Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.
Sau hàng chục năm tồn tại, công nghệ 2G đã dần trở nên lỗi thời. Đó là lý do nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang triển khai dần việc tắt sóng 2G, để nhường tài nguyên cho các công nghệ mạng mới.
Tính đến tháng 6/2024, có khoảng 37 quốc gia đã tắt hoàn toàn mạng 2G. Trong đó, châu Mỹ có 25 quốc gia, châu Á có 7 quốc gia, châu Âu có 4 quốc gia, châu Đại Dương có 1 quốc gia. Hiện chỉ duy nhất châu Phi chưa có quốc gia nào tắt hoàn toàn mạng 2G.
Một số mẫu điện thoại 2G đang lưu thông trên thị trường. Ảnh: Xuân T.Đ.
Tại Việt Nam, việc tắt sóng 2G sẽ được thực hiện theo 2 pha. Ở pha đầu tiên, nhà mạng sẽ dừng phục vụ thuê bao sử dụng máy điện thoại chỉ sử dụng công nghệ 2G (2G only) trong tháng 9/2024. Với pha 2, hệ thống 2G sẽ dừng hoạt động vào tháng 9/2026.
Điều này cũng có nghĩa, các mẫu điện thoại cục gạch 2G vốn phổ biến trên thị trường sẽ kết thúc vòng đời hoạt động của mình tại Việt Nam vào tháng 9 năm nay. Tuy vậy, để thuyết phục người dùng từ bỏ một thiết bị đã quen sử dụng nhiều năm qua là việc không dễ dàng.
Là nhà mạng sở hữu nhiều thuê bao nhất, ông Nguyễn Trọng Tính, Phó Tổng giám đốc Viettel Telecom cho hay, trong quá trình triển khai tắt sóng 2G, đơn vị này gặp phải không ít khó khăn.
“Chúng tôi đã tiếp xúc nhiều lần với tập khách hàng sử dụng điện thoại 2G. Nhiều người biết thông tin sẽ tắt sóng 2G nhưng chưa ủng hộ, dù đã có chính sách giảm giá nâng cấp thiết bị. Đây là tình trạng đang diễn ra”, Phó Tổng giám đốc Viettel Telecom nói.
Trên thực tế, khoảng 70% khách hàng Viettel hiện sống ở nông thôn, miền núi. Trong đó, không ít người thuộc đối tượng khó khăn, hộ nghèo, không có khả năng chi trả nên gặp khó trong việc chuyển đổi điện thoại 2G.
Theo Phó Tổng giám đốc Viettel Telecom, hiện việc truyền thông chính sách về tắt sóng 2G đang được làm rất tốt. Tuy nhiên, ở đâu đó, người dùng vẫn có những ngờ vực nhất định.
Để thuyết phục người dùng, tại nhiều địa phương, Viettel đã vận động cả các cán bộ chính quyền xã cùng tham gia truyền thông chính sách, vận động người dân chuyển đổi thiết bị. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, các điểm bán hàng lưu động cũng được nhà mạng này tổ chức đến tận tuyến xã.
Nhân viên nhà mạng hướng dẫn, tư vấn người dân đổi điện thoại cục gạch 2G lên 4G. Ảnh: Viettel.
Ông Bùi Sơn Nam, Phó Tổng giám đốc MobiFone cho biết, chủ trương tắt sóng 2G là chính sách lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng dịch vụ di động của người dân.
“MobiFone đang làm hết sức để hỗ trợ người dùng. Nếu có khả năng chi trả, khách hàng có thể chuyển đổi thiết bị lên smartphone. Với người không có điều kiện kinh tế, họ có thể chuyển sang máy feature phone 4G được hỗ trợ miễn phí”, ông Bùi Sơn Nam nói.
Theo Phó Tổng giám đốc VNPT VinaPhone Lê Đắc Kiên, nhiều người dùng di động, ví dụ như những ngư dân, họ chỉ có nhu cầu sử dụng feature phone để nhắn tin, gọi điện thông thường. Đây là những đối tượng sẽ bị ảnh hưởng khi việc tắt sóng 2G được triển khai thời gian tới.
Mặc dù vậy, đại diện VNPT cho biết, ngoài những mẫu smartphone giá rẻ, nhà mạng đã chuẩn bị cả những chiếc điện thoại cục gạch feature phone 4G.
Khi sử dụng những thiết bị này, người dùng có thể yên tâm vì trải nghiệm sử dụng máy không khác gì với những chiếc feature phone 2G Only sẽ bị dừng hoạt động. Người dùng chỉ cần chuyển đổi thiết bị sang mẫu máy hỗ trợ 4G là có thể duy trì việc nghe, gọi, nhắn tin mà không gặp phải vấn đề gì.
Trước những băn khoăn của nhiều người dùng di động, ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc truyền thông để người dân hiểu rõ ý nghĩa, từ đó tạo sự đồng thuận với chủ trương tắt sóng 2G.
Trên thực tế, khi chuyển từ điện thoại cục gạch 2G sang 4G, người dùng sẽ nhận được chất lượng thoại tốt hơn hẳn so với trước, trong khi không gặp phải bất kỳ xáo trộn nào.
Nếu chuyển sang sử dụng smartphone, người dùng còn được truy cập Internet, trải nghiệm thêm các dịch vụ mới, trong đó có các dịch vụ hành chính công trên môi trường số. Đây chính là cơ hội để người dân tiếp cận với các dịch vụ số, hình thành xã hội số trong tương lai.
Tablet Gò Vấp
859 Quang Trung, Phường 12, Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
Maps: https://g.page/r/CVSFBogl7CfWEAE
Thời gian làm việc: 08h00 - 22h00
Sau hàng chục năm tồn tại, công nghệ 2G đã dần trở nên lỗi thời. Đó là lý do nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang triển khai dần việc tắt sóng 2G, để nhường tài nguyên cho các công nghệ mạng mới.
Tính đến tháng 6/2024, có khoảng 37 quốc gia đã tắt hoàn toàn mạng 2G. Trong đó, châu Mỹ có 25 quốc gia, châu Á có 7 quốc gia, châu Âu có 4 quốc gia, châu Đại Dương có 1 quốc gia. Hiện chỉ duy nhất châu Phi chưa có quốc gia nào tắt hoàn toàn mạng 2G.
Một số mẫu điện thoại 2G đang lưu thông trên thị trường. Ảnh: Xuân T.Đ.
|
Một số mẫu điện thoại 2G đang lưu thông trên thị trường. Ảnh: Xuân T.Đ. |
Điều này cũng có nghĩa, các mẫu điện thoại cục gạch 2G vốn phổ biến trên thị trường sẽ kết thúc vòng đời hoạt động của mình tại Việt Nam vào tháng 9 năm nay. Tuy vậy, để thuyết phục người dùng từ bỏ một thiết bị đã quen sử dụng nhiều năm qua là việc không dễ dàng.
Là nhà mạng sở hữu nhiều thuê bao nhất, ông Nguyễn Trọng Tính, Phó Tổng giám đốc Viettel Telecom cho hay, trong quá trình triển khai tắt sóng 2G, đơn vị này gặp phải không ít khó khăn.
“Chúng tôi đã tiếp xúc nhiều lần với tập khách hàng sử dụng điện thoại 2G. Nhiều người biết thông tin sẽ tắt sóng 2G nhưng chưa ủng hộ, dù đã có chính sách giảm giá nâng cấp thiết bị. Đây là tình trạng đang diễn ra”, Phó Tổng giám đốc Viettel Telecom nói.
Trên thực tế, khoảng 70% khách hàng Viettel hiện sống ở nông thôn, miền núi. Trong đó, không ít người thuộc đối tượng khó khăn, hộ nghèo, không có khả năng chi trả nên gặp khó trong việc chuyển đổi điện thoại 2G.
Theo Phó Tổng giám đốc Viettel Telecom, hiện việc truyền thông chính sách về tắt sóng 2G đang được làm rất tốt. Tuy nhiên, ở đâu đó, người dùng vẫn có những ngờ vực nhất định.
Để thuyết phục người dùng, tại nhiều địa phương, Viettel đã vận động cả các cán bộ chính quyền xã cùng tham gia truyền thông chính sách, vận động người dân chuyển đổi thiết bị. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi, các điểm bán hàng lưu động cũng được nhà mạng này tổ chức đến tận tuyến xã.
Nhân viên nhà mạng hướng dẫn, tư vấn người dân đổi điện thoại cục gạch 2G lên 4G. Ảnh: Viettel.
|
Nhân viên nhà mạng hướng dẫn, tư vấn người dân đổi điện thoại cục gạch 2G lên 4G. Ảnh: Viettel. |
“MobiFone đang làm hết sức để hỗ trợ người dùng. Nếu có khả năng chi trả, khách hàng có thể chuyển đổi thiết bị lên smartphone. Với người không có điều kiện kinh tế, họ có thể chuyển sang máy feature phone 4G được hỗ trợ miễn phí”, ông Bùi Sơn Nam nói.
Theo Phó Tổng giám đốc VNPT VinaPhone Lê Đắc Kiên, nhiều người dùng di động, ví dụ như những ngư dân, họ chỉ có nhu cầu sử dụng feature phone để nhắn tin, gọi điện thông thường. Đây là những đối tượng sẽ bị ảnh hưởng khi việc tắt sóng 2G được triển khai thời gian tới.
Mặc dù vậy, đại diện VNPT cho biết, ngoài những mẫu smartphone giá rẻ, nhà mạng đã chuẩn bị cả những chiếc điện thoại cục gạch feature phone 4G.
Khi sử dụng những thiết bị này, người dùng có thể yên tâm vì trải nghiệm sử dụng máy không khác gì với những chiếc feature phone 2G Only sẽ bị dừng hoạt động. Người dùng chỉ cần chuyển đổi thiết bị sang mẫu máy hỗ trợ 4G là có thể duy trì việc nghe, gọi, nhắn tin mà không gặp phải vấn đề gì.
Trước những băn khoăn của nhiều người dùng di động, ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) nhấn mạnh tầm quan trọng của việc truyền thông để người dân hiểu rõ ý nghĩa, từ đó tạo sự đồng thuận với chủ trương tắt sóng 2G.
Trên thực tế, khi chuyển từ điện thoại cục gạch 2G sang 4G, người dùng sẽ nhận được chất lượng thoại tốt hơn hẳn so với trước, trong khi không gặp phải bất kỳ xáo trộn nào.
Nếu chuyển sang sử dụng smartphone, người dùng còn được truy cập Internet, trải nghiệm thêm các dịch vụ mới, trong đó có các dịch vụ hành chính công trên môi trường số. Đây chính là cơ hội để người dân tiếp cận với các dịch vụ số, hình thành xã hội số trong tương lai.
Tablet Gò Vấp
859 Quang Trung, Phường 12, Gò Vấp, Tp. Hồ Chí Minh
Maps: https://g.page/r/CVSFBogl7CfWEAE
Thời gian làm việc: 08h00 - 22h00