không nhà - tommy orange

linh_449

Linh Linhh
“We are the memories we don’t remember…”(Không nhà)
Nếu chúng ta không có quê hương, không có truyền thống, không có văn hóa, không có cội nguồn, thế “chúng ta là ai”?
Hàng trăm năm trước, trong cuộc xâm lấn đất đai nhằm chiếm lấy những mảnh đất màu mỡ người thổ dân da đỏ, người Mỹ đã tiến hành cuộc diệt chủng với hàng trăm vụ thảm sát đẫm máu. Nhiều người còn nhận định rằng cuộc càn quét sát hại người bản địa tại châu Mỹ qua nhiều chiến dịch của người châu Âu và người Mỹ da trắng là một hành động diệt chủng khổng lồ nhất trong lịch sử nhân loại.
Giờ đây, bước vào cuộc sống hiện đại, thay vì những cao nguyên rộng lớn, người da đỏ sống giữa những thành thị và lạc lối trên tầng cửa số trình duyệt web. Họ là một phần của đạo luật Tái định cư Indian (hay là Chính sách xoá xổ người bản xứ). “Hãy khiến họ phải mang vẻ ngoài và hành động giống như chúng ta. Trở thành chúng ta. Và thế là họ biến mất.”
Lấy bối cảnh Oakland, Không nhà là câu chuyện về những người Mỹ bản địa (thổ dân da đỏ). 12 nhân vật, mỗi người một hoàn cảnh, mỗi người đấu tranh với những thử thách khác nhau từ cơn nghiện ngập, gia đình tan vỡ đến thất nghiệp, nhầm lẫn về danh tính,… Và trên hết, họ với đối mặt với câu hỏi về cội nguồn, về truyền thống, về văn hóa của tổ tiên và về giá trị của bản thân.
Dù vậy, ẩn chứa dưới sự đau thương, bi tráng, họ vẫn tha thiết tìm thấy tình yêu, đoàn tụ, hy vọng, ước mơ. Họ vẫn muốn cất lên tiếng nói, tiếng nói về cộng đồng người da đỏ di cư đến cùng Oakland.
“Tôi muốn mang đến một góc nhìn mới mẻ trên màn hình về văn hoá người bản địa. Những gì chúng ta biết về họ mới chỉ là bề nổi và sáo rỗng đến nỗi không ai muốn tìm hiểu xa hơn. Sự thật thì đau lòng hơn vậy, quá đau lòng để có thể giải trí. Nhưng quan trọng hơn là cách nó được miêu tả vô cùng thảm hại, và chúng ta chẳng làm gì để thay đổi nó, không gì, khốn kiếp, xin lỗi vì từ ngữ, nhưng nó làm tôi phát điên. Đó không phải là một bức tranh thảm hại, những người và những câu chuyện mà bạn sẽ thấy không thống thiết, yếu đuối hay cần sự thương hại. Có niềm đam mê thực sự ở đó, và có lẽ là cả sự giận dữ.”
Dù tiếng nói đó có nhỏ bé như thế nào giữa thế gian này, thì mỗi người da đỏ đều có những câu chuyện riêng không chỉ về bản thân họ mà còn về lịch sử xa xưa.
12 người với những câu chuyện, trăn trở khác nhau, họ đều có kết nối chung với nhau. Đó là lễ hội powwow - một lễ hội văn hỏa, biểu tưởng của người dân da đỏ là kết nối chung của tất cả người dân da đỏ.
“Chúng tôi đã bị lạc giữa ngổn ngang những tòa nhà cao tầng, dòng người đông đúc, luồng giao thông vô tận. Nhưng chúng tôi đã tìm thấy nhau, mở Trung tâm Văn Hoá Indian, lập gia đình và tổ chức lễ hội powwow, hát những điệu hát, nhảy những điệu nhảy truyền thống.”
Powwow
không chỉ là kết nối bản thân mỗi người lại với nhau mà còn là kết nối giữa hiện tại và quá khứ tổ tiên, kết nối giữa cuộc sống thành thị với bản sắc truyền thống. Powwow giúp mỗi người tìm thấy một nơi là nhà, là quê hương, tìm về với truyền thống, với bản thân, để cảm thấy mình có nơi thuộc về và rằng mình không đơn độc giữa cuộc sống này.
Mặc dù tất cả những nhân vật chỉ là dư cấu, nhưng những câu chuyện của họ đều thật sâu sắc, chân thành và đớn đau. Mỗi nhân vật đều rất quan trọng và bằng sự tài tình, Tommy Orange đã khắc họa sâu từng giọng nói cụ thể của từng người. Đó có thể là sự hài hước, lạc lối, tuyệt vọng, niềm vui, sự xấu hổ hoặc khao khát nền văn hóa đã mất. Chính giọng nói mạnh mẽ, vang dội của họ khiến ta thấy niềm tự hào mãnh liệt của người da đỏ đối với văn họ, truyền thống của họ.
“Nghe này, cháu yêu, bà hạnh phúc khi cháu muốn biết mọi thứ, nhưng tìm hiểu về di sản của dân tộc là một điều xa xỉ. Điều xa xỉ mà chúng ta không có. Dù sao đi nữa, bất kể bà có nói gì về di sản dân tộc thì nó cũng không khiến cháu mang đặc tính của người Indian ít đi hay nhiều lên. Đừng để ai dạy cháu cách trở thành người Indian. Quá nhiều tổ tiên đã chết để số ít chúng ta tồn tại được đến ngày hôm nay, ở đây, ngay trong căn bếp này. Cháu, bà. Mỗi phần trong chúng ta đều là quý giá. Cháu là người Indian vì cháu là người Indian, thế thôi.”
Kết thúc, tác giả để cho chúng ta một cái kết dở dang, nhưng sâu sắc. Và đúng thật, vì không có cái kết hoàn hảo nào hết. Trước đây, bây giờ và cả sau này, những người da đỏ vẫn phải tiếp tục cuộc chiến cùng những nỗi đau của họ. Một cuốn tiểu thuyết đầy lay động, mạnh mẽ, rộn ràng nhưng cũng rất tươi mới, độc đáo và tuyệt vời.
Không có mô tả ảnh.
 
Bên trên