3 bởi nói dối những lần tiếp theo là cách để che giấu cho những điều đã nói dối từ lần đầu.
Tệ hơn, việc nói dối lâu dần theo thời gian có thể sẽ trở thành một thói quen rất xấu. Đặc biệt, việc nói dối xảy ra thường xuyên sẽ khiến cho mọi người mất niềm tin vào chúng ta và dù bạn có thật lòng đi chăng nữa thì vẫn không còn ai tin bạn.
Không thêu dệt vấn đề: Tốt hơn hết là bạn không nên thêm pha vào sự thật của một vấn đề nào đó trong cuộc sống. Hãy cố gắng tập thói quen có sao thì nói vậy, đừng bao giờ truyền đạt lại vấn đề tới người khác mà phóng to phóng đại câu chuyện so với thực tế.
Không nói 2 lời: Người nói hai chiều, nói 3 lời thường không đáng tin cậy và là người thích buông nhịn người khác, gặp người này thì nói xấu người kia và ngược lại. Họ là những người mà cái gì cũng có thể nói được, nói mọi chuyện trên đời, đặc biệt gió thổi chiều nào thì lại xuôi theo chiều ý.
Không thêu dệt vấn đề, không nói hai lời, không nói lời thô tục, lời lẽ ác ý là cách để rèn luyện không khẩu nghiệp.
Không nói lời thô tục, lời lẽ ác ý: Trong giao tiếp, mỗi chúng ta cần tránh nói những lời thô tục hay chửi mắng người khác. Thường tâm không tốt thì sẽ buông những lời lẽ rất khó nghe, thậm chí là cho ra những hành động rất kém văn minh và khó coi.
Lời Kết
Theo đạo lý nhân quả trong Phật giáo, khi làm một việc gì đó hay một lời nói, ý niệm suy nghĩ của bản thân, khẩu, ý thì dù đó có là thiện hay bất thiện đều sẽ mang lại kết quả nhất định của nó.
Có những hành vi, lời nói hay suy nghĩ được lặp đi lặp lại nhiều lần thì kết quả hiện hành lại càng rõ hơn và nó càng chi phối mạnh mẽ hơn trong đời sống hàng ngày của cá nhân đó. Vì vậy, nhà Phật có câu “Phàm làm bất kỳ việc gì thì hãy suy nghĩ đến hậu quả của nó” hay “Gieo nhân nào thì ắt gặt quả đó” và khẩu nghiệp cũng như vậy.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây đã bạn đọc hiểu được bản chất của khẩu nghiệp là gì cũng như nhân quả báo ứng khẩu nghiệp, hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra cho chính người nói lẫn những người xung quanh. Để từ đó mỗi chúng ta đều biết cân nhắc để nói lời hay, ý đẹp thay vì “khẩu nghiệp” một ai đó hay bất cứ điều gì trong cuộc sống này.
Vậy khẩu nghiệp là gì? Biểu hiện của khẩu nghiệp như thế nào? Hậu quả của khẩu nghiệp ra sao?… Các bạn hãy cùng mayruaxegiadinh.com.vn tìm hiểu về thuật ngữ này cũng như luật nhân quả khẩu nghiệp và báo ứng của nó nhé!
Khẩu nghiệp là gì?
Theo đạo Phật, khẩu nghiệp là một trong bốn loại nghiệp nặng nhất bởi hậu quả mà khẩu nghiệp gây ra là vô cùng nghiêm trọng. Nó gây ra cho đối phương sự đau khổ tột cùng, sự phiền não và sự đổ vỡ,…. Chỉ một lời nói dù là vô tình nhưng cũng có thể khiến cho người khác cảm thấy đau khổ và day dứt cả một đời. Và một khi bạn đã nói ra rồi thì sẽ không thể thu lại được nữa.
Người xưa thường nói rằng: Bệnh từ miệng mà họa cũng từ miệng mà ra. Chúng ta có thể hiểu là bệnh từ miệng do ăn uống mà đem vào và họa cũng chính từ miệng bởi nói bậy mà ra. Mở miệng nhiều lời khiến cho chúng ta bị hao tổn thần khí, lưỡi nói chuyện hơn thua, phải tái, khen chê, đẹp xấu là nguyên nhân dẫn tới sự tranh cãi, tranh đấu gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Bốn thứ khẩu nghiệp không nên phạm
Trong Phật giáo, khẩu nghiệp được phân thành nhiều loại với nhiều mức độ khác nhau. Trong đó gồm có 4 loại khẩu nghiệp chính là: vọng ngữ, ỷ ngữ, ba phải và xảo ngữ. Đặc điểm riêng của mỗi loại khẩu ngữ cụ thể như sau:
Khẩu nghiệp thứ nhất: Vọng ngữ – Nói dối
Theo Phật giáo, sự thật vốn được xem là một điều quan trọng đầu tiên bởi thế mà nói dối được xem là một trong những nghiệp rất nặng. Theo lời Phật dạy, nghiệp nói dối là nghiêm trọng nhất khi mình đang nói dối trong khi chính bản thân mình lại không biết rõ rằng mình đang nói dối.
Có thể những lời nói dối đó không chủ đích để hãm hại một ai đó và chỉ nói đùa để tạo sự vui vẻ. Tuy nhiên, đó lại là một hình thức mà chính bản thân bạn đang rước họa về mình. Theo đó, những lời nói dối này lại là yếu tố khiến cho bạn bị mọi người cảm thấy mất niềm tin, dè chừng và xa lánh bạn.
Vì vậy, dù là lời nói dối đó có tâm ý hay là ác ý đi chăng nữa thì đề là nghiệp không tốt trong cuộc sống. Hành động này sẽ làm tổn hại tới chính danh dự, uy tín của bản thân bạn.
Khẩu nghiệp thứ hai: Ỷ ngữ – Những lời lẽ thô thiển
Ỷ ngữ hay còn gọi khác là xảo ngữ là những lời nói xảo trá, thêu dệt nhằm khiêu khích người khác với ý không tốt. Những người thường thích châm chọc, nói móc, khích bác và nói xỉa xói người khác chính là đang tự tạo khẩu nghiệp cho bản thân. Điều này chẳng những không giúp chúng ta được tốt nên mà còn dùng nghiệp này để chuốc lấy nhiều điều không tốt lành cho mình.
Điển hình nhất cho nghiệp phải trả nhãn tiền này đó chính là việc bị mọi người xa lánh, không xem trọng vì vậy cũng không nhận được sự quý mến, yêu thương của những người xung quanh. Và thậm chí, bạn sẽ khó để tránh khỏi việc bị trả đũa nếu gặp phải những người xấu.
Khẩu nghiệp thứ ba: Ba phải – Nói hai lời
Ba phải – nói hai lời hiểu đơn giản chính là những lời nói đâm chọt. Những người có sở thích “đâm bị thóc chọc bị gạo” chính là người thường xuyên phạm tới nghiệp này. Theo đó, bạn cần tránh xa và không nên kết giao với những người này trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong công việc bạn tuyệt đối không nên ở cạnh họ.
Những người có tính ba phải này thường rất nham hiểm. Những lời họ nói thường là nói sai sự thật và đây chính là một nghiệp ác đặc biệt nghiêm trọng. Đây là những người có tính cách hai lời, nghĩa là lúc thì nói thế này nhưng lúc sau lại nói thế khác và luôn tạo ra mâu thuẫn trong những mối quan hệ. Vì vậy, nếu bạn đang có tính cách này thì hãy ngay lập tức bỏ đi để tránh tạo nghiệp nặng và quả báo về sau.
Khẩu nghiệp thứ tư: Xảo ngữ – Những lời lẽ khiêu khích
Xảo ngữ là sử dụng những lời nói nhằm khích bác, châm chọc người khác và thể hiện tính đố kỵ của bản thân. Mặc dù đây chỉ là những lời nói châm chọc tuy nhiên nó cũng đang tạo nghiệp từ miệng mà ra. Những người hay nóng nảy, mắng nhiếc và chửi rủa người khác khiến cho người nghe bị tổn thương chính là những người mang ác khẩu cho chính mình.
Do đó, hãy học cách tiết chế cảm xúc trong cuộc sống hàng ngày, cần suy nghĩ kỹ càng và thấu đáo để những câu từ thốt ra mang ý giảng giải chứ không phải là chửi rủa, lớn tiếng cho sướng miệng thì sẽ khổ thân về sau nhé!
Hậu quả của khẩu nghiệp là gì?
Mỗi chúng ta đều biết rằng vết thương trên thân thể có thể dễ lành nhưng vết thương do lời nói đả kích tới thì khó mà lành nhanh được. Khẩu nghiệp tạo ra ô số những hậu quả xấu, nó không chỉ làm hại cho chính người nói ra mà còn cả những người liên quan. Như vậy, khẩu nghiệp làm ảnh hưởng tới cả cộng đồng và xã hội.
Theo đó, chúng ta không nên dùng lời nói ác động hay chỉ nói cho sướng miệng, dùng toàn những lời cay nghiệt để chửi bới và nhục mạ người khác,… Không được nói thêu dệt nghĩa là không nói thêm bớt hay nghe câu chuyện ở đâu đó xong đi kể cho người khác nghe mà thường thì khi kể lại rất hay thêm chút ít để tăng phần phóng đại cuốn hút.
Như vậy, những người thường xuyên dùng những lời nói thô bạo, thâm độc, chửi rủa hay mắng nhiếc,… trong cuộc sống hàng ngày của họ thì trước hết chính người đó đã thể hiện một lối sống thiếu đạo đức, phẩm chất và văn minh trong lời nói, trong giao tiếp. Từ đó dẫn tới hạ thấp uy tín của chính bản thân mình và dần dần mọi người xung quanh sẽ xa lánh họ.
Trong xã hội hiện nay, nhất là trên các trang mạng xã hội, những người trẻ thường sử dụng lời lẽ ác ý, thô tục và xúc phạm tới người khác cũng trở thành một hiện tượng. Mặc dù rằng họ không ám chỉ đích danh một ai tuy nhiên đây cũng là việc mà tất cả chúng ta cần phải tránh phạm phải.
Không chỉ trực tiếp viết những lời ác ý mà thậm chí chỉ cần nhấp chuột tán thành hay ủng hộ những lời ác ngữ đó thì đều nguy hiểm cả. Một lý do cụ thể là bởi thực hiện việc làm đó nhiều như vậy, không ai kiểm soát hay khuyên nhủ nên lâu ngày chúng sẽ trở thành một thói quen vô cùng xấu.
Trong Phật giáo điều này được gọi là nghiệp mà đã là nghiệp thì đồng nghĩa rằng nó sẽ chi phối đối với đời sống của tự thân người đó. Do đó, một lời ác ngữ đều có thể sẽ dẫn tới những hậu quả khó lường. Cũng vì vậy mà người phương Tây từng có câu: “Phải uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” nếu không muốn gieo khẩu nghiệp và nhận hậu quả từ nó.
Nhân quả báo ứng khẩu nghiệp
Ông bà ta thường nói rằng “tu cái miệng chính là tu nửa đời người”, nhân quả báo ứng khẩu nghiệp cũng như quả báo và hậu quả của khẩu nghiệp sẽ chẳng chừa một ai, con người ta yêu thương nhau hay ghét bỏ nhau cũng xuất phát từ lời nói mà ra. Có đôi khi chúng ta thêu dệt và nói xấu người khác chỉ nhằm mục đích để nâng cao sĩ diện của chính mình.
Bởi có thể người ta hơn mình về nhan sắc, tiền tài, địa vị và quyền lực hay họ thành công mà mình cảm thấy ấm ức quá, thua kém lại sinh lòng ghen ghét nên nói xấu, đâm thọc họ. Mình đi nói xấu họ thì liệu họ có mất đi những thứ đó hay không hay chỉ mình lại dần mất đi phước báu và mình lại càng nghèo hơn.
Chính vì vậy, người xưa thường dạy con người rằng nên tập ít nói, tức là “cẩn ngôn, cẩn hạnh, cẩn thận quả báo” bởi nhân quả báo ứng khẩu nghiệp, quả báo và hậu quả của khẩu nghiệp là điều tất yếu khó mà tránh được.
Lưới trời lồng lộng tuy thưa nhưng mà khó để thoát, nhân quả là thế mà chẳng ai có thể thoát nổi. Việc nói xấu tạo nghiệp với người khác rồi có khi chính bản thân người nói lại bị nói hơn mình đã từng, lời nói cay độc, nặng nề hơn. Từ đó mà dẫn tới gây gổ, hiềm khích và cả thù hằn nữa vậy nên không nên gieo khẩu nghiệp.
Cách tu tập để tránh quả báo khổ đau từ khẩu nghiệp
Khẩu nghiệp là bởi miệng mà ra, do đó chúng ta hãy lựa lời mà nói để tránh gây hiểu nhầm làm mất hòa khí trong các mối quan hệ. Dưới đây là những điều nên tránh tụ nghiệp vành môi:
Không nói dối: Trong cuộc sống như công việc hay tình cảm,… bạn cần luôn thật thà và ngay thẳng và dù có là việc nhỏ nhất cũng phải thật lòng. Một khi đã nói dối lần 1 thì chắc chắn sẽ có lần 2, lần 3 bởi nói dối những lần tiếp theo là cách để che giấu cho những điều đã nói dối từ lần đầu.
Tệ hơn, việc nói dối lâu dần theo thời gian có thể sẽ trở thành một thói quen rất xấu. Đặc biệt, việc nói dối xảy ra thường xuyên sẽ khiến cho mọi người mất niềm tin vào chúng ta và dù bạn có thật lòng đi chăng nữa thì vẫn không còn ai tin bạn.
Không thêu dệt vấn đề: Tốt hơn hết là bạn không nên thêm pha vào sự thật của một vấn đề nào đó trong cuộc sống. Hãy cố gắng tập thói quen có sao thì nói vậy, đừng bao giờ truyền đạt lại vấn đề tới người khác mà phóng to phóng đại câu chuyện so với thực tế.
Không nói 2 lời: Người nói hai chiều, nói 3 lời thường không đáng tin cậy và là người thích buông nhịn người khác, gặp người này thì nói xấu người kia và ngược lại. Họ là những người mà cái gì cũng có thể nói được, nói mọi chuyện trên đời, đặc biệt gió thổi chiều nào thì lại xuôi theo chiều ý.
Không nói lời thô tục, lời lẽ ác ý: Trong giao tiếp, mỗi chúng ta cần tránh nói những lời thô tục hay chửi mắng người khác. Thường tâm không tốt thì sẽ buông những lời lẽ rất khó nghe, thậm chí là cho ra những hành động rất kém văn minh và khó coi.
Lời Kết
Theo đạo lý nhân quả trong Phật giáo, khi làm một việc gì đó hay một lời nói, ý niệm suy nghĩ của bản thân, khẩu, ý thì dù đó có là thiện hay bất thiện đều sẽ mang lại kết quả nhất định của nó.
Có những hành vi, lời nói hay suy nghĩ được lặp đi lặp lại nhiều lần thì kết quả hiện hành lại càng rõ hơn và nó càng chi phối mạnh mẽ hơn trong đời sống hàng ngày của cá nhân đó. Vì vậy, nhà Phật có câu “Phàm làm bất kỳ việc gì thì hãy suy nghĩ đến hậu quả của nó” hay “Gieo nhân nào thì ắt gặt quả đó” và khẩu nghiệp cũng như vậy.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đây đã bạn đọc hiểu được bản chất của khẩu nghiệp là gì cũng như nhân quả báo ứng khẩu nghiệp, hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra cho chính người nói lẫn những người xung quanh. Để từ đó mỗi chúng ta đều biết cân nhắc để nói lời hay, ý đẹp thay vì “khẩu nghiệp” một ai đó hay bất cứ điều gì trong cuộc sống này.