Hải Vy
Well-known member
FUNiX tổ chức cuộc thi "Ứng dụng ChatGPT trong học tập" cho học sinh, sinh viên với tổng giá trị giải thưởng đến 33,5 triệu đồng, diễn ra từ ngày 16-31/3.
Cuộc thi do tổ chức giáo dục trực tuyến FUNiX tổ chức nhằm khuyến khích các bạn trẻ chia sẻ quan điểm về sự hữu dụng, cũng như điểm hạn chế của sản phẩm công nghệ đình đám ChatGPT. Đây cũng là cơ hội cho các thí sinh nghiên cứu thêm cách sử dụng, đánh giá sự hữu ích của công cụ này trong học tập.
Với đề bài "ChatGPT hữu dụng hay không trong học tập?", người dự thi có thể trình bày bài thi dưới nhiều hình thức thể hiện như ảnh chụp, video, bài viết, slide, vẽ, hát, thơ... Các thí sinh phải minh chứng bản thân đã sử dụng công cụ nàyđể bảo vệ cho ý kiến của mình. Bài dự thi có thể thực hiện bằng một trong ba ngôn ngữ Việt - Anh - Nhật. Mỗi thí sinh có thể nộp nhiều bài thi nhưng phải khác nhau.
Chương trình có hai hạng mục giải thưởng chính: ChatGPT hữu dụng và ChatGPT không hữu dụng. Mỗi hạng mục có ba giải, gồm: giải Nhất (trị giá 5 triệu đồng), Nhì (trị giá 3 triệu đồng), Ba (trị giá 2 triệu đồng).
Hội đồng giám khảo sẽ quyết định người thắng cuộc dựa trên tiêu chí nội dung có thể hiện sự hữu dụng hoặc không hữu dụng của chatbot nàytrong việc học tập hay không; cách truyền tải và hình thức trình bày.
Mỗi hạng mục có một giải Khán giả bình chọn dành cho bài dự thi có nhiều lượt tương tác nhất trên fanpage của FUNiX. Bên cạnh đó, ban tổ chức trao một số giải thưởng khác như Người nộp nhiều sản phẩm nhất, Bài dự thi có hình thức trình bày ấn tượng nhất, Bài dự thi sử dụng ChatGPT trong học tập ở lĩnh vực công nghệ thông tin, nghệ thuật, kinh tế, giáo dục... ấn tượng nhất. Mỗi giải trị giá 1 triệu đồng.
Học sinh, viên sinh toàn quốc có thể giam gia cuộc thi để nghiên cứu thêm về ChatGPT. Ảnh minh họa: FUNiX
Chị Bùi Hải Lý - Trưởng phòng Phát triển Cộng đồng sinh viên FUNiX cho biết ban tổ chức mong muốn nhận được sự quan tâm, tham gia dự thi của đông đảo học sinh, sinh viên, những người trẻ sử dụng ChatGPT thường xuyên cho các mục đích học tập, làm việc.
Trong những tháng gần đây, hơn 5.000 sinh viên FUNiX đã trải nghiệm việc học tập bằng ChatGPT. Công cụ đã trả lời hơn 50.000 câu hỏi của học viên về lập trình, kỹ thuật code, kiến thức công nghệ cũng như cách tự học hiệu quả. Theo đó, ban tổ chức muốn thông qua cuộc thi góp phần lan tỏa những giá trị của ChatGPT nói riêng, công nghệ thông tin nói chung cho bạn trẻ cả nước.
Qua đây, các bạn có thể biết cách sử dụng, nghiêm túc tìm tòi, đánh giá và nghiên cứu những giá trị của công nghệ này trong đời sống. "Các bạn trẻ hiện nay rất tài năng và có khả năng học hỏi tốt. Do đó, FUNiX muốn khuyến khích các bạn phát triển tiềm năng của bản thân, tạo cảm hứng để bứt phá trên hành trình học tập, sự nghiệp của mình", chị Bùi Hải Lý nói thêm.
FUNiX đã trang bị phiên bản cao cấp của ChatGPT cho toàn bộ học viên trải nghiệm và học tập ngay khi ứng dụng này mới ra mắt. Đơn vị tiếp tục cải thiện, nâng cấp để chatbot này trở thành trợ lý học tập năng suất cho mỗi học viên.
Ngoài ra, FUNiX còn tích hợp thêm ChatGPT - phiên bản Davinci chính xác nhất vào Fanpage của mình để bất cứ ai cũng có thể trải nghiệm dễ dàng công cụ này bằng cách nhắn tin qua tài khoản Facebook cá nhân với cú pháp "/gpt + nội dung câu hỏi".
Cuộc thi do tổ chức giáo dục trực tuyến FUNiX tổ chức nhằm khuyến khích các bạn trẻ chia sẻ quan điểm về sự hữu dụng, cũng như điểm hạn chế của sản phẩm công nghệ đình đám ChatGPT. Đây cũng là cơ hội cho các thí sinh nghiên cứu thêm cách sử dụng, đánh giá sự hữu ích của công cụ này trong học tập.
Với đề bài "ChatGPT hữu dụng hay không trong học tập?", người dự thi có thể trình bày bài thi dưới nhiều hình thức thể hiện như ảnh chụp, video, bài viết, slide, vẽ, hát, thơ... Các thí sinh phải minh chứng bản thân đã sử dụng công cụ nàyđể bảo vệ cho ý kiến của mình. Bài dự thi có thể thực hiện bằng một trong ba ngôn ngữ Việt - Anh - Nhật. Mỗi thí sinh có thể nộp nhiều bài thi nhưng phải khác nhau.
Chương trình có hai hạng mục giải thưởng chính: ChatGPT hữu dụng và ChatGPT không hữu dụng. Mỗi hạng mục có ba giải, gồm: giải Nhất (trị giá 5 triệu đồng), Nhì (trị giá 3 triệu đồng), Ba (trị giá 2 triệu đồng).
Hội đồng giám khảo sẽ quyết định người thắng cuộc dựa trên tiêu chí nội dung có thể hiện sự hữu dụng hoặc không hữu dụng của chatbot nàytrong việc học tập hay không; cách truyền tải và hình thức trình bày.
Mỗi hạng mục có một giải Khán giả bình chọn dành cho bài dự thi có nhiều lượt tương tác nhất trên fanpage của FUNiX. Bên cạnh đó, ban tổ chức trao một số giải thưởng khác như Người nộp nhiều sản phẩm nhất, Bài dự thi có hình thức trình bày ấn tượng nhất, Bài dự thi sử dụng ChatGPT trong học tập ở lĩnh vực công nghệ thông tin, nghệ thuật, kinh tế, giáo dục... ấn tượng nhất. Mỗi giải trị giá 1 triệu đồng.
Học sinh, viên sinh toàn quốc có thể giam gia cuộc thi để nghiên cứu thêm về ChatGPT. Ảnh minh họa: FUNiX
Chị Bùi Hải Lý - Trưởng phòng Phát triển Cộng đồng sinh viên FUNiX cho biết ban tổ chức mong muốn nhận được sự quan tâm, tham gia dự thi của đông đảo học sinh, sinh viên, những người trẻ sử dụng ChatGPT thường xuyên cho các mục đích học tập, làm việc.
Trong những tháng gần đây, hơn 5.000 sinh viên FUNiX đã trải nghiệm việc học tập bằng ChatGPT. Công cụ đã trả lời hơn 50.000 câu hỏi của học viên về lập trình, kỹ thuật code, kiến thức công nghệ cũng như cách tự học hiệu quả. Theo đó, ban tổ chức muốn thông qua cuộc thi góp phần lan tỏa những giá trị của ChatGPT nói riêng, công nghệ thông tin nói chung cho bạn trẻ cả nước.
Qua đây, các bạn có thể biết cách sử dụng, nghiêm túc tìm tòi, đánh giá và nghiên cứu những giá trị của công nghệ này trong đời sống. "Các bạn trẻ hiện nay rất tài năng và có khả năng học hỏi tốt. Do đó, FUNiX muốn khuyến khích các bạn phát triển tiềm năng của bản thân, tạo cảm hứng để bứt phá trên hành trình học tập, sự nghiệp của mình", chị Bùi Hải Lý nói thêm.
FUNiX đã trang bị phiên bản cao cấp của ChatGPT cho toàn bộ học viên trải nghiệm và học tập ngay khi ứng dụng này mới ra mắt. Đơn vị tiếp tục cải thiện, nâng cấp để chatbot này trở thành trợ lý học tập năng suất cho mỗi học viên.
Ngoài ra, FUNiX còn tích hợp thêm ChatGPT - phiên bản Davinci chính xác nhất vào Fanpage của mình để bất cứ ai cũng có thể trải nghiệm dễ dàng công cụ này bằng cách nhắn tin qua tài khoản Facebook cá nhân với cú pháp "/gpt + nội dung câu hỏi".
Quỳnh Anh