Võ Xuân Trường
Well-known member
Khởi nghiệp trẻ cùng công nghệ: Người có nhiều mô hình ứng dụng AI vào cuộc sống
Trần Anh Tuấn (33 tuổi), Giám đốc Công ty cổ phần TitKul về công nghệ thông tin chuyên về phần mềm, hiện cũng đang là giảng viên Khoa Công nghệ thông tin Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, đã tạo dựng thế mạnh từ trí tuệ nhân tạo.
Khi đại dịch Covid-19 ập đến, cũng là phép thử cho sản phẩm trí tuệ nhân tạo (AI) của Tuấn. Hệ thống TK Robot AI đã hỗ trợ phát hiện học sinh (HS) qua nhiệt độ, từ đó phân loại để cách ly tránh lây lan cộng đồng. Sau đó, sản phẩm của Tuấn được thử nghiệm triển khai tại 15 trường trong đợt dịch.
Trần Anh Tuấn, người sáng chế ra công nghệ AI thuần Việt
NVCC
Hệ thống TK Robot AI đã giải quyết về vấn đề phân loại HS khi có biểu hiện sốt. HS được kiểm tra thông tin và nhiệt độ qua giao diện màn hình kiosk. Nếu có biểu hiện bệnh sẽ thông báo qua chuông và phân loại.
Về phần cứng, hệ thống này lắp đặt một camera lớn, cảm biến nhiệt độ rất đắt tiền. Tuy vậy, nhờ vận dụng công nghệ từ khâu thiết kế, thi công, viết ứng dụng AI đến thành phẩm nên tối ưu hóa giá thành và giảm đến mức thấp nhất.
Từ những thành công trong thời kỳ chống dịch, Tuấn phát triển thêm nhiều công cụ AI ứng dụng vào các công ty. Đến thời điểm này thì mô hình của Tuấn đã triển khai ra nhiều công ty, xí nghiệp giúp quản lý nhân sự, chấm công, lịch làm việc; quản lý hành chính, tài chính; quản lý hệ thống giao việc, công việc bản thân, phòng ban, dự án, đánh giá KPI… và chỉ sử dụng cùng một hệ thống kiosk.
Ưu điểm của sản phẩm giúp nâng cao năng lực quản lý cho các công ty, giúp công ty quản lý, kiểm soát, kết nối theo thời gian thực với cơ sở dữ liệu cũng như tiết kiệm.
Hệ thống đánh giá sức khỏe bằng AI của Tuấn
NVCC
"Chỉ cần nhân viên đi qua kiosk sẽ được nhận diện khuôn mặt, hệ thống sẽ tự động điểm danh, các thông tin liên quan của nhân viên. Từ đó sẽ tổng hợp các thông tin khác để đánh giá nhân viên vào cuối kỳ. Người quản lý chỉ cần dùng phương tiện kết nối máy tính có thể kiểm soát thông tin này", Tuấn nói.
Phần mềm nhân sự chuyên sâu quản lý nhân sự thông minh giúp công tác quản lý nhân sự ở các doanh nghiệp được giải quyết và khắc phục triệt để sai sót so với phương pháp thủ công với những tính năng vượt trội như: Quản lý dữ liệu tập trung, kiểm tra mọi lúc, dễ dàng quản lý thời gian...
Còn hệ thống TK Smart Vision Edu (quản lý trường học thông minh) có thể giải quyết các vấn đề về quản lý sổ sách giấy tờ một cách tối ưu, nhưng vẫn đảm bảo chính xác, an toàn thông tin, dữ liệu quản lý lớn. Đặc biệt, việc tương tác giữa nhà trường và phụ huynh luôn đảm bảo được xuyên suốt và kịp thời.
Vì vậy, sản phẩm AI của Tuấn đã được Sở GD-ĐT TP.HCM hướng dẫn đến các đơn vị trực thuộc để thực hiện chuyển đổi số trong việc điều hành và quản lý giáo dục và được công nhận là 1 trong 5 đơn vị số hóa trường học thông minh (AI). Các sản phẩm được Sở KH-CN TP.HCM công nhận và tài trợ ngân sách.
Tuấn khẳng định rằng việc ứng dụng AI là xu hướng trong tương lai, khi các tập đoàn công ty lớn đã triển khai và đưa vào dây chuyền sản xuất giúp gia tăng doanh số và chất lượng sản phẩm. Một lý do nữa là AI đang giải quyết các bài toán khó trong việc phát triển mô hình đô thị thông minh. Ví dụ như hệ thống chấm công bằng khuôn mặt, nhận diện xe vi phạm để phạt nguội…
"Khởi nghiệp bằng AI luôn cần hỗ trợ về chuyên gia cố vấn trước khi khởi nghiệp như tài chính và hướng giải quyết vấn đề. Có các quỹ để hỗ trợ và mặt tư pháp giúp cho doanh nghiệp tránh được sự chèn ép của các tập đoàn lớn như quyền sở hữu trí tuệ", Tuấn khuyên các bạn trẻ.
Trần Anh Tuấn (33 tuổi), Giám đốc Công ty cổ phần TitKul về công nghệ thông tin chuyên về phần mềm, hiện cũng đang là giảng viên Khoa Công nghệ thông tin Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, đã tạo dựng thế mạnh từ trí tuệ nhân tạo.
Khi đại dịch Covid-19 ập đến, cũng là phép thử cho sản phẩm trí tuệ nhân tạo (AI) của Tuấn. Hệ thống TK Robot AI đã hỗ trợ phát hiện học sinh (HS) qua nhiệt độ, từ đó phân loại để cách ly tránh lây lan cộng đồng. Sau đó, sản phẩm của Tuấn được thử nghiệm triển khai tại 15 trường trong đợt dịch.
Trần Anh Tuấn, người sáng chế ra công nghệ AI thuần Việt
NVCC
Hệ thống TK Robot AI đã giải quyết về vấn đề phân loại HS khi có biểu hiện sốt. HS được kiểm tra thông tin và nhiệt độ qua giao diện màn hình kiosk. Nếu có biểu hiện bệnh sẽ thông báo qua chuông và phân loại.
Về phần cứng, hệ thống này lắp đặt một camera lớn, cảm biến nhiệt độ rất đắt tiền. Tuy vậy, nhờ vận dụng công nghệ từ khâu thiết kế, thi công, viết ứng dụng AI đến thành phẩm nên tối ưu hóa giá thành và giảm đến mức thấp nhất.
Từ những thành công trong thời kỳ chống dịch, Tuấn phát triển thêm nhiều công cụ AI ứng dụng vào các công ty. Đến thời điểm này thì mô hình của Tuấn đã triển khai ra nhiều công ty, xí nghiệp giúp quản lý nhân sự, chấm công, lịch làm việc; quản lý hành chính, tài chính; quản lý hệ thống giao việc, công việc bản thân, phòng ban, dự án, đánh giá KPI… và chỉ sử dụng cùng một hệ thống kiosk.
Ưu điểm của sản phẩm giúp nâng cao năng lực quản lý cho các công ty, giúp công ty quản lý, kiểm soát, kết nối theo thời gian thực với cơ sở dữ liệu cũng như tiết kiệm.
Hệ thống đánh giá sức khỏe bằng AI của Tuấn
NVCC
"Chỉ cần nhân viên đi qua kiosk sẽ được nhận diện khuôn mặt, hệ thống sẽ tự động điểm danh, các thông tin liên quan của nhân viên. Từ đó sẽ tổng hợp các thông tin khác để đánh giá nhân viên vào cuối kỳ. Người quản lý chỉ cần dùng phương tiện kết nối máy tính có thể kiểm soát thông tin này", Tuấn nói.
Phần mềm nhân sự chuyên sâu quản lý nhân sự thông minh giúp công tác quản lý nhân sự ở các doanh nghiệp được giải quyết và khắc phục triệt để sai sót so với phương pháp thủ công với những tính năng vượt trội như: Quản lý dữ liệu tập trung, kiểm tra mọi lúc, dễ dàng quản lý thời gian...
Còn hệ thống TK Smart Vision Edu (quản lý trường học thông minh) có thể giải quyết các vấn đề về quản lý sổ sách giấy tờ một cách tối ưu, nhưng vẫn đảm bảo chính xác, an toàn thông tin, dữ liệu quản lý lớn. Đặc biệt, việc tương tác giữa nhà trường và phụ huynh luôn đảm bảo được xuyên suốt và kịp thời.
Vì vậy, sản phẩm AI của Tuấn đã được Sở GD-ĐT TP.HCM hướng dẫn đến các đơn vị trực thuộc để thực hiện chuyển đổi số trong việc điều hành và quản lý giáo dục và được công nhận là 1 trong 5 đơn vị số hóa trường học thông minh (AI). Các sản phẩm được Sở KH-CN TP.HCM công nhận và tài trợ ngân sách.
Tuấn khẳng định rằng việc ứng dụng AI là xu hướng trong tương lai, khi các tập đoàn công ty lớn đã triển khai và đưa vào dây chuyền sản xuất giúp gia tăng doanh số và chất lượng sản phẩm. Một lý do nữa là AI đang giải quyết các bài toán khó trong việc phát triển mô hình đô thị thông minh. Ví dụ như hệ thống chấm công bằng khuôn mặt, nhận diện xe vi phạm để phạt nguội…
"Khởi nghiệp bằng AI luôn cần hỗ trợ về chuyên gia cố vấn trước khi khởi nghiệp như tài chính và hướng giải quyết vấn đề. Có các quỹ để hỗ trợ và mặt tư pháp giúp cho doanh nghiệp tránh được sự chèn ép của các tập đoàn lớn như quyền sở hữu trí tuệ", Tuấn khuyên các bạn trẻ.