KHI THIÊN THẦN BIẾN THÀNH ÁC QUỶ: HIỆU ỨNG LUCIFER

linh_449

Linh Linhh
Quyền lực có khả năng thao túng con người làm những việc kinh khủng bất chấp luân thường đạo lý.
Có người nói: Nội tâm con người có thiên sứ, cũng có ác quỷ. Bạn có tin không? Giả sử có người bảo bạn gây sốc điện một người lạ bằng hiệu điện thế cao, chỉ vì hắn đã phạm phải một lỗi sai trong học tập, liệu bạn có làm như vậy? Có lẽ sẽ không nhỉ. Nhưng tình trạng thực tế thì như thế nào?
Trong cuốn sách PHÂN TÍCH TÂM LÝ HỌC TỘI PHẠM: VÌ SAO CON NGƯỜI PHẠM TỘI nhắc đến “Thực nghiệm về sự phục tùng: nghiên cứu sự phục tùng quyền lực” của giáo sư Đại học Yale Milgram. Thí nghiệm này nói về việc người như thế nào trong tình hình nào sẽ biến thành người làm ra hành vi cực đoan, trái với đạo đức. Người tham gia được thông báo đây là một thực nghiệm về “hiệu lực và tác dụng của trừng phạt thể xác đối với hành vi học tập”, và được cho biết bản thân sẽ sắm vai “giáo viên” để dạy dỗ một người tham gia thực nghiệm khác trong căn phòng bên cạnh - “học sinh”. Tuy nhiên, trên thực tế “học sinh” chính là trợ lý thực nghiệm đóng giả.
“Giáo viên” được cấp một bộ điều khiển gây sốc điện với hiệu điện thế thấp nhất là 45V, nhưng trên thực tế hiệu điện thế cao nhất có thể lên đến 450V. Bộ điều khiển được kết nối với một chiếc máy phát điện, và được cho biết bộ điều khiển này có thể gây sốc điện “học sinh” ở căn phòng bên cạnh. Nhiệm vụ của “giáo viên” là dạy bảo “học sinh” ở căn phòng bên cạnh. Nếu học sinh trả lời sai, giáo viên sẽ gây sốc điện học sinh. Cùng với sự tăng dần các câu trả lời sai của “học sinh”, hiệu điện thế của mỗi lần gây sốc điện cũng sẽ tăng lên.
Trước khi tiến hành thực nghiệm, Milgram từng đưa ra dự đoán kết quả thực nghiệm với các đồng nghiệp tâm lý học của mình, cho rằng có thể chỉ có vài người - hoặc 10%, thậm chí chỉ có 1% - số người sẽ nhẫn tâm trừng phạt người khác bằng hiệu điện thế lớn nhất. Trong thực tế, 65% người tham gia (26 trong số 40 người) đã thực hiện sự “trừng phạt” 450V lớn nhất, cho dù họ đều thể hiện ra sự khó chịu, căng thẳng và lo lắng. Về cơ bản không có người tham gia thực nghiệm nào quả quyết dừng lại trước khi hiệu điện thế đạt đến 300V.
Kết luận của thực nghiệm và lời gợi ý:
• Quyền lực có sức mạnh vô cùng mạnh mẽ, nó sẽ chống lại đạo đức luân lý, thậm chí là lòng đồng cảm cơ bản.
• Sức mạnh của tình cảnh cụ thể lớn hơn sức mạnh của nhân cách và hệ thống tín ngưỡng đã xây dựng.
• Tuy nhiên, khi sự phục tùng đi ngược lại với đạo đức, người thực hiện hành vi sẽ có các phản ứng đau khổ như căng thẳng, lo lắng. Song, công tác điều tra theo dõi sau khi sự việc xảy ra cho thấy, chỉ có 1% người tham gia thực nghiệm hối hận vì đã gây sốc điện người không có thù hằn gì với mình trong thực nghiệm, 99% số người tham gia thực nghiệm còn lại cho rằng đây là điều nghiên cứu khoa học cần!
Sự biến đổi tính cách này được gọi là “Hiệu ứng Lucifer” - là một mặt ác mà phương thức tư duy, phương thức hành vi, tính cách của con người thể hiện ra trong tình cảnh hoặc bầu không khí cụ thể, điều này đã cho thấy cái “ác” trong nhân tính là thứ do tình cảnh cụ thể kích hoạt, hoặc là do tình cảnh trực tiếp gây ra.
Có thể thấy, hành vi của con người không phải lúc nào cũng là kết quả của sự lựa chọn lý trí, nội tâm con người luôn tồn tại áp lực phục tùng quyền uy. Dưới tác dụng của quy tắc hoặc quyền lực lớn mạnh, hành vi và thái độ tâm lý của con người sẽ nhanh chóng được hình thành. Hiệu ứng Lucifer cũng có thể xảy ra trong các tình huống phạm tội, lý giải cho những người tưởng chừng rất hiền lành, nhút nhát lại có thể làm ra những hành vi sát hại người man rợ, vô nhân tính.
?️
Trích từ cuốn sách PHÂN TÍCH TÂM LÝ HỌC TỘI PHẠM: VÌ SAO CON NGƯỜI PHẠM TỘI
Trong cuốn sách này, chúng ta sẽ tìm hiểu về tâm lý học tội phạm trên quan điểm phân tâm học, quan điểm chủ nghĩa hành vi, cùng quan điểm khoa học thần kinh, dựa trên cơ sở là thành tựu của khoa học nhận thức về não bộ hiện đại về hiện tượng phạm tội, sự khác biệt tâm lý của các loại hình tội phạm khác nhau, chẳng hạn như tâm lý tội phạm b.ạ.o l.ự.c, tâm lý tội phạm tình dục, tâm lý tội phạm thanh thiếu niên, tâm lý tội phạm nữ giới, tâm lý tội phạm băng nhóm và tâm lý tội phạm biến thái. Ngoài ra, còn có các biện pháp đối phó và kỹ thuật điển hình được sử dụng trong tâm lý học tội phạm, như kỹ thuật phát hiện nói dối, kỹ thuật lập hồ sơ tâm lý tội phạm, kỹ thuật thẩm vấn tâm lý, đánh giá mức độ đáng tin cậy của nhân chứng,…
Chỉ có đi sâu phân tích thế giới nội tâm của người phạm tội, hiểu được động cơ phạm tôi và nhân cách phạm tội của họ, chúng ta mới có thể nắm bắt hành vi phạm tội một cách tốt hơn, từ đó mới có thể phòng ngừa tội phạm, chống tội phạm và uốn nắn tội phạm hiệu quả hơn.
 

Đính kèm

Bên trên